Tổng Hợp 4 Khó Khăn Trẻ Tự Kỷ Thường Gặp Trong Sinh Hoạt

Trẻ tự kỷ gặp không ít khó khăn trong mọi mặt của cuộc sống, suốt quá trình phát triển về nhận thức, giao tiếp xã hội, hành vi… trẻ luôn bị kỳ thị và xa lánh, kéo theo cha mẹ của các con cũng khốn đốn về kinh tế. sức khỏe và sức bền bỉ.

https://www.trungtamphuchoichucnang.com/tu-ky/tre-tu-ky-hay-la-het.html
Trẻ tự kỷ gặp không ít khó khăn trong mọi mặt của cuộc sống

Tổng Hợp 4 Khó Khăn Trẻ Tự Kỷ Thường Gặp Trong Sinh Hoạt

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 4 khó khăn nổi bật mà hầu hết trẻ tự kỷ đều gặp trong sinh hoạt hàng ngày:

1. Khó khăn trong giao tiếp tương tác

Trẻ tự kỷ có thể không hiểu được những thông tin cơ bản, trẻ ít tương tác, khả năng trao đổi thông tin với bên ngoài bị hạn chế, không biết cách diễn đạt điều mình mong muốn và khó có thể lắng nghe hay hiểu được người đối diện đang nói gì.

Trẻ tự kỷ thường không thể hiểu hoặc đáp ứng được các thông điệp xã hội phổ biến, thậm chí không có khả năng nói chuyện hay phản ứng lại với người khác theo các bình thường, đòi hỏi cha mẹ phải tìm cách để giúp trẻ phát triển kỹ năng về giao tiếp và tương tác xã hội.

Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ vô cùng đặc biệt, trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, biểu hiện gương mặt hoặc sự sợ hãi, e dè… cũng là một loại ngôn ngữ trẻ đem đến, nhằm thể hiện cảm xúc cá nhân của mình, tuy nhiên khó ai có thể hiểu được ngoại trừ cha mẹ hoặc các nhà chuyên gia.

1. Khó khăn trong giao tiếp tương tác
Trẻ tự kỷ thường không thể đáp ứng được các thông điệp xã hội phổ biến

2. Thiếu dịch vụ chăm sóc chuyên biệt

Tự kỷ là một loại rối loạn phát triển phức tạp và đòi hỏi kiến thức và phương pháp điều trị trẻ tự kỷ đặc biệt để giáo dục và nuôi dạy. Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ cho con theo học các trung tâm chuyên biệt, đồng thời có thể giúp đỡ con trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên hiện nay các trung tâm hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ thường nằm ở khu vực các thành phố lớn như Thành Phố Hà Nội… chưa tiếp cận được với các trẻ ở vùng nông thôn. Gây khó khăn trên nhiều phương diện cho các bậc phụ huynh và trẻ mắc hội chứng tự kỷ này.

2. Thiếu dịch vụ chăm sóc chuyên biệt
Các trung tâm hỗ trợ cho trẻ tự kỷ thường nằm ở khu vực các thành phố lớn

3. Không đáp ứng đủ nhu cầu văn hóa

Bị kỳ thị, đối xử, phân biệt, trẻ rất cần sự thấu hiểu, cảm thông của tất cả mọi người, bởi tự kỷ nhẹ có thể trở thành một người có ích cho xã hội hoặc ít nhất có thể tự chăm sóc cho bản thân của mình. Bởi học thức và khả năng tiếp nhận của trẻ tự kỷ có hạn, việc dạy con học tập kèm với việc dạy con sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến cha mẹ chịu không ít áp lực.

Truyền thông và giáo dục của nước ta hiện nay còn hạn chế, đây cũng là lý do người tự kỷ rất ít được chào đón trong xã hội, họ bị xa lánh kỳ thị dù chẳng gây ra lỗi lầm gì hay làm ảnh hưởng gì tới mọi người. Trẻ tự kỷ không nên học các trường bình thường như các bạn cùng trang lứa, mà cần có trường chuyên biệt để được phát triển theo cách khác, nhằm đảm bảo chương trình giáo dục.

Tuy nhiên hiện nay việc cung cấp học thức, văn hóa, lập kế hoạch can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ còn nhiều bất cập, các trường và trung tâm hỗ trợ chuyên biệt còn xa lạ với trẻ không thuộc khu vực thành phố lớn.

3. Không đáp ứng đủ nhu cầu văn hóa
Bị kỳ thị, đối xử, phân biệt, trẻ rất cần sự thấu hiểu

4. Các chính sách hỗ trợ từ nhà nước còn hạn chế

Hiện nay ở nước ta, chính sách và luật dành cho người khiếm khuyết còn hạn chế, bởi tự kỷ chưa được xếp vào các dạng khuyết tật nên cũng chưa có chính sách, quy định hỗ trợ kèm theo. Ngoài ra cũng chưa có các chuẩn mực về chăm sóc y tế, giáo dục và tinh thần cùng các chính sách xã hội dành cho trẻ tự kỷ.

Bởi lẽ tự kỷ là một hội chứng rối loạn lan tỏa khá phức tạp và cần xếp vào các dạng khuyết tật nên được phân ra các loại tự kỷ vừa và nặng. Trong đó tự kỷ nặng cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt, các mức độ vừa và nhẹ có thể cho trẻ cải thiện tại các trung tâm giáo dục, phục hồi chức năng chuyên biệt để được hòa nhập với cộng đồng.

Ngoài ra còn vô số những khó khăn của trẻ tự kỷ không những trong sinh hoạt mà còn học tập, làm việc như trẻ tự kỷ khó ngủ… bởi các con bị giới hạn bản thân, không biết nói lên quan điểm hay dám thể hiện, không biết điều chỉnh hành vi… cũng là những cản trở không hề đơn giản đã và đang gây ra nhiều điều tiêu cực.

4. Các chính sách hỗ trợ từ nhà nước còn hạn chế
Hiện nay ở nước ta, chính sách và luật dành cho người khiếm khuyết còn hạn chế

Bên cạnh đó, cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ gặp không ít khó khăn, thách thức về tài chính, sức khỏe, sự bền bỉ… trong quá trình đồng hành cùng con. Chăm sóc trẻ tự kỷ đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ cùng sự bền bỉ, nhất là khi phải đối mặt với cơn giận dữ hoặc hành vi khó khăn của trẻ… sẽ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy mệt mỏi, áp lực và có khi muốn từ bỏ.

Cha mẹ còn phải đối mặt với những thách thức về tình cảm và sự thấu hiểu con. Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, giờ con là một đứa trẻ đặc biệt khi mà trẻ tự kỷ hay la hét, ăn vạ… đòi hỏi cha mẹ cần có sự hiểu biết và những kiến thức nhất định, hiểu con nhiều nhất có thể để có thể đối phó trước những hành vi và xử lý tình huống khó khăn.

Bởi vậy khi cha mẹ đã dành thời gian của mình để lo cho con tự kỷ, không đi làm được nên họ luôn mong muốn có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, chuyên gia và cộng đồng… để lắng nghe sự giúp đỡ về các kỹ năng và phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ, ngoài ra cung cấp các chương trình cần thiết giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ.

cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ gặp không ít khó khăn trong kinh
Cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ gặp không ít khó khăn

Vậy làm sao để giảm thiểu những khó khăn mà trẻ tự kỷ hay gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày?

Làm sao để giảm thiểu những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt?

Trẻ tự kỷ vốn là những đứa trẻ đặc biệt, gặp không ít khó khăn trong suốt quá trình phát triển, vậy nên một quy trình phục hồi chức năng chuẩn mực và can thiệp sớm sẽ giúp giảm tải được những khó khăn ấy. Ngoài ra, việc mà cha mẹ cần làm hàng ngày đối với con đó là không ngừng hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản nhất như việc đi vệ sinh, đánh răng, tắm rửa…

Duy trì cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học, nề nếp và phù hợp từ việc thức dậy, giờ ăn uống, giờ học tập, chơi thể thao… giúp con chủ động hơn và sống có kỷ luật. Nhắc nhở trẻ tránh xa những thứ có thể gây nguy hại như nước nóng, dao kéo… tránh việc con tự làm đau mình.

Dành nhiều thời gian tương tác, gần gũi với con qua các trò chơi, cho con ra ngoài chơi nhiều hơn nhưng cần có sự kiểm soát, tránh làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, sẽ khiến trẻ càng thụ động và độc lập.

Trong quá trình nuôi dạy con, chúng ta hãy không ngừng trao đổi, lắng nghe, chia sẻ với các chuyên gia về sự thay đổi về hành vi và những điều đặc biệt có ở con… để giúp trẻ cải thiện theo hướng tốt và hiệu quả hơn. Đồng thời giảm thiểu mệt mỏi của bản thân.

Làm sao để giảm thiểu những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt?
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Trên đây là những khó khăn trẻ tự kỷ thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta nên chia sẻ, cảm thông với các trường hợp trẻ tự kỷ đặc biệt của những người xung quanh. Chúc các bạn có sức khỏe tốt và hãy liên hệ với chúng tôi nếu có thắc mắc nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận