Các Dạng Tự Kỷ Thường Gặp Và Lời Khuyên Cho Cha Mẹ

Phổ tự kỷ ở trẻ em thường được phân chia thành nhiều dạng khác nhau căn cứ vào biểu hiện lâm sàng cũng như thời điểm khởi phát như: Rối loạn tự kỷ, rối loạn Asperger, rối loạn Rett, rối loạn Heller, rối loạn phát triển bao quát và rối loạn phân ly tuổi thiếu niên. Cùng tìm hiểu chi tiết về các dạng tự kỷ thường gặp trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu 5 dạng tự kỷ thường gặp hiện nay

Tự kỷ trước đây được chia thành nhiều dạng riêng lẻ, sau này thì được gộp chung gọi là rối loạn phổ tự kỷ nhằm nhấn mạnh sự đa dạng về mức độ cùng với các biểu hiện lâm sàng của hội chứng này. Phần lớn, các dạng của tự kỷ đều khởi phát trước khi trẻ được 36 tháng tuổi và kéo dài đến suốt đời. Mỗi dạng tự kỷ lại có mức độ triệu chứng và ảnh hưởng khác biệt. Dưới đây là 6 dạng tự kỷ thường gặp:

1. Rối loạn tự kỷ

Dạng tự kỷ này thường đặc trưng bởi sự thoái hóa và suy yếu khả năng ngôn ngữ, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Các hành vi lặp đi lặp lại cùng những khó khăn trong học tập và sinh sống.Rối loạn tự kỷ còn có tên gọi khác là tự kỷ điển hình, tự kỷ cổ điển hay tự kỷ Kanner.

Các triệu chứng của dạng rối loạn tự kỷ này thường xuất hiện trước năm trẻ được 3 tuổi với nhiều khiếm khuyết ở cả ba lĩnh vực ngôn ngữ, hành vi, giảm tương tác xã hội, Ngay trong những năm tháng đầu đời trẻ rối loạn tự kỷ đã xuất hiện các dấu hiệu bất thường, trẻ không phản ứng khi gọi tên, hiếm khi quấy khóc, gần như không có bất cứ sự liên hệ nào với gia đình.

Tìm hiểu 5 dạng tự kỷ thường gặp hiện nay
Dạng tự kỷ này thường đặc trưng bởi sự thoái hóa và suy yếu khả năng ngôn ngữ

Bé chậm nói, có thể bị câm hoặc phát ra âm thanh nhưng phần lớn đều chỉ là những âm thanh vô nghĩa. Trẻ không hiểu rõ nghĩa của câu, từ hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ hình thể. Ngoài ra, trẻ còn thường xuyên có những hành vi bất thường, cử động thành nhịp hoặc thói quen rập khuôn, xuất hiện những hành vi cưỡng bức. Trẻ khó có khả năng thích nghi và thường bị phản ứng thái quá với những thay đổi từ môi trường.

2. Rối loạn thoái hóa

Rối loạn thoái hóa hay còn được gọi là rối loạn Heller, tự kỷ thoái lui, đây là dạng hiếm gặp của tự kỷ nhưng ảnh hưởng của nó thường rất nghiêm trọng. Từ khi trẻ biết đi đến lúc 6 tuổi sẽ bị thoái hóa dần về trí thông minh, ngôn ngữ và cả khả năng thích nghi với cuộc sống. Trẻ em gặp phải dạng rối loạn thoái hóa thường bị động kinh và trí thông minh thường rất thấp. Thống kê khoảng 100.000 trẻ thì có 1 trẻ bị tự kỷ ở phân loại này

3. Hội chứng Asperger

Hội chứng Asperger hay còn được gọi là tự kỷ chức năng cao, thuộc dạng rối loạn phổ tự kỷ mức độ nhẹ. Trẻ bị hội chứng Asperger thường có chỉ số IQ ở mức trung bình, chỉ có một số ít trường hợp có IQ cao. Tuy ở phân dạng này trẻ không chậm nói nhưng lại thích giao tiếp một chiều, trẻ ít tương tác, thiếu tiếp xúc xã hội, thiếu đi sự thấu hiểu cũng như khả năng làm việc nhóm.

Hội chứng Asperger
Hội chứng Asperger thuộc dạng rối loạn phổ tự kỷ mức độ nhẹ

Trẻ có sự thích thú quá mức với những điều không bình thường, ngoài ra trẻ thường vụng về và có những cử chỉ chậm chạp. Điểm mạnh của trẻ tự kỷ hội chứng Asperger là khả năng xuất chúng ở một số lĩnh vực do trí nhớ siêu phàm cùng khả năng tập trung tốt, tuy nhiên hạn chế của họ là gặp khó khăn về ngôn ngữ cơ thể, tránh giao tiếp bằng ánh mắt hay biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt.

4. Rối loạn phát triển bao quát

Rối loạn phát triển bao quát hay không phân định rõ thường thuộc dạng tự kỷ nhẹ và không được phân loại rõ ràng. Trẻ được xếp loại vào dạng này thường chưa đến mức độ tự kỷ. Rối loạn phát triển bao quát còn có tên gọi khác là tự kỷ không điển hình, rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu.

Rối loạn phát triển bao quát thường có nhiều biểu hiện đa dạng nhưng thường ở cấp độ nhẹ hơn so với tự kỷ điển hình và rối loạn thoái hóa ở trẻ. Tự kỷ phân dạng này nếu được can thiệp sớm và đúng cách có thể giúp thuyên giảm và cải thiện đáng kể các triệu chứng.

Rối loạn phát triển bao quát
Rối loạn phát triển bao quát thuộc dạng tự kỷ nhẹ và không được phân loại rõ ràng

5. Hội chứng Rett

Hội chứng Rett hay còn được gọi là hội chứng rối loạn tâm trạng, thường chỉ xảy ra ở các bé gái. Trẻ gặp phải phân loại tự kỷ này thường có não nhỏ, đi lại khó khăn, cơ thể phát triển không đều, tay bị tật, khó thở, đi kèm động kinh, mất khả năng nhận thức xã hội. Trẻ bị hội chứng Rett giai đoạn nặng có thể bị liệt, cần sử dụng xe lăn hỗ trợ và cần có người chăm sóc cả đời.

Hội chứng Rett thường không được công nhận thuộc một trong các dạng rối loạn phổ tự kỷ, tuy nhiên một số chuyên gia vẫn nhận định hội chứng này như một dạng của tự kỷ do đáp ứng tiêu chí khiếm khuyết về ngôn ngữ, thiếu hụt về hành vi cũng như tương tác xã hội.

Hội chứng Rett
Hội chứng Rett thường chỉ xảy ra ở các bé gái

Trẻ bị hội chứng Rett có thể còn gặp phải một loạt các vấn đề về khiếm khuyết ngôn ngữ, khả năng vận động, động kinh và cả phát triển chậm. Bên cạnh đó là các rối loạn về giấc ngủ, hô hấp, rối loạn nhịp tim và vẹo cột sống. Tiên lượng về hội chứng Rett thường không khả quan trẻ cần được chăm sóc đặc biệt cả đời.

Phân dạng tự kỷ giúp ích gì cho quá trình trị liệu?

Phân dạng tự kỷ thành nhiều mức độ khác nhau để nắm rõ tình trạng cụ thể của từng trẻ, từ đó giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình can thiệp, trị liệu của bác sĩ. Hiệu quả khắc phục các triệu chứng do rối phổ loạn phổ tự kỷ gây ra thường phụ thuộc rất nhiều vào sự phân dạng tự kỷ ngay từ lúc ban đầu.

Căn cứ vào tình trạng cụ thể của trẻ gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn về các thuật ngữ y khoa cũng như giải thích ý nghĩa chính xác của các dạng tự kỷ trẻ gặp phải. Tìm hiểu kỹ về các dạng tự kỷ giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trị liệu, đẩy lui các triệu chứng, giúp trẻ có nhận thức về hành vi, ngôn ngữ phù hợp với xã hội. Từ đó giúp trẻ tham gia các hoạt động, sinh hoạt như người bình thường.

Phân dạng tự kỷ giúp ích gì cho quá trình trị liệu?
Phân dạng tự kỷ giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình can thiệp, trị liệu của bác sĩ

Tự kỷ không phải là bệnh, tự kỷ là một hội chứng gây ra những rối loạn hành vi thần kinh phức tạp, gây ra các suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và cả kỹ năng giao tiếp của trẻ. Triệu chứng của tự kỷ thường rất đa dạng với nhiều mức độ từ nhẹ, vừa đến nặng khác nhau. Chẩn đoán sớm hội chứng tự kỷ rất quan trọng, can thiệp sớm sẽ giúp tạo sự khác biệt đáng kể.

Vì vậy, nếu phát hiện con có những biểu hiện bất thường về hành vi, giao tiếp, ngôn ngữ, trẻ ít tương tác hay thậm chí là tiếng khóc bất thường, trẻ không bám mẹ… cha mẹ nên cho bé đi thăm khám sớm.

>>>Tìm hiểu thêm: Cách Để Nhận Biết Trẻ Tự Kỷ Thông Qua Tiếng Khóc

Tuy khắc phục tự kỷ vẫn còn nhiều khó khăn do chưa tìm ra cơ chế gây bệnh chính xác nhưng can thiệp sớm giúp cải thiện tốt các triệu chứng, phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy và thay đổi các hành vi bất thường, giúp trẻ nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc thông tin chi tiết về các dạng tối loạn phổ tự kỷ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận