Bài Test Trắc Nghiệm Hỗ Trợ Kiểm Tra Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà

Bài test trắc nghiệm hỗ trợ kiểm tra trẻ tự kỷ tại nhà sẽ giúp phụ huynh xác định các dấu hiệu nghi ngờ có phải do bé đang mắc tự kỷ hay không, đánh giá mức độ, triệu chứng trẻ gặp phải. Bên cạnh các bài test trắc nghiệm tự kỷ tại nhà, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện uy tín hoặc tham khảo y kiến bác sĩ.

Bài test trắc nghiệm hỗ trợ kiếm tra trẻ tự kỷ tại nhà
Bài test trắc nghiệm hỗ trợ kiểm tra trẻ tự kỷ tại nhà đánh giá mức độ, triệu chứng trẻ gặp phải

Phương thức thực hiện và kết quả đánh giá bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ

Bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ tại nhà sẽ có tất cả 15 vấn đề trong thang đánh giá và sẽ có 4 mức độ trong từng mục. Người trực tiếp đánh giá cần phải quan sát trẻ thật kỹ, đánh giá hành vi của trẻ theo từng mức độ của danh mục đó. Cụ thể:

  • Mức độ bình thường: Đánh giá 1 điểm.
  • Mức độ bất thường nhẹ: Đánh giá 2 điểm.
  • Mức độ bất thường trung bình: Đánh giá 3 điểm.
  • Mức độ bất thường nặng: Đánh giá 4 điểm.

Lưu ý: Nếu đánh giá trẻ nằm trong khoảng giữa các mức độ đánh giá trên thì có thể áp dụng các thang điểm đánh giá 1.5, 2.5 và 3.5.

Phương thức thực hiện và kết quả đánh giá bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ
Bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ tại nhà sẽ có 15 vấn đề trong thang đánh giá và sẽ có 4 mức độ trong từng mục

Theo đó, kết quả cho bài test đánh giá trẻ tự kỷ sẽ được tính bằng cách cộng điểm số mỗi câu trắc nghiệm ra tổng điểm cuối cùng, đánh giá dựa trên thang điểm như sau:

  • Tổng điểm từ 15 đến 30 điểm: Trẻ nằm trong mức bình thường.
  • Tổng điểm từ 30 đến 36 điểm: Trẻ có thể bị rối loạn phổ tự kỷ mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Tổng điểm từ 36 đến 60 điểm: Trẻ có thể bị rối loạn phổ tự kỷ cấp độ nặng.

Chi tiết 15 nội dung bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ tại nhà

Cha mẹ hãy chuẩn bị giấy bút để ghi lại số điểm của con trong mỗi vấn đề giúp tính điểm dễ dàng hơn. Nội dung bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ tại nhà gồm 15 phân mục sau đây:

1. Đánh giá quan hệ của trẻ với mọi người

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Biểu hiện khó khăn hay phát sinh bất thường trong quan hệ với mọi người xung quanh: Những hành vi này sẽ ứng với độ tuổi của trẻ. Bạn có thể thấy một số hiện tượng bẽn lẽn, nhắng nhít hay khó chịu ở trẻ khi bị yêu cầu làm một việc gì đó. Tuy nhiên những biểu hiện này lại ở mức độ không điển hình.
2 đến 2.5 Có quan hệ không bình thường ở cấp độ nhẹ: Trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, tránh tiếp xúc bằng mắt với người lớn, nhút nhát, bẽn lẽn, không phản ứng với người xung quanh như bình thường, có xu hướng bám mẹ, bám bố nhiều hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa.
3 đến 3,5 Có quan hệ không bình thường cấp độ trung bình: Trẻ không phản ứng khi gọi tên, thể hiện sự tách biệt, không nhận thức được người lớn. Nếu muốn thu hút trẻ cần phải có sự nỗ lực mạnh mẽ và liên tục, tuy nhiên trẻ chỉ giữ mức quan hệ tối thiểu.
4 Có quan hệ không bình thường cấp độ nặng: Trẻ luôn có sự tách biệt với thế giới, dường như không thể nhận thức được mọi việc người xung quanh đang làm. Bé dường như không bao giờ đáp ứng hay bắt đầu mối quan hệ với người lớn. Bạn chỉ có thể nỗ lực liên tục nhất mới thu hút được sự chú ý của trẻ.

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ ở những cấp độ khác nhau sẽ thể hiện những bất thường trong quan hệ với mọi người theo từng cấp độ khác nhau.

Đánh giá quan hệ của trẻ với mọi người
Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ thường thể hiện những bất thường trong quan hệ với mọi người

2. Khả năng bắt chước của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Trẻ bắt chước đúng: Trẻ em có thể bắt chước về từ ngữ, âm thanh cũng như có các hành động phù hợp với khả năng của bé.
2 đến 2.5 Hành động bắt chước không bình thường ở mức độ nhẹ: Trẻ thường chỉ có xu hướng bắt chước các hành vi đơn giản như nói các từ đơn, vỗ tay. Nhiều khi trẻ chỉ bắt chước khi có sự khích lệ từ người lớn hoặc trẻ thường tỏ ra do dự hay có đôi chút trì hoãn.
3 đến 3,5 Hành động bắt chước không bình thường ở mức độ trung bình: Trẻ chỉ thỉnh thoảng bắt chước, người lớn thường phải hết sức kiên trì và giúp đỡ, trẻ sau đôi chút trì hoãn sẽ có sự bắt chước.
4 Hành động bắt chước không bình thường ở mức độ nặng: Trẻ rất hạn chế hoặc chẳng bao giờ phát sinh biểu hiện bắt chước âm thanh, từ hoặc các hành động của người lớn kể cả khi có sự động viên, khích lệ và giúp đỡ từ người lớn.

Trẻ tự kỷ thường không biết bắt chước theo lời nói, hành động của người xung quanh bởi trẻ chỉ thích sống trong thế giới của riêng mình, không quan tâm, để ý đến người khác.

>>>Có thể bạn quan tâm: Trẻ Tự Kỷ Có Biết Bắt Chước Không? Cách Dạy Bé Bắt Chước

Khả năng bắt chước của trẻ
Khả năng bắt chước của trẻ giúp đánh giá mức độ tự kỷ

3. Cách thể hiện tình cảm của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Thể hiện tình cảm phù hợp với từng tình huống và độ tuổi của trẻ: Trẻ thể hiện tình cảm,cảm xúc phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau qua nét mặt, thái độ cũng như điệu bộ.
2 đến 2.5 Tình cảm được thể hiện không bình thường cấp độ nhẹ: Có đôi lúc thấy trẻ thể hiện cảm xúc bất thường với thể loại và mức độ tình cảm. Phản ứng của trẻ có đôi lúc không hề liên quan đến sự việc đang diễn ra.
3 đến 3,5 Tình cảm được thể hiện không bình thường cấp độ trung bình: Phản ứng cảm xúc của trẻ bị hạn chế hoặc quá mức bình thường mà không liên quan gì đến tình huống. Trẻ tự kỷ hay la hét, ăn vạ, nhăn nhó, đôi khi cười lớn mà không rõ nguyên do.
4 Tình cảm được thể hiện không bình thường cấp độ nặng: Phản ứng của trẻ dường như không bao giờ phù hợp với tình huống giao tiếp. Khó khăn của trẻ tự kỷ là đang ở tâm trạng nào đó sẽ khó thay đổi sang tâm trạng mới. Hoặc có thể trẻ cùng một lúc lại thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau khi xung quanh chẳng có sự thay đổi nào.

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt, thể hiện tình cảm với người xung quanh do bé không biết cách để giao tiếp, tiếp cận với mọi người như thế nào.

Cách thể hiện tình cảm của trẻ
Cách thể hiện tình cảm phù hợp với từng tình huống và độ tuổi của trẻ

4. Các động tác cơ thể trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Có các động tác cơ thể phù hợp: Trẻ có sự chuyển động thoải mái, nhanh nhẹn, hoạt bát, phối hợp các động tác nhịp nhàng giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
2 đến 2.5 Có các động tác không bình thường ở mức độ nhẹ: Đôi khi thấy trẻ có một số biểu hiện bất thường nhỏ như: Động tác lặp đi lặp lại, vụng về, sự phối hợp của các động tác kém…
3 đến 3,5 Có các động tác không bình thường ở mức độ trung bình: Trẻ thể hiện hành vi khác lạ rõ ràng như các cử động lặp đi lặp lại ở tay, dáng điệu cơ thể có sự khác thường, hay nhìn chằm chằm vào một chỗ nào đó trên cơ thể, tự trẻ bị kích động, trẻ đi kiễng chân
4 Có động tác không bình thường ở mức độ nặng: Các biểu hiện trên đây thường xuyên xuất hiện liên tục và mạnh mẽ, động tác của trẻ thường xuyên không phù hợp với độ tuổi. dù đã cố gắng hạn chế hay hướng trẻ theo những hoạt động khác.

Trẻ tự kỷ thường có những hành vi, động tác lặp đi lặp lại bất thường, rập khuôn, không phù hợp với độ tuổi.

5. Đánh giá về cách sử dụng đồ vật của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Sử dụng đồ vật phù hợp, thể hiện sự thích thú khi được chơi với nhiều đồ chơi, đồ vật: Trẻ thể hiện sự thích thú, vui vẻ khi được tiếp xúc với các đồ chơi, đồ vật, biết cách sử dụng đồ đúng cách.
2 đến 2.5 Không bình thường cấp độ nhẹ về cách sử dụng, ham mê đồ vật: Trẻ có thể có những ham muốn không bình thường với các đồ chơi hoặc sử dụng đồ chơi để thực hiện những hành vi kỳ lạ như mút đồ chơi, liếm đồ chơi…
3 đến 3,5 Không bình thường cấp độ trung bình về cách sử dụng, ham mê đồ vật: Đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ cấp độ này thường là ít có biểu hiện ham thích với đồ chơi hay các đồ vật khác hoặc có biểu hiện chiếm hữu đồ chơi một cách bất thường.

Trẻ thường có xu hướng tập trung vào một bộ phận, chi tiết của đồ chơi, thu hút vào phần không phản xạ ánh sáng hay liên tục di chuyển một bộ phận của đồ chơi, chỉ thích một hoặc một vài đồ vật.

4 Không bình thường cấp độ nặng về cách sử dụng, ham mê đồ vật: Trẻ có thể lặp lại những hành động bất thường trên với mức độ thường xuyên, liên tục, cường độ lớn hơn. Rất khó để trẻ lãng quên hay đánh lạc hướng khi đã phát sinh những hành động trên đây.

Trẻ tự kỷ thường chỉ thích sống trong thế giới của riêng mình, thường chỉ có sự quan tâm đặc biệt, nhất định với một hoặc vài món đồ chơi mà trẻ yêu thích.

Đánh giá về cách sử dụng đồ vật của trẻ
Sử dụng đồ vật phù hợp, thể hiện sự thích thú khi được chơi với nhiều đồ chơi, đồ vật

6. Sự thích ứng với sự thay đổi của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Thể hiện phản ứng bằng thích giác phù hợp với độ tuổi: Các biểu hiện về thính giác của trẻ bình thường, phù hợp với hoàn cảnh, độ tuổi. Thính giác được sử dụng, kết hợp đều đặn với các giác quan khác.
2 đến 2.5 Thể hiện phản ứng bằng thính giác không bình thường cấp độ nhẹ: Đôi khi thấy trẻ không phản ứng hoặc phản ứng khác thường với một số tiếng động kỳ lạ. Trẻ có biểu hiện phản ứng chậm với âm thanh, cần lặp lại tiếng động mới có thể gây sự chú ý của bé.
3 đến 3,5 Thể hiện phản ứng bằng thính giác không bình thường cấp độ trung bình: Phản ứng của trẻ có thể đa dạng hơn, có thể bé sẽ bỏ qua những tiếng động khi được nghe ở lần đầu tiên hoặc có thể bị giật mình bịt tai lại khi nghe thấy những âm thanh thường ngày.
4 Thể hiện phản ứng bằng thính giác không bình thường cấp độ nặng: Trẻ có phản ứng bất thường hoặc dưới mức bình thường với âm thanh ở các cấp độ khác thường cho dù là nghe được những loại âm thanh nào.

Trẻ tự kỷ thường bị rối loạn cảm giác nên thường khó thích ứng với những sự thay đổi về âm thanh.

Sự thích ứng với sự thay đổi của trẻ
Trẻ tự kỷ thường bị rối loạn cảm giác nên thường khó thích ứng với những sự thay đổi về âm thanh

7. Phản ứng về thị giác của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Có sự phản ứng thị giác phù hợp với lứa tuổi: Trẻ có các phản ứng thị giác bình thường, phù hợp với lứa tuổi. Thị giác của trẻ có sự phối hợp nhịp nhàng với những giác quan khác khi thấy đồ vật mới.
2 đến 2.5 Phản ứng không bình thường về thị giác cấp độ nhẹ: Trẻ có thể phải được nhắc lại khi quan sát đồ vật. Bé có biểu hiện thích nhìn vào gương hay thích nhìn ánh đèn sáng hơn so với những đứa trẻ khác. Đôi khi thấy trẻ nhìn chằm chằm vào một khoảng trống, tránh nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện.
3 đến 3,5 Phản ứng không bình thường về thị giác cấp độ trung bình: Phải nhắc nhở trẻ thường xuyên nhìn vào những gì bé đang làm. Trẻ nhìn chằm chằm vào khoảng trống hay tránh không nhìn vào mắt người khác thường xuyên, nhìn đồ vật từ góc độ bất thường…
4 Phản ứng không bình thường về thị giác cấp độ nặng: Trẻ luôn tránh né nhìn vào mắt người khác hoặc đồ vật cụ thể. Trẻ có thể thể hiện một số hình thức rất đặc biệt của các cách nhìn được đề cập ở trên.

Không nhìn vào mắt khi nói chuyện là một trong những triệu chứng điển hình, dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng.

Phản ứng về thị giác của trẻ
Trẻ luôn tránh né nhìn vào mắt người khác hoặc đồ vật cụ thể

8. Phản ứng về thính giác của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Trẻ có phản ứng thính giác phù hợp với độ tuổi: Các biểu hiện về thính giác của trẻ hoàn toàn bình thường, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thính giác có sự phối hợp nhịp nhàng với những giác quan khác.
2 đến 2.5 Phản ứng thính giác không bình thường cấp độ nhẹ: Có đôi khi thấy trẻ không đáp ứng hay có phản ứng với một số loại âm thanh nhất định. Phản ứng của trẻ với âm thanh có thể bị chậm, cần phải lặp lại tiếng động mới có thể thu hút được sự chú ý của trẻ. m thanh bên ngoài có thể phân tán sự chú ý của trẻ.
3 đến 3,5 Phản ứng thính giác không bình thường cấp độ trung bình: Phản ứng của trẻ hay có sự biến đổi với âm thanh. Trẻ có xu hướng bỏ qua âm thanh sau những lần nghe đầu tiên. Trẻ có thể bị giật mình, bịt tai lại khi nghe thấy những âm thanh hết sức quen thuộc.
4 Phản ứng thính giác không bình thường cấp độ nặng: Trẻ có phản ứng thái quá hoặc không phản ứng, hay phản ứng dưới mức bình thường với âm thanh. Biểu hiện của trẻ luôn khác thường cho dù đó là loại âm thanh nào.

Thính giác của trẻ tự kỷ đa phần đều nhạy cảm quá mức so với bình thường. Trẻ có thể không phản ứng lại hoặc có những phản ứng thái quá với âm thanh.

Phản ứng về thính giác của trẻ
Thính giác của trẻ tự kỷ đa phần đều nhạy cảm quá mức so với bình thường

9. Đánh giá về xúc giác, vị giác và khứu giác

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Phản ứng giác quan bình thường: Trẻ khám phá đồ chơi, đồ vật với thái độ bình thường, phù hợp với lứa tuổi. Cảm nhận thông thường bằng thị giác và xúc giá. Khứu giác của trẻ có thể được sử dụng khi cần thiết. Khi gặp phải đau đớn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày trẻ thể hiện sự khó chịu nhưng không có phản ứng thái quá.
2 đến 2.5 Phản ứng giác quan bất thường cấp độ nhẹ: Trẻ thường xuyên có hành vi đút đồ vào miệng, ngửi hoặc nếm đồ chơi. Trẻ không quan tâm hay có thái độ quá phản ứng với những đau đớn nhỏ.
3 đến 3,5 Phản ứng giác quan bất thường cấp độ trung bình: Trẻ cảm thấy khó chịu, phản ứng ở mức độ trung bình khi sở, ngửi hay nếm đồ vật hoặc người. Trẻ có thể có phản ứng quá mức hay dưới mức bình thường với những đau đớn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
4 Phản ứng giác quan bất thường cấp độ nặng: Trẻ bị khó chịu khi ngửi, nếm hay sờ vào đồ vật về cảm nhận giác quan hơn là sự khám phá thông thường hay sử dụng đồ vật. Trẻ ít phản ứng hoặc có thể bỏ qua hoàn toàn những cảm giác mang lại cho trẻ sự đau đớn hay phản ứng dữ dội với những khó chịu rất nhỏ.

10. Phản ứng sợ hãi hay hồi hộp của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Thể hiện cảm xúc bình thường: Cảm xúc, hành vi của trẻ phù hợp với hoàn cảnh bình thường.
2 đến 2.5 Thể hiện cảm xúc bất thường mức độ nhẹ: Trẻ đôi khi thể hiện quá nhiều hay quá ít sự sợ hãi hay hồi hộp khi so sánh với những phản ứng bình thường của các đứa trẻ khác trong tình huống tương tự.
3 đến 3,5 Thể hiện cảm xúc bất thường mức độ trung bình: Trẻ thể hiện sự sợ hãi thái quá hoặc dưới mức bình thường so với những trẻ cùng trang lứa trong tình huống tương tự nhau.
4 Thể hiện cảm xúc bất thường mức độ nặng: Trẻ luôn cảm giác sợ hãi ngay cả khi gặp phải những tình huống hay đồ vật vô hại. Phụ huynh rất khó để làm trẻ cảm thấy bình tĩnh hay thoải mái. Ngược lại, trong nhiều tình huống nguy hiểm trẻ lại không có phản ứng sợ hãi như những đứa trẻ cùng trang lứa.

Trẻ tự kỷ thường có phản ứng sợ hãi hay hồi hộp thái quá so với hoàn cảnh bình thường.

Phản ứng sợ hãi hay hồi hộp của trẻ
Trẻ luôn cảm giác sợ hãi ngay cả khi gặp phải những tình huống hay đồ vật vô hại

11. Giao tiếp bằng lời của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Trẻ giao tiếp bằng lời phù hợp với tình huống và hoàn cảnh.
2 đến 2.5 Bất thường trong giao tiếp bằng lời cấp độ nhẹ: Bé chậm nói, lời nói có ý nghĩa nhưng có thể phát hiện sự máy móc, lặp đi lặp lại hay phát âm bị đảo lộn. Đôi khi thấy trẻ sử dụng một số từ ngữ khác thường hoặc vô nghĩa.
3 đến 3,5 Bất thường trong giao tiếp bằng lời cấp độ trung bình: Trẻ có thể không nói, giao tiếp bằng lời có thể bị lẫn lộn giữa những lời nói có nghĩa với những lời nói mang ý nghĩa khác biệt, không rõ nghĩa. Lời nói máy móc, lặp lại hay có những phát âm bị đảo lộn.
4 Bất thường trong giao tiếp bằng lời cấp độ nặng: Trẻ không phản ứng những lời nói có nghĩa. Trẻ tự kỷ hay ăn vạ, kêu thét giống như mới sinh, trẻ có thể kêu những tiếng kêu kỳ lạ, phức tạp gần giống như tiếng người nói. Trẻ có thể biểu hiện sử dụng ngoan cố, kỳ quái các từ hoặc câu có thể nhận biết được.

Trẻ tự kỷ thường gặp phải khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Giao tiếp bằng lời của trẻ
Trẻ giao tiếp bằng lời phù hợp với tình huống và hoàn cảnh

12. Đánh giá giao tiếp không lời của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Trẻ giao tiếp không lời phù hợp với tình huống và hoàn cảnh.
2 đến 2.5 Giao tiếp không lời bất thường cấp độ nhẹ: Trẻ thể hiện sự non nớt khi sử dụng các đối thoại không lời, đôi khi có thể không rõ ràng, mơ hồ. Trẻ khó chỉ tay đến đồ vật mà trẻ muốn lấy, trong khi đó trẻ cùng trang lứa có thể chỉ hay ra hiệu chính xác nhằm thể hiện ý muốn của trẻ.
3 đến 3,5 Giao tiếp không lời bất thường cấp độ trung bình: Trẻ thường không có sự diễn đạt bằng lời những thứ mà bản thân cần hay mong muốn. Trẻ cũng khó có thể hiểu được những giao tiếp không lời của người khác.
4 Giao tiếp không lời bất thường cấp độ: Trẻ thường xuyên có những cử chỉ kỳ quái, khác thường mà không thể hiểu được ý nghĩa. Trẻ không thể nhận thức được những ý nghĩa có liên quan đến cử chỉ hay biểu hiện nét mặt của người đối diện.

13. Đánh giá mức độ hoạt động của trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Mức độ hoạt động bình thường: Trẻ có những hoạt động bình thường phù hợp với tình huống và lứa tuổi, không biểu hiện nhanh hơn hay chậm hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa trong tình huống tương tự.
2 đến 2.5 Mức độ hoạt động bất thường cấp độ nhẹ: Trẻ đôi khi có thể hiếu động hơn bình thường hoặc có thể biểu hiện lười vận động, chậm chạp trong chuyển động. Mức độ hoạt động của trẻ thường ảnh hưởng rất nhỏ đến kết quả hoạt động của trẻ.
3 đến 3,5 Mức độ hoạt động bất thường cấp độ trung bình: Trẻ rất hiếu động và khó có thể kiềm chế hành động của trẻ. Bé có thể hoạt động thường xuyên mà không biết mệt mỏi, trẻ có thể không muốn đi ngủ vào ban đêm. Ngược lại, có những trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, cha mẹ thường phải thúc giục nhiều thì con mới có vận động.
4 Mức độ hoạt động bất thường cấp độ nặng: Trẻ quá hiếu động hay quá thụ động. Trẻ có thể đột ngột chuyển từ trạng thái quá hiếu động sang trạng thái thụ động quá mức.

Trẻ tự kỷ có thể hiếu động, hoạt động thường xuyên mà không biết mệt mỏi, trẻ tự kỷ khó ngủ hay có thể không muốn ngủ vào ban đêm. Ngược lại, một số trẻ có xu hướng lười vận động, luôn cảm thấy mệt mỏi.

Đánh giá mức độ hoạt động của trẻ
Một số trẻ có xu hướng lười vận động, luôn cảm thấy mệt mỏi

14. Đánh giá về sự nhất quán của phản xạ thông minh

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Mức độ hiểu biết bình thường, nhất quán của phản xạ: Bé có mức độ hiểu biết giống như những đứa trẻ bình thường khác, không phát hiện thấy kỹ năng hiểu biết khác thường hay có vấn đề nào cả.
2 đến 2.5 Mức độ hiểu biết, nhất quán phản xạ bất thường cấp độ nhẹ: Đánh giá trẻ không thông minh như những đứa trẻ bình thường cùng trang lứa khác, kỹ năng của trẻ tương đối chậm với các lĩnh vực khác nhau.
3 đến 3,5 Mức độ hiểu biết, nhất quán phản xạ bất thường cấp độ trung bình: Trẻ không thông minh như những đứa trẻ bình thường khác. Tuy vậy, trẻ có thể có chức năng gần như bình thường với một số lĩnh vực có sự liên quan đến vận động trí não.
4 Mức độ hiểu biết, nhất quán phản xạ bất thường cấp độ nặng: Trẻ không thông minh như những đứa trẻ cùng trang lứa. Có thể trẻ sẽ làm tốt hơn bình thường so với những đứa trẻ cùng trang lứa ở một hoặc vài lĩnh vực.

Trẻ tự kỷ có thể sở hữu điểm mạnh, ưu thế vượt trội trong một số lĩnh vực mà bố mẹ lầm tưởng là trẻ thông minh nên thường bị bỏ qua những bất thường khác ở trẻ, làm mất đi cơ hội để bé được can thiệp, trị liệu sớm.

>>>Xem thêm: Giải Đáp Trẻ Tự Kỷ Có Thông Minh Không?

15. Ấn tượng chung khi tiếp xúc với trẻ

Chấm điểm Các biểu hiện ở trẻ
1 đến 1.5 Trẻ không tự kỷ: Không có biểu lộ triệu chứng, dấu hiệu bất thường nào khác.
2 đến 2.5 Tự kỷ nhẹ: Trẻ biểu lộ một vài dấu hiệu bất thường hoặc chỉ tự kỷ ở mức độ nhẹ.
3 đến 3,5 Tự kỷ mức độ trung bình: Trẻ biểu lộ triệu chứng, dấu hiệu tự kỷ ở mức độ trung bình.
4 Tự kỷ nặng: Trẻ bộc lộ nhiều triệu chứng, dấu hiệu tự kỷ cấp độ nặng.

Tự kỷ không phải là bệnh, tự kỷ là rối loạn thần kinh phức tạp, tồn tại hầu như suốt đời, hiện chưa tìm ra cơ chế phát sinh chính xác.

Ấn tượng chung khi tiếp xúc với trẻ
Ấn tượng chung khi tiếp xúc với trẻ giúp bạn đánh giá mức độ tự kỷ

Lưu ý khi thực hiện các bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ

Cha mẹ hãy chú ý, quan sát để phát hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ trẻ tự kỷ ở giai đoạn sớm. Nếu thấy những biểu hiện ở trẻ nhỏ vẫn chưa rõ ràng thì có thể áp dụng những bài test, kiểm tra tại nhà trên đây giúp đánh giá mức độ nguy cơ.

Phụ huynh cần chuẩn bị giấy bút để ghi lại số điểm của con trong mỗi vấn đề, như vậy sẽ giúp bạn tính điểm dễ dàng hơn. Lưu ý là bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ có thể được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên, độ chính xác sẽ không thể đạt tối đa 100% bởi phụ huynh có thể chưa thực sự hiểu đúng ý nghĩa của câu hỏi để đánh giá chính xác nên dễ bị nhầm lẫn trẻ tự kỷ.

Lưu ý khi thực hiện các bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ
Cách tốt nhất phụ huynh nên làm là nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện uy tín hoặc tham khảo y kiến bác sĩ

Bài trắc nghiệm cho trẻ tự kỷ tại nhà chỉ mang tính chất đánh giá ban đầu, là căn cứ giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác, cụ thể. Bài test chỉ là công cụ giúp bạn đánh giá nguy cơ tự kỷ ở trẻ chứ không thể thay thế cho những chẩn đoán từ nhà chuyên môn. Cách tốt nhất phụ huynh nên làm là nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện uy tín hoặc tham khảo y kiến bác sĩ.

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ cho bạn đọc thông tin về bài test, trắc nghiệm giúp hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trẻ tự kỷ tại nhà. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và thiết thực. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận