Phục Hồi Chức Năng cho Trẻ Tự Kỷ Với 8 Phương Pháp Hiệu Quả

Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ giúp trẻ khắc phục hiệu quả các triệu chứng cũng như có nhận thức, hành vi phù hợp với xã hội để hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Hiện nay, chương trình phân tích hành vi ứng dụng thường được áp dụng phổ biến giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. Vậy chương trình gồm những phương pháp nào? Hiệu quả ra sao? Chi tiết sẽ được tổng hợp đầy đủ trong bài viết sau đây!

Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ
Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ giúp trẻ khắc phục hiệu quả các triệu chứng cũng như có nhận thức phù hợp

Tổng hợp 8 phương pháp phục hồi chức năng can thiệp cho trẻ tự kỷ

Dưới đây là 8 phương pháp, bài tập cho trẻ tự kỷ thuộc chương trình phân tích hành vi ứng dụng thường được chuyên gia chỉ định giúp phục hồi chức năng hiệu quả cho trẻ tự kỷ.

Bố mẹ lưu ý, với mỗi trẻ nhỏ sẽ có biện pháp can thiệp riêng biệt, không nên tập theo chương trình khuôn mẫu để đảm đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi bé.

1. Phương pháp trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp

Đa phần trẻ tự lỷ thường gặp phải những khiếm khuyết trong phát triển giao tiếp, ngôn ngữ nên thường được chỉ định áp dụng các phương pháp về trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp. Các bài tập trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp thường được chia thành 3 mức độ khác nhau bao gồm:

  • Mức độ cơ bản: Đây sẽ là chương trình huấn luyện cơ bản, ban đầu với một số bài tập về những kỹ năng như: Kỹ năng bắt chước, kỹ năng tập trung, kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ, kỹ năng chuẩn bị đến trường, rèn luyện khả năng tự phục vụ của trẻ tự kỷ.
  • Mức độ vừa: Là chương trình huấn luyện mức độ tương đối về những kỹ năng giống với mức cơ bản nhưng sẽ ở mức độ cao hơn.
  • Mức độ cao: Là chương trình huấn luyện mức độ cao nhất về các kỹ năng cho trẻ tự kỷ như ở trên cùng với các bài tập kỹ năng về trường học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trừu tượng và các kỹ năng xã hội khác.
Phương pháp trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp
Các bài tập trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp thường được chia thành 3 mức độ khác nhau

2. Phương pháp hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu sẽ bao gồm những bài tập rèn luyện kỹ năng vận động, có liên quan đến những cử động nhỏ của bàn tay, cổ tay hay ngón tay, ngón chân. Ngoài ra còn là những cử động ở môi, lưỡi của trẻ. Các bài tập sẽ giúp cho trẻ hiểu về ngôn ngữ bằng lời nói và ngôn ngữ không lời, phối hợp chúng với các hoạt động chức năng của bàn tay, phát triển tốt hơn những nhận thức của trẻ tự kỷ.

Phương pháp hoạt động trị liệu sẽ bao gồm những nội dung như:

  • Rèn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày cho trẻ tự kỷ như: Kỹ năng tự ăn uống, tự mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh…
  • Kỹ năng hoạt động của tay: Trẻ sẽ được luyện cách viết, cách cầm nắm đồ vật nhỏ, cách dùng kéo hay cách vẽ.
  • Kỹ năng trước khi đi học.
Phương pháp hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu sẽ bao gồm những bài tập rèn luyện kỹ năng vận động

3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng chơi phù hợp

Thiếu hụt các kỹ năng chơi phù hợp với độ tuổi là đặc điểm thường thấy ở trẻ tự kỷ. Vì vậy, các bài tập rèn luyện về kỹ năng chơi cho trẻ sẽ không thể thiếu được trong giáo trình tổng hợp về các bài tập cho trẻ tự kỷ.

Các hoạt động chơi hay đồ chơi cho trẻ tự kỷ sẽ là phương tiện chủ yếu giúp trị liệu viên rèn cho trẻ các kỹ năng xã hội cũng như nhiều các trị liệu khác. Từ đó sẽ giúp cải thiện động cơ, cải thiện ngôn ngữ và cả những kỹ năng nhận thức khác.

Phương pháp rèn luyện kỹ năng chơi phù hợp
Hướng dẫn cho trẻ về kỹ năng chơi theo nhóm với một nhóm từ 5 đến 6 người

Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường gặp phải những hạn chế về kỹ năng chơi tập thể nhóm nhỏ. Vì vậy, trị liệu viên cần hướng dẫn cho trẻ về kỹ năng chơi theo nhóm với một nhóm từ 5 đến 6 người theo một chủ đề nhất định, giúp cho trẻ có cơ hội hòa nhập với bạn bè cũng như học được cách tuân thủ theo những luật chơi.

4. Phương pháp trị liệu tâm lý

Đa phần trẻ tự kỷ đều tồn tại cảm giác lo sợ do trẻ bị lạ lẫm với thế giới xung quanh, bản thân trẻ ít tương tác nên thường không có nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh, đặc biệt là khi tiếp xúc với những đồ vật mới hay hoàn cảnh mới. Những nỗi lo sợ này sẽ khiến cho trẻ ngày càng xa lánh với mọi người và thế giới xung quanh, trẻ tự thu mình lại trong thế giới của riêng mình.

Vì vậy, phương pháp trị liệu tâm lý là vô cùng cần thiết cho trẻ tự kỷ. Những hoạt động can thiệp giúp cho trẻ tiếp cận an toàn với thế giới đồ chơi và đồ vật, khám phá thế giới xung quanh theo cách tự tin hơn. Trẻ sẽ được làm việc với chuyên gia tâm lý mỗi tuần từ 1 đến 2 lần và mỗi lần khoảng 45 phút.

Phương pháp trị liệu tâm lý
Phương pháp trị liệu tâm lý là vô cùng cần thiết cho trẻ tự kỷ

5. Phương pháp âm nhạc trị liệu

Sử dụng phương pháp âm nhạc trị liệu giúp trẻ tự kỷ tham gia tích cực hơn vào quá trình tương tác xã hội, xây dựng, bồi đắp các ham muốn được giao tiếp với người khác. Theo đó, trị liệu viên sẽ huấn luyện, hội nhập về âm thanh cho trẻ, đặc biệt là với trẻ bị rối loạn cảm giác, mẫn cảm với âm thanh hay tăng nhạy cảm với âm thanh.

Âm nhạc thường sẽ được lồng ghép cùng với các hoạt động vui chơi của trẻ. Phương pháp này thường được ứng dụng trong các mô hình trị liệu nhóm. Mỗi buổi trị liệu, bé sẽ được nghe từ 2 đến 3 bài có liên quan đến nội dung học hay các hoạt động vui chơi. Âm nhạc trị liệu có thể được chỉ định thực hiện cho bé từ 2 đến 3 buổi một tuần.

Phương pháp âm nhạc trị liệu
Sử dụng phương pháp âm nhạc trị liệu giúp trẻ tự kỷ tham gia tích cực hơn vào quá trình tương tác xã hội

6. Phương pháp điều hòa cảm giác

Các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ giúp trẻ khắc phục hiệu quả các rối loạn giác quan của cơ thể. Những kỹ thuật được ứng dụng giúp cho trẻ tăng hoặc giảm bớt những đáp ứng với những kích thích khác nhau. Mục đích của phương pháp này là giúp cho trẻ điều chỉnh những hành vi bất thường, đáp ứng thích hợp với các thông tin cảm giác, điều hợp. Từ đó giúp trẻ tự kỷ có cảm giác thư giãn và thích thú hơn.

Các phương pháp điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ được xem là những công cụ có giá trị, dạy cho trẻ cách tương tác, hòa nhập tốt hơn với môi trường sống xung quanh.

Phương pháp điều hòa cảm giác
Các phương pháp điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ được xem là những công cụ có giá trị

7. Phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn khi cố gắng hòa nhập với với những đứa trẻ khác cùng môi trường hoạt động xã hội bình thường. Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết trẻ tự kỷ có đi học được không? Theo chuyên gia, hòa nhập cộng đồng là điều rất cần thiết với trẻ tự kỷ ngay cả khi bé tỏ ra thờ ơ và không hào hứng.

Theo đó, phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ sẽ được thực hiện bằng cách đưa trẻ tự kỷ đi học mẫu giáo từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày để trẻ được tham gia, hòa nhập vào nhóm. Từ đó giúp cho trẻ tự kỷ hòa nhập với cộng đồng tốt hơn, có nhận thức về các mối quan hệ xã hội. Trẻ sẽ được tham gia với vai trò là thành viên của nhóm tuy mức độ tham gia của trẻ tương đối hạn chế.

Phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn khi cố gắng hòa nhập với với những đứa trẻ khác

8. Phương pháp giáo dục đặc biệt

Trẻ tự kỷ thường cần đến những chương trình đặc biệt phù hợp với khả năng cũng như xu hướng của trẻ. Phương pháp này có thể được thực hiện tại nhà. Chuyên gia sẽ hướng dẫn gia đình can thiệp cho trẻ tại nhà, mỗi ngày từ 1 đến 2 lần và mỗi lần từ 30 đến 45 phút dựa trên các bài tập can thiệp hành vi, ngôn ngữ trị liệu cùng với những hoạt động trị liệu và chơi trị liệu.

Phương pháp giáo dục đặc biệt có thể sẽ cần cử giáo viên có chuyên môn về giáo dục đặc biệt, đến trường của trẻ để hướng dẫn trực tiếp cho trẻ. Thường sau từ 1 đến 2 tháng trẻ sẽ được đánh giá lại các chức năng và đưa ra phương pháp can thiệp mới phù hợp với tình trạng hiện tại.

Phương pháp giáo dục đặc biệt
Phương pháp giáo dục đặc biệt cần cử giáo viên có chuyên môn về giáo dục đặc biệt đến trường của trẻ

Áp dụng phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần đảm bảo nguyên tắc gì?

Khi áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc sau đây:

  • Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu cần can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
  • Nhóm can thiệp sớm cho trẻ sẽ bao gồm: Bác sĩ phục hồi chức năng nhi khoa, chuyên viên tâm lý, cán bộ tâm thần, trị liệu viên về ngôn ngữ, hoạt động trị liệu, giáo viên mẫu giáo và đặc biệt cần phải có sự kết hợp của cha mẹ, người thân trong gia đình.
  • Tùy theo phân loại tự kỷ khác nhau cũng như mức độ tự kỷ của từng trẻ sẽ có những chương trình can thiệp phù hợp riêng.
  • Cha mẹ cần hết sức kiên trì, can thiệp cho con đều đặn theo các đợt được tại trung tâm phục hồi chức năng cũng như kết hợp với các phương pháp phục hồi tại nhà cho trẻ.
Áp dụng phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc trên đây

Ngoài ra, trẻ tự kỷ có thể được chỉ định kết hợp dùng thuốc cùng với các phương pháp phục hồi chức năng. Thuốc cho trẻ tự kỷ giúp tăng cường khả năng tập trung, giảm thiểu các triệu chứng, đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ, điều chỉnh lại hành vi cho trẻ.

>>Có thể bạn quan tâm: Trẻ Tự Kỷ Có Nên Uống Thuốc Không? Loại Nào Tốt Cho Bé

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc 8 phương pháp can thiệp giúp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận