Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, biểu hiện, khắc phục

Rối loạn giấc ngủ thường xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ tự kỷ. Theo số liệu thống kê ước tính, có từ 40 đến 80% trường hợp trẻ nhỏ mắc hội chứng tự kỷ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng này ở trẻ tự kỷ đạt hiệu quả tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Rối loạn giấc ngủ thường xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ tự kỷ
Rối loạn giấc ngủ thường xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ tự kỷ

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ xuất hiện phổ biến gấp 2 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, không thể xác định chắc chắn tại sao trẻ tự kỷ lại gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Có một vài giả thiết được đưa ra như sau.

Rối loạn hormone melatonin

Hormone melatonin là loại hormone được tạo ra nhờ tryptophan (axit amin) giúp điều chỉnh và cân bằng chu kỳ giấc ngủ của con người. Thông thường, mức độ melatonin tăng để đáp ứng khi vào ban đêm và hạ xuống trong thời gian ban ngày.

Ở một vài trẻ tự kỷ, hàm lượng hormone melatonin không được đảm bảo, không tiết ra vào đúng thời điểm, tức là hàm lượng melatonin tiết ra vào ban ngày tăng cao và giảm dần khi ban đêm. Sự thay đổi này ở trẻ tự kỷ cũng khó có thể xác định được thời gian cụ thể.

Khi nồng độ hormone giảm dần trong cơ thể trẻ nhỏ sẽ cảm thấy tỉnh táo và không thể có một giấc ngủ ngon giấc.

Ở một vài trẻ tự kỷ, hàm lượng hormone melatonin không được đảm bảo
Rối loạn hormone melatonin là nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giác quan

Theo chia sẻ của các chuyên gia, trẻ tự kỷ thường có sự nhạy cảm cao đối với những tác động bên ngoài như ánh sáng, âm thanh, tiếng động chạm,…

Vì vậy, khi trẻ nhỏ đang ngủ mà có quá nhiều tác động bên ngoài ảnh hưởng gây nhiễu thì trẻ sẽ căng thẳng, khó chịu, khó ngủ sâu giấc, trẻ tự kỷ có thể bị tỉnh nhiều lần trong đêm.

Hầu hết các trẻ nhỏ sẽ tiếp tục giấc ngủ khi có tiếng mẹ mở cửa phòng hoặc tiếng chui rúc vào chăn nhưng đối với một đứa trẻ tự kỷ có thể bị làm thức dậy đột ngột. Và theo nghiên cứu, so với trẻ bình thường thì trẻ tự kỷ có xu hướng lo âu, bồn chồn cao hơn.

trẻ tự kỷ có xu hướng lo âu, bồn chồn cao hơn.
Rối loạn giác quan làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ tự kỷ

Các tín hiệu xã hội

Gặp nhiều cản trở trong nhận biết rõ các tin hiệu xã hội và hạn chế trong đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ.

Đối với mọi người bình thường, nhận thức cần phải đi ngủ vào ban đêm và thức dậy vào khi trời sáng là chu kỳ thay đổi tự nhiên của nhịp sống sinh học cơ thể con người. Những trẻ nhỏ cũng sẽ bị ảnh hưởng và làm theo các tín hiệu xã hội này.

Tuy nhiên, trẻ bị tự kỷ dường như khó có thể nhận biết được tín hiệu xã hội này hoặc hiểu sai hành động. Chẳng hạn như trẻ phát triển bình thường khi thấy những người xung quanh đã đi ngủ, trẻ cũng sẽ đi ngủ theo thói quen. Nhưng do trẻ tự kỷ bị hạn chế phát triển nên dường như trẻ không bị tác động bởi yếu tố này.

Gặp nhiều cản trở trong nhận biết rõ các tin hiệu xã hội và hạn chế trong đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ
Cản trở với các tín hiệu xã hội gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Một số lý do khác

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ kèm theo nhiều vấn đề bệnh lý sức khỏe khác như rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác, động kinh,… Giấc ngủ ở trẻ tự kỷ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh khác nhau.

Nếu trong quá trình phát triển của trẻ tự kỷ sử dụng nhiều loại thuốc điều trị sẽ gây nên tác dụng phụ ngoài ý muốn, khiến giấc ngủ của trẻ ngày càng bị tác động theo chiều hướng suy giảm, tiêu cực. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển ở trẻ.

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ kèm theo nhiều vấn đề bệnh lý sức khỏe khác như rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác, động kinh,..
Giấc ngủ của trẻ tự kỷ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh khác nhau

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ

Tùy từng độ tuổi và giai đoạn phát triển mà mức độ thời gian ngủ ở trẻ nhỏ là khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi chu kỳ giấc ngủ của trẻ qua các biểu hiện sau đây để có thể xác định được con đang bị rối loạn giấc ngủ hay không.

  • Trẻ cảm thấy lo lắng, khó chịu, trằn trọc tăng cao khi chuẩn bị đi ngủ, khó có thể ngủ.
  • Trẻ mất nhiều thời gian để có thể ngủ sâu giấc.
  • Trẻ thường xuyên có biểu hiện thức giấc nửa đêm, khó ngủ lại ngon giấc và thời gian ngủ của trẻ ngắn.
  • Trẻ dễ rơi vào tình trạng cáu kỉnh, tức giận, dễ kích động do buồn ngủ và dẫn đến lờ đờ, mệt mỏi vào ban ngày.

Tình trạng thiếu hụt giấc ngủ quá mức hoặc ngủ quá nhiều không chỉ gây nhiều tác động xấu đối với trẻ tự kỷ như thiếu năng lượng, dễ cáu kỉnh và ngày càng cảm thấy xa rời cha mẹ, trẻ ít tương tác với mọi người mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt gia đình.

Tình trạng thiếu hụt giấc ngủ quá mức hoặc ngủ quá nhiều không chỉ gây nhiều tác động xấu đối với trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ khó có thể ngủ sâu giấc

Theo từng giai đoạn phát triển, thời lượng giấc ngủ trung bình của mỗi đứa trẻ giảm đều 15 phút mỗi năm. Phụ huynh có thể dựa vào ước tính chung dưới đây để có thể quan sát trẻ nhỏ. Trên thực tế thời gian trẻ ngủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: ngủ từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: ngủ từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ từ 12 đến 16 tuổi: ngủ trung bình 8,5 tiếng mỗi ngày.

Trẻ cần ngủ để có thể đảm bảo các năng lượng và sự phát triển của trí não. Thời lượng giấc ngủ cũng có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn phải đảm bảo thời lượng giấc ngủ ban đêm tốt nhất cho trẻ.

Chiến lược khắc phục hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có thể điều chỉnh lối sống linh hoạt nhưng nhiều trường hợp cũng cần phải dùng đến thuốc hỗ trợ trẻ. Dưới đây là phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ để tránh triệu chứng rối loạn giấc ngủ an toàn, phụ huynh có thể tham khảo.

Cung cấp không gian ngủ thoải mái

Điều quan trọng đó là phải tạo ra một không gian ngủ riêng thật an toàn, yên tĩnh cho trẻ vào ban đêm. Bởi, trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, vậy nên phụ huynh cần đáp ứng tốt nhu cầu thư giãn của trẻ.

Các bậc phụ huynh cần cho trẻ hiểu được trẻ có một không gian riêng mỗi đêm để sử dụng đúng mục đích cho giấc ngủ. Một số lưu ý trong quá trình lựa chọn không gian ngủ cho trẻ tự kỷ:

  • Căn phòng phải thoải mái, yên tĩnh: Một số trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh trong môi trường nhỏ, yên tĩnh và liên tục như ánh đèn đường, ánh nắng buổi sáng, tiếng radio, tivi, tiếng quạt,… Tốt nhất nên tạo môi trường thật yên tĩnh tránh việc đánh thức trẻ.
  • Ga trải giường và đồ ngủ: Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kết cấu ga trải giường và đồ ngủ thật kỹ lưỡng và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ sâu, tránh ảnh hưởng tới trẻ.
  • Ánh sáng dịu: Bên cạnh một số trẻ cảm thấy dễ ngủ hơn khi phòng trong bóng tối thì có một số trẻ cần ánh sáng dịu khi ngủ. Cha mẹ nên đặt 1 chiếc đèn có ánh sáng dịu ở cạnh giường của trẻ và bật đèn cả đêm.
một không gian ngủ riêng thật an toàn, yên tĩnh cho trẻ vào ban đêm
Không gian ngủ thoải mái giúp trẻ giảm rối loạn giấc ngủ

Đặt ra thói quen về giờ ngủ đều đặn cho trẻ

Cha mẹ nên đặt ra thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ nhất định để trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện theo một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho con thực hiện các hoạt động thường nhật.

Tuy nhiên, cần tránh cho trẻ có các hoạt động trước giờ ngủ như các chương trình hứng thú trên tivi, phim/ video/ trò chơi điện tử, nhạc mở lớn,… Tốt nhất là tránh các hoạt động như chạy, nhảy hoặc làm việc nặng nhọc, thay vào đó là các hoạt động như đọc sách, đi dạo,…

Tính ổn định của các hoạt động thường ngày sẽ giúp cho trẻ thoải mái và bớt căng thẳng. Đồng thời, cha mẹ cũng cần phải nghiêm túc duy trì thực hiện quy định giấc ngủ cho trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ dần quen và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị đồ mặc đi ngủ cho trẻ và chỉ cách phân biệt giữa đồ mặc thường ngày và đồ mặc đi ngủ cho trẻ để trẻ có ý thức về giấc ngủ, não bộ cũng dần tiếp nhận thông tin trẻ cần thay đồ ngủ khi khi chuẩn bị vào giấc ngủ.

đặt ra thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ nhất định để trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện theo một cách có hiệu quả nhất
Thói quen giờ giấc đều đặn giúp trẻ đi vào giấc dễ dàng

Gia tăng hoạt động thể chất

Tập thể dục vào ban ngày sẽ giúp trẻ nhỏ dễ ngủ hơn, có giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm và còn giảm stress hiệu quả. Nếu trẻ nhỏ không thường xuyên tập thể dục ở trường học, các bậc phụ huynh nên cố gắng sắp xếp lịch cho bé tập thể dục ở nhà.

Cha mẹ cần luôn đồng hành cùng trẻ thực hiện và phải đảm bảo hoạt động thể chất nên kết thúc trước giờ ngủ của trẻ khoảng 2 đến 3 giờ. Vì nếu tập thể dục gần giờ ngủ sẽ mang tính kích thích làm cho trẻ khó ngủ hơn.

Tập thể dục vào ban ngày sẽ giúp trẻ nhỏ dễ ngủ hơn, có giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm và còn giảm stress hiệu quả.
Gia tăng hoạt động thể chất khắc phục hiệu quả khó ngủ ở trẻ tự kỷ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ tự kỷ. Các bậc phụ huynh cần chú ý tới chế độ ăn uống dinh dưỡng của trẻ. Trẻ cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm có lợi cho giấc ngủ, đảm bảo tốt các sinh hoạt hàng ngày.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn vào thời điểm tương tự nhau trong tuần. Đặc biệt loại bỏ hoàn toàn những sản phẩm có chứa caffeine khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Hầu hết trẻ có thể dễ dàng ngủ ngon miễn là cha mẹ tránh cho trẻ ăn quá nhiều, quá no vào buổi đêm hoặc sử dụng đồ ăn hoặc thức uống chứa caffeine vài giờ trước khi ngủ.

Để giúp trẻ có thể thư giãn và ngủ ngon hơn, cha mẹ nên cho trẻ uống một lượng vừa đủ sữa ấm trước khi đi ngủ, tránh uống quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là nước trái cây vì sẽ khiến trẻ thức giấc giữa đêm đi tiểu nhiều lần.

Ngoài ra, tăng cường bổ sung vitamin cho trẻ. Các sản phẩm này sẽ giúp làm ổn định sóng thần kinh, tăng cường vi chất, giảm âu lo ở trẻ, cải thiện giấc ngủ ở trẻ nhỏ.

Thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ tự kỷ.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với giấc ngủ của trẻ tự kỷ

Sử dụng thuốc để cải thiện khó ngủ ở trẻ tự kỷ

Nếu các bậc phụ huynh đã áp dụng hết các biện pháp giúp trẻ tự kỷ cải thiện rối loạn giấc ngủ nhưng trẻ vẫn không thể nào ngủ ngon, ngủ sâu giấc thì các bậc phụ huynh nên cân nhắc việc đưa trẻ đi khám và nhờ tư vấn sử dụng thuốc hỗ trợ từ các bác sĩ.

Hầu hết, các nhóm thuốc Melatonin hoặc các nhóm thuốc bổ sung vitamin đều phù hợp với tình trạng trẻ bị khó ngủ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc ngủ cho trẻ nhỏ rất hạn chế, cha mẹ tuyệt đối không dùng cho con nếu chưa được bác sĩ chỉ định.

Việc lạm dụng thuốc quá mức cho trẻ cũng sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới quá trình nhận thức và phát triển ở trẻ. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và quan sát trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ phát sinh nào xảy ra cha mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để điều trị trẻ tự kỷ kịp thời.

Hầu hết, các nhóm thuốc Melatonin hoặc các nhóm thuốc bổ sung vitamin đều phù hợp với tình trạng trẻ bị khó ngủ.
Sử dụng thuốc để cải thiện khó ngủ ở trẻ tự kỷ theo chỉ định của bác sĩ

Rối loạn giấc ngủ phổ biến ở trẻ tự kỷ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và sức khỏe trẻ. Hy vọng, bài viết trên đem lại thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh để biết cách chăm sóc và cải thiện giấc ngủ cho trẻ, giúp trẻ hòa nhập tốt hơn.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận