Hướng Dẫn 5 Bài Tập Hỗ Trợ Điều Hoà Cảm Giác Cho Trẻ Tự Kỷ

Trẻ tự kỷ không thể tự hồi phục nếu không có một quy trình can thiệp chuẩn mực, đồng thời nên áp dụng các bài tập hỗ trợ điều hòa cảm giác để giúp trẻ tăng sự nhận thức, cảm nhận giác quan của chính mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 bài tập hỗ trợ điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ hiệu quả.

Hướng Dẫn 5 Bài Tập Hỗ Trợ Điều Hoà Cảm Giác Cho Trẻ Tự Kỷ
Áp dụng các bài tập hỗ trợ điều hòa cảm giác để giúp trẻ tăng sự nhận thức

Hướng dẫn 5 bài tập hỗ trợ điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 5 bài tập điều hòa cảm giác vô cùng hiệu quả cho trẻ tự kỷ:

1. Bài tập điều hòa thị giác

Trường hợp trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện hoặc sợ ánh sáng, luôn tránh ánh nhìn từ mọi người, ngại tiếp xúc trực diện thì cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động như: Vẽ, sơn màu, cắt, xâu, nặn… hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi mắt trẻ phải nhìn một cách tập chung, để có thể định hướng cho bàn tay.

Những trò chơi có ánh chiếu sáng hoặc đồ chơi màu sắc rực rỡ, nổi bật hay có ánh đèn cũng rất có ích vì chúng sẽ tác động mạnh vào thị giác qua độ tương phản. Ngoài ra, tăng cường sử dụng giao tiếp bằng mắt với trẻ trong quá trình nói hay hướng dẫn bằng việc để quả bóng trước mặt con rồi di chuyển theo các hướng để luyện mắt, giúp trẻ nhạy bén và cung cấp thêm những tín hiệu bằng mắt.

Tất cả các hoạt động này nên được thực hiện trong không gian vừa đủ, giúp trẻ tập chung và chú ý tối đa. Bài tập này sẽ dần hình thành cho trẻ sự mạnh dạn khi đối thoại với người khác, tăng khả năng cảm nhận bằng ánh mắt cũng như nhạy bén hơn.

Bài tập điều hòa thị giác
Để hình ảnh trước mặt con rồi di chuyển theo các hướng để luyện mắt

2. Bài tập điều hòa xúc giác

Trường hợp trẻ ít tương tác, khó kiểm soát vận động đúng tầm, cử động quá mạnh hoặc quá nhanh một cách dập khuôn, thì cha mẹ nên cho con thực hiện đều đặn những bài tập điều hòa xúc giác bằng việc người lớn ngồi từ phía sau, ôm lấy người trẻ đan 2 tay vào nhau và ghì sát 2 cánh tay vào người trẻ, từ từ siết chặt rồi thả lỏng.

Hoặc cho trẻ nằm ngửa, uốn cong người lên, tay để đằng sau và nâng người lên khỏi sàn. Việc sử dụng vải mềm, bàn chải chà xát lên da, vuốt ve, cù nách con tạo cảm giác trêu đùa, kích thích, chơi với cát hoặc đất nặn… cũng sẽ tăng khả năng tiếp xúc cho trẻ.

Ôm trẻ và âu yếm để con có thể cảm nhận được tình yêu thương. Từ đó sẽ giúp con hình thành thói quen thấu hiểu, biết chia sẻ và xoa dịu phần nào nỗi đau tinh thần trong con.

Bài tập điều hòa xúc giác
Có thể sử dụng vải mềm, bàn chải chà xát lên da của trẻ tự kỷ

3. Bài tập điều hòa thính giác

Nếu trẻ không phản ứng khi gọi tên có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy cha mẹ có thể vỗ nhẹ xung quanh tai của trẻ, vuốt vành tai, khi cho con nghe nhạc cần điều chỉnh âm thanh theo các mức độ từ nhỏ đến lớn hơn một cách linh hoạt, cho con nghe những thể loại nhạc sâu lắng, du dương để tăng khả năng cảm nhận, con được nghe nhiều âm thanh thú vị hơn sẽ giảm bớt sự căng thẳng.

Bài tập điều hòa thính giác
Trẻ không phản ứng khi gọi tên

4. Bài tập điều hòa vị giác

Nên can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bằng cách tập chung cho con nhai nhiều thức ăn, cho trẻ ăn uống đa dạng, không nên để con vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại sẽ làm giảm khả năng thưởng thức mùi vị đồ ăn. Nếu trẻ không thích thực phẩm nào hay phản ứng khi ăn món ăn đó thì hãy cho trẻ ăn ít một, xen kẽ với đồ ăn trẻ yêu thích hơn để con biết trân trọng đồ ăn.

Bài tập điều hòa vị giác
Tập chung cho con nhai nhiều thức ăn, cho trẻ ăn uống đa dạng

5. Bài tập điều hòa khứu giác

Cho trẻ ngửi nhiều mùi vị từ đồ ăn, hoặc những mùi đặc biệt khác nhau từ những loại hạt, thậm chí có thể cho con ngửi những mùi đặc trưng như các loại mắm… nhằm giúp tăng sự cảm nhận cho trẻ, từ đó có thể nhận biết những mùi thích và mùi trẻ không thích qua biểu cảm và hành vi phản ứng.

Lưu ý: Trong quá trình áp dụng các bài tập, cha mẹ cần lưu ý:

  • Cường độ và tần suất bài tập còn phụ thuộc vào các dạng tự kỷ khác nhau, mức độ sức khỏe, khả năng của mỗi trẻ, với những trẻ có ngưỡng cảm giác cao thì nên thực hiện các bài tập mạnh từ đầu.
  • Nếu trẻ có ý né tránh và luôn sợ hãi thì nên áp dụng các bài tập một cách nhẹ nhàng từng động tác một, để trẻ có thời gian làm quen rồi tăng dần mức độ.
  • Với những trẻ không hợp tác hoặc gặp khó khăn khi thực hiện thì các bạn không nên cố gượng ép, mà cần nghe lời khuyên từ chuyên gia.
Bài tập điều hòa khứu giác
Cho trẻ ngửi nhiều mùi vị từ đồ ăn, hoặc những mùi đặc biệt

Vậy công dụng hay ý nghĩa của những bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ là gì?

Tác dụng của các bài tập điều hòa cảm giác dành cho trẻ tự kỷ

Các bài tập điều hòa cảm giác sẽ giúp điều chỉnh các hành vi bất thường của trẻ tự kỷ, cụ thể là giúp trẻ có thể đáp ứng thích hợp với các thông tin tiếp nhận được từ bên ngoài, từ đó dần tương tác với môi trường xung quanh.

Giúp trẻ tăng cường khả năng chú ý quan sát, cảm nhận nhiều hơn cả về các hành động có ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, con sẽ linh hoạt hơn trong giao tiếp, đồng thời phát triển ngôn ngữ, tư duy và ảnh hưởng cảm nhận về cơ thể cùng như định hình vận động.

Điều hòa cảm giác cần được lên kế hoạch cụ thể cho phù hợp với từng tình trạng, mức độ, độ tuổi cũng như từng hoàn cảnh cụ thể. Khi có thể áp dụng các bài tập một cách dễ dàng, trẻ chịu hợp tác hơn thì hệ tiền đình của trẻ tự kỷ sẽ cải thiện khả năng giữ thăng bằng, giúp con rèn được sự tập trung, giúp giảm tỉ lệ những hành vi tự kỷ và những hành động tự làm đau bản thân.

Vì vậy chúng ta nên áp dụng lên con những bài tập điều hòa cảm giác, bởi biết đâu sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn và chúng ta sẽ có thêm động lực cố gắng mỗi ngày giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên cha mẹ không thể tự làm điều đó một mình, mà cần sự can thiệp, hỗ trợ từ các chuyên gia để sớm có quy trình phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ một cách chuẩn mực.

Tác dụng của các bài tập điều hòa cảm giác dành cho trẻ tự kỷ
Giúp trẻ tăng cường khả năng chú ý quan sát

Vậy khi chăm sóc trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác chúng ta cần biết điều gì?

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác

Không phải ai cũng có khả năng và kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ, thậm chí các bậc phụ huynh gặp không ít khó khăn khi con bị tự kỷ, chúng ta cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không quát mắng con trong bất kể trường hợp nào: Dễ gây ra tình trạng tự kỷ thoái lui ở trẻ, nên kiên nhẫn và cảm thông cho những hành vi, phản ứng đặc biệt của trẻ tự kỷ.
  • Hãy dành quỹ thời gian tối đa ở bên làm bạn, đồng hành và chơi cùng con: Không để trẻ có cảm giác một mình, cô lập hay không được quan tâm.
  • Nhẹ nhàng trước những lỗi lầm con gây ra: Không vì sự tức giận mà dùng bạo lực với trẻ tự kỷ, sẽ khiến con sợ hãi và ám ảnh.

Cha mẹ hãy luôn là chỗ dựa vững chắc cho trẻ tự kỷ, ngoài ra cần tìm cho con một môi trường chuyên biệt để con được tiếp cận với các biện pháp trị liệu, đồng thời kết hợp với sự chẩn đoán và lời khuyên của chuyên gia giúp khôi phục chức năng cho trẻ tự kỷ một cách tốt nhất, tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác
Hãy dành quỹ thời gian tối đa ở bên làm bạn, đồng hành và chơi cùng con

Trên đây là các bài tập giúp hỗ trợ điều hòa chứng rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ. Mọi thông tin cung cấp đều mang tính chất tham khảo, nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận