Top 10 biểu hiện tự kỷ ở trẻ sơ sinh thông qua đặc điểm hành vi

Biểu hiện tự kỷ thường gặp ở trẻ sơ sinh như: Trẻ liên tục vẫy tay hoặc thường xuyên xoay người theo vòng, không có sự giao tiếp với người thân, bé không hoặc ít phản ứng lại với âm thanh, kỹ năng nói chậm, khuôn mặt không biểu hiện cảm xúc, không thích được âu yếm, thích liếc mắt, mắt kém linh hoạt… Chi tiết về các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh sẽ có trong bài viết sau đây.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị tự kỷ
Chi tiết về các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh sẽ có trong bài viết sau đây

Nhận biết 10 biểu hiện trẻ sơ sinh bị tự kỷ

Dưới đây là 10 biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh bị tự kỷ:

1. Bé thiếu kỹ năng tương tác với mọi người

Trẻ không có sự giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của tự kỷ. Trẻ sơ sinh không có quan tâm đến những người xung quanh, không có sự tương tác thông qua ánh mắt nhìn hay hành động quay đầu nhìn theo hướng người bắt chuyện. Bé không có nhu cầu kết bạn, giao thiệp với bất kỳ ai.

Trẻ sơ sinh lúc này chỉ thích làm theo đúng sở thích của mình, không để ý đến sự thay đổi của môi trường sống hay hành động của những người xung quanh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tự kỷ chỉ thích chơi một số đồ vật của riêng mình, thường xuyên xoay người theo vòng lặp hay vẫy tay liên tục.

Bé thiếu kỹ năng tương tác với mọi người
Trẻ không có sự giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh

2. Không thấy trẻ phản ứng lại với âm thanh

Quan sát không thấy trẻ phản ứng lại với âm thanh khi được người khác gọi tên hoặc trẻ không có phản ứng, chú ý đến những âm thanh lớn, bất ngờ khác. Việc bé không có phản ứng lại với các âm thanh rất có thể là dấu hiệu trẻ sơ sinh đã bị tự kỷ.

3. Trẻ không biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt

Một số nghiên cứu khoa học đã nhận định rằng trẻ sơ sinh bị tự kỷ thường không hoặc rất ít biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt hơn so với những đứa trẻ khác. Biểu hiện trên khuôn mặt chúng ta cũng là một cách để truyền đạt cảm xúc và suy nghĩ không lời, trên khuôn mặt trẻ tự kỷ thường ít biểu hiện cảm xúc khuôn mặt. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là trẻ tự kỷ sẽ ít cảm xúc hơn mà chỉ là bé không thể hiện những xúc cảm đó ra bên ngoài mà thôi.

Trẻ không biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt
Trẻ sơ sinh bị tự kỷ thường không hoặc rất ít biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt

4. Phản ứng trên mắt trẻ kém linh hoạt

Quan sát mắt của trẻ sơ sinh bị tự kỷ có thể thấy trẻ ít hoặc không giao tiếp thông qua ánh mắt với người đối diện. Các phản ứng qua lại hay tương tác của trẻ cũng bị hạn chế. Mắt kém linh hoạt cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của hội chứng rối loạn phát triển thần kinh này.

5. Không thấy trẻ bập bẹ học nói

Không phát hiện các biểu hiện, kỹ năng tập nói cũng là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị tự kỷ. Các kỹ năng tập nói của trẻ sơ sinh có thể thấy ngay từ khi được 3 đến 4 tháng tuổi thông qua các ngôn ngữ riêng, nguyên âm đơn như “ahh” “mamam” “baba” của trẻ. Đến khi bé được một tuổi sẽ thấy rõ khả năng bập bẹ và thì thầm những ngôn ngữ riêng.

Một đứa trẻ nếu kỹ năng tập nói bị chậm thì sẽ có những cử chỉ hay sử dụng nét mặt để biểu cảm bù đắp cho kỹ năng chậm nói. Nếu không thấy đồng thời cả hai biểu hiện này thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc cho bé đi kiểm tra sớm.

Không thấy trẻ bập bẹ học nói
Không phát hiện các biểu hiện, kỹ năng tập nói cũa là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị tự kỷ

6. Bé không thích âu yếm

Trẻ sơ sinh bị tự kỷ thường không thích được âu yếm từ người khác. Mỗi khi trẻ được bế, nựng, ôm trong tay, cơ thể thường sẽ có xu hướng trở nên cứng nhắc hoặc mềm yếu.

7. Trẻ lười vận động

Trẻ lười vận động, ít vận động, trẻ bị chậm phát triển so với các mốc phát triển được khoa học khuyến cáo thường có xu hướng bị tự kỷ cao hơn so với những đứa trẻ khác bởi không có nhiều hoạt động để trẻ mở rộng khả năng thích ứng. Điển hình như trẻ chậm ngóc đầu, lâu cứng cổ, chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi…

Can thiệp cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ
Trẻ phát triển chậm hơn so với các mốc phát triển khuyến cáo thường có xu hướng bị tự kỷ cao hơn

8. Bé ít bắt chước

Thông thường khi trẻ được 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu bắt chước các cử chỉ của người léo như bắt chước nụ cười, nét mặt, âm thanh hay cử chỉ của người lớn. Nếu em bé của bạn ít hoặc không có những hành động bắt chước này thì rất có thể bé đã bị tự kỷ bẩm sinh.

9. Trẻ không thể hiện các cử chỉ giao tiếp với người khác

Trẻ thiếu đi các cử chỉ, khả năng giao tiếp với người xung quanh cũng có thể là biểu hiện của tự kỷ. Trong giai đoạn phát triển từ 9 đến 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể vẫy tay, mỉm cười, bắt tay, cụng đầu, tiếp cận với mọi thứ xung quanh, giao thiệp với mọi người thông qua những hành động đó. Nếu bé bị thiếu những kỹ năng này thì rất có thể trẻ đang bị tự kỷ.

Trẻ không thể hiện các cử chỉ giao tiếp với người khác
Trẻ thiếu đi các cử chỉ, khả năng giao tiếp với người xung quanh cũng có thể là biểu hiện của tự kỷ

10. Các hành vi bất thường khác

  • Bé quấy khóc, khó thích nghi với môi trường mới.
  • Trẻ sơ sinh có thể xoay người theo vòng lặp nhất định hoặc vẫy tay liên tục.
  • Bé không thích vui đùa, ít vui vẻ, chỉ thích thu hẹp thế giới của mình với một số món đồ vật hay hoạt động nhất định.
  • Trẻ nhạy cảm với mùi vị, âm thanh và các hình ảnh.
  • Bé nhìn nghiêng hay phải liếc mắt khi nhìn đồ vật nào đó, quan sát mắt trẻ giống như bị lác.
Biểu hiện trẻ tự kỷ
Bé chỉ thích thu hẹp thế giới của mình với một số món đồ vật hay hoạt động nhất định

Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ sơ sinh có dấu hiệu tự kỷ?

Để biết chắc chắn các biểu hiện của con có phải là dấu hiệu của tự kỷ hay không, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra, đánh giá. Mỗi trẻ thường có những mốc phát triển khác nhau, có trẻ chậm kỹ năng này nhưng lại nhanh nhạy ở kỹ năng khác nên không phải lúc nào những biểu hiện trên đây cũng là dấu hiệu của chứng tự kỷ.

Thăm khám giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân bị tự kỷ và chẩn đoán chính xác tình trạng của bé, từ đó có can thiệp phù hợp giúp bé giao tiếp nhiều hơn, hòa nhập với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phác đồ trị liệu của bác sĩ giúp trẻ vượt qua hội chứng này.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ
Để biết các biểu hiện của con có phải là dấu hiệu tự kỷ không, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra, đánh giá

Trẻ sơ sinh bị tự kỷ rất cần sự quan tâm của gia đình, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con, giao thiệp với con, kêu gọi sự trợ giúp của những người xung quanh để trẻ cảm thấy mình được quan tâm. Cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ chính là cách trị liệu tốt nhất. Cha mẹ cần bám sát theo phác đồ trị liệu của bác sĩ

Trẻ sơ sinh cần những giao tiếp phi ngôn ngữ như: Dạy trẻ gật đầu, lắc đầu khi đồng ý hay phản đối, trẻ biết cầm nắm đồ khi được người khác đưa cho… phục hồi chức năng giao tiếp chính là cách giúp trẻ tương tác, hòa nhập hơn với thế giới bên ngoài. Thông qua cử chỉ để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ sơ sinh có dấu hiệu tự kỷ?
Trẻ sơ sinh bị tự kỷ rất cần sự quan tâm của gia đình, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con

Cha mẹ phải sát sao, theo dõi, tình trạng của trẻ có trở nên tốt hơn hay xấu đi cũng đều cần phải báo cáo lại với bác sĩ để có những hướng xử trí phù hợp với từng tình trạng cụ thể.

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc 10 biểu hiện điển hình của trẻ sơ sinh bị tự kỷ. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích, giúp cha mẹ nhận biết tình trạng của con yêu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận