Top 5 Bài Tập Giúp Tăng Khả Năng Giao Tiếp Mắt Cho Trẻ Tự Kỷ

Một trong số bài tập cần thiết cho trẻ tự kỷ đó là bài tập giao tiếp mắt, giúp khắc phục các vấn đề về mắt cũng như việc trẻ không nhìn trực tiếp vào người đối diện. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các bài tập giao tiếp mắt hiệu quả giúp xua tan nỗi lo âu này của các phụ huynh có con mắc hội chứng tự kỷ.

Top 5 Bài Tập Giúp Tăng Khả Năng Giao Tiếp Mắt Cho Trẻ Tự Kỷ
Một trong số bài tập cần thiết cho trẻ tự kỷ đó là bài tập giao tiếp mắt

Hướng dẫn 5 bài tập giúp tăng khả năng giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 5 bài tập giúp trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện sẽ tăng khả năng giao tiếp mắt hiệu quả:

Bài 1: Phân biệt các màu sắc

Bài tập phân biệt màu sắc vừa giúp tăng khả năng giao tiếp bằng mắt cho trẻ tự kỷ, vừa giúp nhận biết các vấn đề như con có bị mù màu hay không, để từ đó cha mẹ có phương án cải thiện đồng thời hai vấn đề cho trẻ. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, đó là bạn hãy tổng hợp các bức tranh đa màu sắc, hoặc một chiếc áo sặc sỡ các tông màu và lần lượt chỉ vào từng màu một và hỏi con.

Trường hợp trẻ còn quá nhỏ và chưa nhận biết được các màu sắc với nhau, cha mẹ vẫn nên can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và áp dụng bài tập này để hình thành trí nhớ cho con cũng như tạo ra những phản xạ tự nhiên để từ đó nắm bắt tình hình của trẻ kịp thời.

Bài 1: Phân biệt các màu sắc
Tổng hợp các bức tranh đa màu sắc và lần lượt chỉ vào

Bài 2: Di chuyển mắt

Các bạn sẽ đưa một vật bất kỳ di chuyển qua lại trước mắt trẻ tự kỷ để con có sự chú ý nhất định vào vật thể, tăng khả năng tập trung hơn. Tuy nhiên cần di chuyển nhẹ nhàng, không quá nhanh để trẻ có thể quan sát được và không bị quá mỏi mắt sẽ gây nhức đầu.

Bài 2: Di chuyển mắt
Đưa một vật bất kỳ di chuyển qua lại trước mắt trẻ tự kỷ

Bài 3: Xâu hạt

Việc tỉ mỉ xâu chuỗi các loại hạt không những giúp trẻ ít tương tác tăng khả năng giao tiếp bằng mắt, thử độ tinh mắt của trẻ mà còn rèn tính tỉ mỉ, bền bỉ cho trẻ tự kỷ. Nếu trẻ chịu ngồi lại để thực hiện bài tập này hoặc cảm thấy thích thú thì khả năng cao trẻ thích những điều đòi hỏi tính cẩn thận và tập chung.

Việc xâu hạt cũng giúp con ngồi lại, không gian trở nên yên tĩnh và dễ chịu hơn, cha mẹ khi đó cũng được nghỉ ngơi, đặc biệt xâu hạt vô cùng lành mạnh, tuy nhiên phần lớn trẻ tự kỷ sẽ thuộc nhóm hiếu động hoặc không mấy hứng thú với bài tập này, hoặc nhanh chán.

Bài 3: Xâu hạt
Việc xâu hạt giúp con ngồi lại tăng khả năng tập chung

Bài 4: Nhìn qua ống nhòm

Xét về đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ em nói chung khá thích thú với những đồ vật như ống nhòm, bởi qua ống nhòm trẻ sẽ nhìn thấy một hình ảnh khác đặc biệt hơn, độc đáo hơn. Việc cho trẻ ra ngoài chơi như đi leo núi và dùng ống nhòm để quan sát là một ý tưởng độc đáo giúp rèn mắt cho con.

Nếu chỉ nhìn cảnh vật như bình thường thì có thể trẻ sẽ không hào hứng bằng việc được nhìn qua ống nhòm, nhìn được nhiều vật hơn từ khoảng cách xa. Từ đó con sẽ thích ra ngoài chơi, hòa nhập với thế giới và thiên nhiên nhiều hơn một cách rất tự nhiên.

Bài 4: Nhìn qua ống nhòm
Trẻ tự kỷ sẽ hào hứng bằng việc được nhìn qua ống nhòm

Bài 5: Tập chung nhìn vào một vật thể

Nếu nhìn chăm chăm vào một vật thể ở khoảng cách gần hoặc nhìn quá lâu sẽ gây tình trạng đau mỏi mắt cho trẻ, nên cha mẹ cần kiểm soát được mức độ của bài tập này. Nên cho vật từ xa tiến lại gần và tăng sự tò mò ở con, để trẻ dành sự tập chung nhất định cho vật thể.

Để quan sát một vật thể thì những hành động khác cần phải tạm dừng, khi đó buộc con phải dành sự ưu tiên để nhìn vào đồ vật trước mắt, đây cũng chính là điều mà cha mẹ mong muốn. Tần suất và mức độ cần phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bé, không nên áp dụng các bài tập khi trẻ đang cáu gắt, khó chịu vì càng như vậy càng làm phản tác dụng, vô tình khiến tâm trạng của con bất ổn hơn.

Tuy nhiên, trường hợp con thuộc dạng trẻ tự kỷ thông thái thì những bài tập hầu như không có tác dụng, vì quá cơ bản và không quá đặc biệt để trẻ tự kỷ chú tâm. Vì vậy các bài tập trên đây chỉ có thể áp dụng được với trẻ tự kỷ nhẹ, có nghĩa là trẻ ở mức độ nhẹ, có sự hợp tác lâu dài thì mới có thể rèn luyện cho con được.

Bài 5: Tập chung nhìn vào một vật thể
Không nên áp dụng các bài tập khi trẻ đang cáu gắt, khó chịu

Vậy khi thực hiện bài tập giúp tăng khả năng giao tiếp mắt cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ, chúng ta cần lưu ý những điều gì?

Những lưu ý khi thực hiện bài tập giúp tăng khả năng giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ

Sau đây là một vài điều cha mẹ cần biết để hỗ trợ việc thực hiện các bài tập tăng khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ qua giao tiếp bằng mắt:

  • Hãy coi các bài tập như một trò chơi giúp con giải trí, đáp ứng nhu cầu của trẻ tự kỷ : Khi tập mắt cho trẻ tự kỷ, thay vì bắt buộc con phải tập chung thì cha mẹ nên thay bằng những trò chơi để tự nhiên hơn nhằm tăng sự thích thú, thoải mái cho bé sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Dần dần con sẽ quen và hợp tác hơn.
  • Không nên gượng ép con phải làm theo mình nếu khi ấy con không thích thú: Một số trẻ tự kỷ thường tránh giao tiếp bằng mắt với người đối diện, chúng thường lảng tránh và quay đi khi được gọi tên. Việc bạn ép chúng phải tập chung nhìn mình sẽ gây khó chịu và gây ảnh hưởng đến tâm lý của con, tăng hành vi chống đối như xua tay, giằng co.
  • Không nên thực hiện một bài tập quá lâu: khó khăn của trẻ tự kỷ là dễ chán nản, bạn nên xen kẽ các bài tập khác nhau để trẻ không cảm thấy quá nhàm chán, thay đổi bầu không khí liên tục để con có thể thích nghi và tăng sự quan sát trong nhiều ngữ cảnh khác nhau nữa.
  • Đi kèm với các bài tập bạn nên chuẩn bị một vài món quà: Nên hướng tới sở thích của con như những đồ chơi, món ăn nhẹ mà con yêu thích… để lấy đó làm động lực để treo thưởng cũng như giúp con biết cần phấn đấu thì mới đạt được những thứ mình muốn, tăng khả năng tư duy cho trẻ tự kỷ.
  • Các bài tập chỉ có tác dụng khi trẻ tự kỷ hợp tác: Đối với những trẻ tự kỷ nặng như tự kỷ thoái lui, trẻ sẽ không ngồi yên để thực hiện các bài tập một cách ngoan ngoãn, vậy nên nếu cha mẹ không nắm được vấn đề này thì rất dễ khiến con cảm thấy ức chế, mệt mỏi.
  • Cha mẹ nên kiên nhẫn và rèn luyện với con trong một thời gian dài: Đây sẽ là quãng thời gian vô cùng khó khăn nếu cha mẹ độc lập cải thiện cho con, vừa không đạt hiệu quả cao, mà vô tình sẽ khiến tình trạng tự kỷ của con trở nặng nếu không được can thiệp.

Tuy nhiên để cải thiện tốt nhất cho trẻ tự kỷ, cha mẹ nên đưa con đi khám và chẩn đoán về mức độ sớm nhất, tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng của con. Việc kết hợp với các chuyên gia sẽ giúp con có cơ hội can thiệp các liệu pháp phù hợp, có cơ hội hồi phục một cách toàn diện chứ không chỉ dừng lại ở giao tiếp bằng mắt.

Những lưu ý khi thực hiện bài tập giúp tăng khả năng giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ
Hãy coi các bài tập như một trò chơi giúp con giải trí

Trên đây là những bài tập giúp tăng khả năng giao tiếp bằng mắt cho trẻ tự kỷ mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên các bài tập chỉ có tác dụng một phần, nếu bạn cố bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào thì hãy lên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận