Trẻ sợ âm thanh to, tiếng ồn lớn là dấu hiệu của điều gì?

Một bộ phận trẻ em hiện nay rất sợ âm thanh to và tiếng ồn trẻ sẽ có những biểu hiện như bịt tai hoặc thậm chí bỏ chạy vì không thể chịu được, vậy đó là dấu hiệu của điều gì? Bài viết sau đây sẽ giải thích nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này một cách tối ưu nhất mà cha mẹ có thể tham khảo.

Trẻ sợ âm thanh to, tiếng ồn lớn là dấu hiệu của điều gì?
Một bộ phận trẻ em hiện nay rất sợ âm thanh to

Trẻ sợ âm thanh to là dấu hiệu của điều gì?

Trẻ sợ âm thanh to là dấu hiệu của trẻ bị sang trấn tâm ký hoặc mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, cũng có thể là trẻ gặp một số vấn đề do thính giác. Những âm thanh, hiện tượng tưởng chừng như bình thường nhưng lại là nỗi lo sợ, ám ảnh của không ít trẻ nhỏ, chính vì vậy nếu cha mẹ thấy con có những bất thường thì nên cho bé đi khám và khắc phục sớm nhất.

Trường hợp trẻ đã trải qua một vào biến cố không tiện chia sẻ, hoặc trẻ không biết diễn đạt và chia sẻ lại cho cha mẹ, càng cố giấu kín thì sự sợ sệt ngày càng nghiêm trọng khiến con sợ các âm thanh lớn, thậm chí những tiếng quen thuộc như bé sợ tiếng máy sấy tóc, máy xay sinh tố cũng khiến con lo lắng và tìm cách bỏ chạy.

Mặt khác, trẻ sợ âm thanh to và luôn trốn tránh, trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, chỉ thu mình ở nơi yên tĩnh hoặc không có ánh sáng có thể đây là dấu hiệu của tình trạng tự kỷ, do một vài khiếm khuyết trong sự phát triển của bộ não và các chi giác hình thành nên nỗi sợ hãi này.

Một số biểu hiện đi kèm như trẻ luôn run rẩy, lo lắng, toát mồ hôi, co rúm lại… khi tiếp xúc với các loại âm thanh một cách đột ngột, thì đó là những dấu hiệu nguy hiểm về tâm lý, nên tốt nhất cha mẹ cần sớm tìm ra giải pháp để giúp bé thoát khỏi sự sợ hãi của chính mình.

Trẻ sợ âm thanh to là dấu hiệu của điều gì?
Trẻ sợ âm thanh to là dấu hiệu của mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ

Vậy đâu là nguyên nhân gây nên chứng sợ âm thanh to ở trẻ nhỏ?

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ:

Nguyên nhân trẻ sợ âm thanh to

Trẻ sợ tiếng ồn bởi vì môi trường sống xung quanh chúng ta chứa đựng những thông tin cảm quan như ánh sáng, đa dạng các loại âm thanh… trong khi có những trẻ bị nhạy cảm quá mức bởi hạn chế trong phát triển về nhận thức, trẻ không chịu nói theo và gặp khó khăn khi thích nghi với môi trường mới.

Một trong những nguyên nhân có thể kể đến, đó là trẻ bị tự kỷ bởi khi đó, trẻ thường nhạy cảm hơn rất nhiều so với trẻ em bình thường vậy nên qua vài lần nghe thấy âm thanh quá lớn, dần dần chúng sẽ hình thành hành vi sợ hãi, né tránh tiếng ồn bằng cách bịt tai và quay lưng đi, thậm chí bỏ chạy.

Tồn tại những trẻ có sự phản ứng khi gặp âm thanh lớn như tiếng sấm chớp, tiếng máy hút bụi, trẻ sợ tiếng máy xay sinh tố… nhưng có những trẻ vì âm thanh nhỏ cũng cảm thấy khó chịu. Vậy nên nguyên nhân cụ thể bắt nguồn từ nhận thức của mỗi người, cũng như nỗi sợ hãi của các bé không giống nhau.

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ
Trẻ bị nhạy cảm quá mức bởi hạn chế trong phát triển nhận thức

Cách khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ hiệu quả

Một trong những cách khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ là cho bé đeo tai nghe, máy trợ thính để giúp kiểm soát tiếng ồn ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên các con sẽ phải phụ thuộc vào nó suốt cuộc đời, bởi sau khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ này rồi, bé sẽ khó có thể hấp thụ được nếu vô tình gặp những tiếng ồn lớn trước đây.

Có thể đưa con đi chơi ở những môi trường yên tĩnh, thưa người bởi trẻ sợ tiếng ồn, để giúp bé không phải tiếp xúc nhiều cũng là một biện pháp, thế nhưng như vậy sẽ khiến bé ngày càng khép mình, thậm chí gọi trẻ không phản ứng ,khó giao tiếp và không có cơ hội được tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Sợ tiếng ồn là một trong những thách thức rất khó để cải thiện ở trẻ, cha mẹ nên hỏi han bé lúc con bình tĩnh, nếu bé không gặp biến cố gì thì nên cho trẻ làm quen với âm thanh từ mức độ nhỏ đến lớn hơn, là cách khắc phục khá tối ưu để trẻ có thể làm quen dần, giúp tăng cường môi trường thính giác cho trẻ và về sau bé sẽ không bị giật mình hay cảm thấy khó chịu mỗi khi tiếp xúc với âm thanh lớn nữa.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để cải thiện vấn đề trẻ sợ âm thanh to và tất cả các dấu hiệu đặc biệt khác ở trẻ nhỏ đó là cha mẹ cần đưa con đi khám và chẩn đoán vấn đề bé đang gặp phải, sau đó lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ để có cách giải quyết triệt để nhất.

Trường hợp bé sợ âm thanh lớn do mắc chứng tự kỷ, và cha mẹ đang băn khoăn khám trẻ tự kỷ ở đâu hà nội thì hiện nay có rất nhiều trung tâm hỗ trợ bé trong việc hồi phục tình trạng theo quy trình phù hợp và chuẩn mực, cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn.

Cách khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ hiệu quả
Khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ bằng việc cho bé đeo tai nghe

Vậy tác dụng của việc khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ là gì?

Tác dụng của việc khắc phục trẻ sợ âm thanh to

Việc khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ là vô cùng cần thiết để lấy lại khả năng thích nghi, sinh hoạt như một người bình thường cho con, và không những chứng sợ âm thanh mà những tình trạng khác bé cũng nên được khắc phục sớm nếu cha mẹ có thể phát hiện ra.

Với những cách khắc phục khác nhau, dần dần bé sẽ quen với những âm thanh lớn và không còn cảm thấy lo lắng hay trốn tránh nữa mà sẽ coi đó là chuyện bình thường. Quá trình khắc phục các nỗi sợ hãi của con cũng sẽ là thời gian cha mẹ có thể gần gũi bé hơn, thấu hiểu con, các bé cũng sẽ tin tưởng vào cha mẹ nhiều hơn, từ đó dễ dàng chia sẻ những vấn để mình đang gặp phải cho phụ huynh.

Nếu không tìm cách khắc phục vấn đề, trẻ sẽ ngày càng sợ sệt và dần dần sẽ càng lo sợ khi bắt gặp những âm thanh to, kể cả những âm thanh nhỏ rồi cũng sẽ trở thành nỗi lo sợ của các con. Khi đó trẻ sẽ ngày càng sống khép mình, trẻ ít tương tác và gặp nhiều trở ngại khi đối diện với mọi người.

Tác dụng của việc khắc phục trẻ sợ âm thanh to
Việc khắc phục chứng sợ âm thanh to ở trẻ là vô cùng cần thiết

Trên đây những giải đáp cho vấn đề trẻ sợ âm thanh to và dấu hiệu của điều này. Tuy nhiên tất cả những thông tin được đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn đọc có thêm bất kỳ thắc mắc nào thì có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận