Trẻ tự kỷ có điểm mạnh gì không? Có đúng với tất cả trường hợp

Mỗi trẻ tự kỷ có thể sở hữu một số điểm mạnh, bộ kỹ năng riêng biệt như: Khả năng ghi nhớ cao, tư duy logic, độc lập, đúng giờ giấc, tư duy trực quan tốt… Nếu cha mẹ nắm được những điểm mạnh của trẻ tự kỷ và tạo điều kiện giúp con phát huy thì chúng sẽ là chìa khóa vàng giúp trẻ mở ra tiềm năng trong việc tham gia, học hỏi cũng như tương tác với thế giới bên ngoài.

Trẻ tự kỷ có thể sở hữu một số điểm mạnh
Mỗi trẻ tự kỷ có thể sở hữu một số điểm mạnh, bộ kỹ năng riêng biệt

Tìm hiểu về 6 điểm mạnh thường gặp ở trẻ tự kỷ

Nắm được những điểm mạnh của trẻ tự kỷ và tạo điều kiện để con phát huy tốt nhất chính là phương pháp hữu ích giúp con hòa nhập xã hội tốt hơn cũng như đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Sau đây là 6 điểm mạnh thường thấy ở trẻ tự kỷ:

1. Khả năng ghi nhớ, học thuộc tốt của trẻ tự kỷ

Nhiều trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ và học thuộc rất tốt, đáng kinh ngạc. Trẻ có thể ghi nhớ được lượng thông tin cực lớn như những cuộc hội thoại trong phim, lời bài hát mới nghe lần đầu, các biển số xe, dãy số dài mới chỉ xem qua một lần… Cha mẹ có thể khuyến khích bé sử dụng điểm mạnh này giúp ghi nhớ các thông tin hữu ích trong cuộc sống.

Ngoài ra, nhiều trẻ tự kỷ còn có khả năng đọc sớm trước 2 tuổi, có thể trẻ không chịu nói theo nhưng con có thể nhận biết giỏi hơn so với bạn đồng trang lứa về các con số, màu sắc hay hình dạng. Trẻ tự kỷ có thể thuần thục một số kỹ năng sống trước cả khi được cha mẹ dạy. Khả năng ghi nhớ tốt rất có lợi cho trẻ trong việc học tập hay ghi nhớ thông tin của trẻ.

Khả năng ghi nhớ, học thuộc tốt của trẻ tự kỷ
Nhiều trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ và học thuộc rất tốt, đáng kinh ngạc

2. Trẻ tuân thủ tốt các nguyên tắc

Mỗi trẻ tự kỷ đều có quy tắc riêng của bản thân, trẻ ít tương tác, suy nghĩ hay hành động cũng đều theo nguyên tắc của bản thân, vì vậy mà trẻ cũng sẽ tuân thủ tốt các nguyên tắc. Cha mẹ có thể dựa vào các điểm mạnh này của trẻ để giúp con phát triển thêm các kỹ năng khác.

Cha mẹ cần bắt đầu bằng việc đưa cho trẻ những nguyên tắc rõ ràng rằng nên làm gì và làm vào lúc nào trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.. Thông qua đó, trẻ tự kỷ có thể hiểu được những nguyên tắc ngầm trong các tương tác xã hội khác và dễ làm theo hơn.

Trẻ tuân thủ tốt các nguyên tắc
Mỗi trẻ tự kỷ đều có quy tắc riêng của bản thân, suy nghĩ hay hành động đều theo nguyên tắc của bản thân

Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết được nên đặt những nguyên tắc nào sẽ phù hợp với trẻ. Thể hiện nguyên tắc bằng hình ảnh là cách tốt nhất. Bạn có thể là ra một quyển sổ nguyên tắc bao gồm nhiều hình ảnh để trẻ xem bất cứ khi nào muốn.

3. Tư duy logic

Trẻ tự kỷ thường có tư duy logic và độc lập, giúp các quyết định trẻ đưa ra không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của những người xung quanh. Nhiều người thường cho rằng trẻ tự kỷ hay thiếu cảm xúc cùng sự đồng cảm. Chuyên gia nhận định trẻ tự kỷ tuy xử lý giác quan của mình theo những cách riêng nhưng không có nghĩa là bé không cảm nhận được những cảm xúc ở người khác.

Tư duy logic của trẻ tự kỷ còn giúp trẻ thể hiện được nhiều ưu thế khi làm các bài kiểm tra trong học tập. Những phần cần học thuộc trẻ sẽ làm tốt, hay các phần cần trí nhớ ngắn hạn, kỹ năng thị giác, không gian.

Tư duy logic
Trẻ tự kỷ thường có tư duy logic và độc lập, giúp các quyết định trẻ đưa ra không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc

4. Khả năng tìm kiếm trực quan tốt

Trẻ tự kỷ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ trực quan, chẳng hạn như: Tìm kiếm một hình vuông trong bức tranh phức tạp hoặc tìm kiếm số 6 giữa vô vàn số 9 màu đỏ. Khả năng học trực quan tốt này có thể được lý giải do trẻ tự kỷ thường chú ý tập trung vào các chi tiết cụ thể hơn thay vì tổng thể.

Để giúp trẻ tự kỷ phát huy được thế mạnh này, cha mẹ có thể:

  • Biến những lời nhắc nhở thành hình ảnh và dán xung quanh nhà. Nếu trẻ tự kỷ đã biết đọc, có thể viết thêm một số chữ nhưng đừng quá dài dòng.
  • Hãy chụp lại ảnh từng bước của hoạt động hàng ngày và dán chúng lên tường gần nơi mà trẻ hay thực hiện hoạt động này.
  • Lên kế hoạch cho các hoạt động trong ngày của trẻ bằng hình ảnh giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ.
  • Chụp lại ảnh các hoạt động khác nhau mà trẻ có thể làm và dán những ảnh này lên tường để nhắc nhở trẻ thực hiện.
Khả năng tìm kiếm trực quan tốt
Khả năng học trực quan tốt này có thể được lý giải do trẻ tự kỷ thường chú ý tập trung vào các chi tiết cụ thể

5. Khả năng tập trung cao vào chủ đề mà trẻ hứng thú

Trẻ tự kỷ có khả năng tập trung cao cũng như học hỏi được nhiều điều vào chủ đề mà bé thực sự hứng thú, quan tâm. Dựa vào khả năng tập trung này, cha mẹ có thể giúp con phát triển tốt hơn các kỹ năng học tập, giao thiệp xã hội. Bạn có thể tham khảo một số cách như:

Đưa sở thích của trẻ vào những hoạt động thường gây khó khăn cho con. Chẳng hạn nếu trẻ không thích tắm, bạn có thể cho phép trẻ mang theo món đồ chơi yêu thích đi tắm hay dán những hình ảnh có liên quan đến chủ đề yêu thích của bé trong phòng tắm. Hay khi trẻ tự kỷ hay la hét có thể dùng sở thích của con để chi phối sự tập trung của trẻ, ngừng lại hành động tiêu cực đang diễn ra.

Khả năng tập trung cao
Khả năng tập trung cao vào chủ đề mà trẻ hứng thú

Tận dụng sở thích của trẻ để giúp con phát triển các kỹ năng liên quan tới số học. Chẳng hạn như bạn có thể miêu tả lại món đồ chơi mà con yêu thích về số lượng, màu sắc hay trọng lượng của món đồ chơi đó.

Trò chuyện về những sở thích của trẻ để giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp. Việc này cũng có thể giúp trẻ có động lực để giao tiếp nhiều hơn. Lúc đầu, trẻ có thể tự nói chuyện một mình rất lâu thay vì nói qua lại, lâu dần, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi rồi bảo trẻ hỏi về những điều mà trẻ muốn.

6. Tuân thủ giờ giấc

Người tự kỷ thường được nhận định là cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Tuy nhiên, hạn chế này có thể được giải quyết bằng việc sử dụng các lịch trình trực quan, bằng hình ảnh. Khi trẻ tự kỷ được cung cấp hình ảnh về các bước làm mà chúng phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ thì khả năng bé có thể hoàn thành sớm hoặc đúng giờ sẽ gia tăng đáng kể.

Tuân thủ giờ giấc
Người tự kỷ thường được nhận định là cứng nhắc và thiếu linh hoạt

Ngoài các điểm mạnh thường gặp trên đây, trẻ tự kỷ còn nhiều khía cạnh vượt trội khác như: Tính trung thực, độ tin cậy cao, khả năng tập trung… Mỗi trẻ sẽ có một hoặc nhiều điểm mạnh riêng biệt, không ai giống ai. Cha mẹ hãy kiên nhẫn và giúp trẻ phát huy chúng để đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Nắm được điểm mạnh của trẻ tự kỷ sẽ hữu ích như nào?

Tuy những điểm mạnh của trẻ tự kỷ trên đây không thể đúng với tất cả các trường hợp nhưng nhận ra được những điểm mạnh, ưu thế đi kèm với những hạn chế của chứng tự kỷ sẽ giúp cha mẹ phát huy lợi thế của bé. Từ đó giúp chuyển hướng cho con sang những hoạt động có định hướng, phù hợp và tốt cho bé.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần:

  • Tư duy cởi mở hơn, chấp nhận sự khác biệt cùng những phẩm chất độc đáo, đặc biệt của con.
  • Rõ ràng về mọi thứ từ lời nói đến hành động, cảm xúc với con.
  • Quan tâm, ủng hộ trẻ, thường xuyên hỏi con những khó khăn mà trẻ gặp phải để có thể hỗ trợ trẻ một cách kịp thời nhất.
  • Nắm được những điểm mạnh của trẻ tự kỷ giúp cha mẹ xử trí tốt hơn hay phân tán sự chú ý của trẻ trong các trường hợp, rắc rối phát sinh khi trẻ tự kỷ hay ăn vạ, la hét thất thường.
Nắm được điểm mạnh của trẻ tự kỷ sẽ hữu ích như nào?
Nhận ra được những điểm mạnh, ưu thế đi kèm với những hạn chế của chứng tự kỷ giúp cha mẹ phát huy lợi thế của bé

Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc 6 điểm mạnh của trẻ tự kỷ, nắm được những thế mạnh của con là tiền đề giúp trẻ phát triển, hòa nhập tốt hơn với xã hội. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận