Trẻ tự kỷ có điều trị được không? Có phương pháp nào không?

Hiện nay trẻ tự kỷ chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn và không thể tự khỏi, chúng ta chỉ có cách khắc phục cho trẻ bằng chế độ quan tâm chăm sóc đặc biệt và tương tác nhiều với con, hoặc tìm kiếm các trung tâm phục hồi chức năng để bổ trợ nhận thức cho trẻ.

Trẻ Tự Kỷ Có Điều Trị Được Không? Có Phương Pháp Nào Không?
Hiện nay trẻ tự kỷ chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn

Trẻ tự kỷ có điều trị được không?

Các chuyên gia đầu ngành đều thống nhất rằng: Tự kỷ là một dạng khuyết tật về phát triển như trẻ không phản ứng khi gọi tên, chứ không phải là bệnh nên hội chứng tự kỷ không thể chữa khỏi. Tự kỷ nặng hay nhẹ cũng là tổng hợp của các hội chứng trình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, dẫn tới ngôn ngữ giao tiếp bị hạn chế, vì vậy việc khắc phục cần một quãng thời gian dài, bền bỉ chứ không thể dùng thuốc hay can thiệp nhiều biện pháp như những bệnh lý khác.

Đa số các chuyên gia đầu ngành đều công nhận chứng tự kỷ có thể khắc phục theo thời gian, với điều kiện trẻ được phát hiện là có những biểu hiện của tự kỷ và được cha mẹ đưa đi chẩn đoán, sau đó vừa kết hợp sự hỗ trợ từ các chuyên gia, cùng sự nỗ lực từng ngày của gia đình, trẻ dần dần thích nghi lại với cuộc sống hoặc có những thói quen sinh hoạt cơ bản, phát hiện ra những sở thích của bản thân như hội họa, thể thao… thì điều này cần thời gian rất dài cùng sự kiên nhẫn từ phía người thân của trẻ, dần dần có thể khắc phục được.

Vì vậy, khi gia đình nhận thấy những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng như trẻ không bắt chuyện, không có những biểu cảm bình thường… hoặc trẻ ở độ tuổi bất kỳ, các bạn nên đưa con đi khám tại các phòng khám về tâm lý học để nhận định rằng trẻ có thật sự bị tự kỷ hay không hay do tính cách nội tâm của con khiến chúng ta hiểu lầm, tránh bỏ lỡ thời điểm vàng có thể điều trị cho con, từ đó kịp thời đưa ra phương án khắc phục cho trẻ.

Trẻ tự kỷ có điều trị được không?
Các chuyên gia đầu ngành đều thống nhất rằng chứng tự kỷ không thể chữa khỏi

Nếu trẻ tư kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm trước 18 tháng tuổi, thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội nếu có sự can thiệp kịp thời và chuẩn mực. Trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc chỉ có thể giúp cải thiện phần nào để giúp trẻ hình thành cách giao tiếp hoặc ý thức trong các hoạt động sinh hoạt cá nhân.

Điều duy nhất chúng ta có thể làm là đừng nên cố gắng tìm nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ, mà hãy luôn gần gũi và thân thiết với con, không để con một mình, đồng thời cần tìm cho con một trung tâm uy tín để phục hồi các chức năng cần thiết cho sự phát triển sau này, bởi chỉ có như vậy thì mới đủ để trẻ được nhận thức toàn diện cả về tình thương và kiến thức, giúp trẻ sớm biết tự bảo vệ bản thân, hòa nhập được với cộng đồng.

Nếu trẻ tư kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm
Cha mẹ hãy luôn gần gũi và thân thiết với con, không để con một mình

Vậy có phương pháp nào giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hay không?

Giới thiệu 3 phương pháp giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 3 phương pháp mà cha mẹ có thể tự áp dụng, đồng thời bạn nên kết hợp với sự hỗ trợ của các chuyên gia, để cải thiện chứng tự kỷ cho trẻ:

1. Phương pháp tiếp cận hành vi và giao tiếp

Việc tiếp cận các hoạt động của con cần sự gần gũi và quan sát kỹ đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ, hoặc nếu trẻ thuộc nhóm người không chịu nói, thì các bạn cần hết sức tỉ mỉ trong từng cử chỉ, hành động của con như: Vô thức nhìn vào một vật rất lâu, lặp đi lặp lại những hành động dập khuôn… và ghi chép lại (nếu được).

Đồng thời phối hợp cùng chuyên gia và cùng nhau đưa ra những biện pháp điều chỉnh hành vi cho con, giúp con giao tiếp và nhận thức tốt hơn. Can thiệp vào hành vi là một trong số những điều bạn cần làm cho con ở mọi trường hợp của tự kỷ, vì chỉ khi tác động trực tiếp vào các hoạt động mới có thể thay đổi được hành động của trẻ.

Giới thiệu 3 phương pháp giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường vô thức nhìn vào một vật rất lâu

2. Phương pháp dạy con nói

Trong trường hợp trẻ tự kỷ không biết nói, cha mẹ sẽ vô cùng lo lắng không biết phải làm gì? Đó có thể là do trẻ không giao tiếp được hoặc không chịu nói… thì cách duy nhất đó là hãy dạy con nói và nói chuyện nhiều hơn, thân mật với con nhiều hơn, đồng thời sử dụng các biểu tượng, hình ảnh… để kích thích, khi đó trẻ sẽ “chỉ” vào hình ảnh hoặc đồ vật mà mình thích hoặc muốn giao tiếp.

Phương pháp dạy con nói
Hãy dạy con nói và nói chuyện nhiều hơn, thân mật với con hơn

3. Phương pháp phục hồi chức năng qua các bài tập hiệu quả

Trường hợp trẻ thụ động, không có sự trao đổi qua lại với tất cả mọi người xung quanh, đôi khi trẻ tự kỷ hay la hét nhưng đa phần trẻ sẽ sống khép mình trong thế giới riêng của bản thân… thì sẽ rất khó để gần gũi, khi đó cha mẹ cần ở bên con và dành nhiều thời gian gần gũi, dạy cho con những bài tập thể dục, tập hát để dần giúp con hoạt động và sinh hoạt như người bình thường.

Bên cạnh đó, nên quan tâm chăm sóc đặc biệt: Bởi trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ cha mẹ và mọi người xung quanh. Không nên chủ quan hay bỏ rơi trẻ, hoặc không để ai kỳ thị trẻ.

Hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng có thể tự khắc phục chứng tự kỷ tại nhà cho con, tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ mà đôi khi còn khiến tình trạng ngày càng xấu đi. Thay vào đó các bạn hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn tại các trung tâm hỗ trợ phục hồi chức năng để được đưa ra lời khuyên và cách thức tốt nhất, giúp cho trẻ có cơ hội cao được hội nhập với xã hội.

Phương pháp phục hồi chức năng qua các bài tập hiệu quả
Dạy cho con những bài tập thể dục, tập hát

Trên đây là những giải đáp về vấn đề trẻ tự kỷ có điều trị được không và một số phương pháp điển hình mà bạn đọc có thể tham khảo. Những thông tin ở trên hoàn toàn dựa vào thực tế và chúng tôi hy vọng rằng, các bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn cho tương lai của các con bởi đó là quyết định vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận