Trẻ tự kỷ có nên uống thuốc? Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ đôi khi có thể giúp cải thiện hành vi và những khó khăn trẻ tự kỷ gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nhóm thuốc dành cho trẻ tự kỷ.
Trẻ tự kỷ có nên uống thuốc không?
Hiện nay, không có loại thuốc nào được FDA chấp thuận để điều trị các triệu chứng chủ yếu của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Cha mẹ chỉ nên cho trẻ tự kỷ uống các loại thuốc bổ não và thần kinh để hỗ trợ quá trình điều trị khi các triệu chứng bệnh ảnh hưởng tiêu cực nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về tiền sử các vấn đề của con mình và đưa trẻ đến bác sĩ chuyên môn có thể quyết định trẻ nhỏ có thể dùng thuốc kết hợp điều trị hay không.
Thông thường, các bác sĩ sẽ xem xét và kê đơn thuốc dành riêng cho mỗi triệu chứng ở trẻ tự kỷ. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý tới các tác dụng phụ của thuốc để cân nhắc sử dụng cho trẻ và có những biện pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Trên thực tế, có một số loại thuốc có thể được chỉ định cho trẻ tự kỷ dùng đồng thời trong quá trình trị liệu nhằm tăng cường chức năng của não bộ, tăng khả năng ghi nhớ, giảm bớt căng thẳng hay một số triệu chứng rối loạn cảm giác, cáu kỉnh, mất ngủ, tăng động quá mức ở trẻ.
Bên cạnh đó, một số trẻ tự kỷ có thể sẽ bị phụ thuộc vào các nhóm thuốc hỗ trợ, đôi khi không thể mang lại các tác động như mong muốn mà còn phản ứng ngược lại gây ra các vấn đề về cả thể chất lẫn tinh thần nghiêm trọng, thậm chí còn gây nhiều tình trạng bệnh nặng hơn bình thường.
Do não bộ của trẻ tự kỷ chậm phát triển hơn so với những trẻ bình thường khác cho nên khó khăn của trẻ tự kỷ thường gặp như khiếm khuyết giao tiếp xã hội, khả năng vận động và tiếp thu kém. Vì thế cha mẹ có thể bổ sung thuốc cho trẻ tự kỷ để tăng khả năng hoạt động của hệ thần kinh và giảm tình trạng bất thường trong hành vi, tâm lý của trẻ tự kỷ.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc chữa bệnh cho trẻ tự kỷ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh của trẻ và tuyệt đối không nên cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào kể cả các loại thuốc bổ nếu không có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn.
Các nhóm thuốc dành cho trẻ tự kỷ cha mẹ cần biết
Để có thể giảm nhẹ các triệu chứng tự kỷ ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các nhóm thuốc dưới đây và đặc biệt lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
1. Nhóm thuốc chống loạn thần
Nhóm thuốc chống loạn thần gồm có 2 loại thuốc Risperidone và Aripiprazole đã được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm mỹ (FDA) kiểm định và cho thấy kết quả cải thiện tích cực ở trẻ tự kỷ.
Ngoài ra còn một số thuốc khác cũng thuộc nhóm này như haloperidol, clonidine (Kapvay), guanfacine (Intuniv), lithium (Lithobid), carbamazepine, valproic axit với cơ chế tác dụng lên các chất dẫn truyền trong não trẻ.
Thuốc có tác dụng điều trị giảm thiểu tình trạng cáu kỉnh, các hành vi bất thường như tăng động và các hành động lặp đi lặp lại, gây tổn hại bản thân và dành cho trẻ tự kỷ từ 5 đến 16 tuổi.
Cha mẹ cần cân nhắc tới các tác dụng phụ như tăng cân, an thần và các triệu chứng run, nói lắp và hoang tưởng trong việc sử dụng nhóm thuốc chống loạn thần này cho trẻ tự kỷ.
2. Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin bao gồm sertraline, citalopram và fluoxetine được dùng để điều trị trẻ tự kỷ trong các trường hợp trẻ có biểu hiện của chứng trầm cảm như cảm thấy u buồn, lo lắng và có những hành vi ám ảnh suốt nhiều thời gian.
Bên cạnh những lợi ích điều trị tạm thời ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ, nhóm thuốc này gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ trầm trọng, tăng cân ngoài ý muốn và trẻ tăng động hơn bình thường.
3. Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng có tác dụng sử dụng trong điều trị trầm cảm và rối loạn hành vi ám ảnh cưỡng chế ở trẻ tự kỷ nhưng nhóm thuốc này hiệu quả hơn nhóm thuốc SSRI. Tuy vậy, tác dụng phụ của nhóm thuốc thuốc này xảy ra nhiều hơn hơn, bao gồm táo bón, khô miệng, mờ mắt và buồn ngủ.
Các loại thuốc trong nhóm thuốc này có thể kể đến như protriptyline (Vivactil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, amoxapine, imipramine (Tofranil), desipramine (Norpramin), doxepin, trimipramine (Surmontil).
4. Thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ
Trẻ tự kỷ thường gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm. Dẫn đến trường hợp trẻ mệt mỏi, không tỉnh táo và còn có thể dễ bị kích động trong ngày.
Phổ biến là thuốc melatonin có khả năng làm giảm thiểu rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc này cho trẻ.
5. Nhóm thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trẻ tự kỷ thường có những hành vi như tăng động, mất tập trung và đây là hội chứng rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý ở trẻ tự kỷ. Và thường sẽ sử dụng thuốc methylphenidate để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ tự kỷ.
6. Nhóm thuốc bổ não
Để tăng cường phát triển các chức năng của não bộ trẻ ngay từ thời gian đầu, cha mẹ có thể tham khảo các nhóm thuốc bổ não cho trẻ tự kỷ được chỉ định như Pediakid Omega 3, Nature’s Way Kids Smart Drops DHA hay Nature’s Way Kid. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần cân nhắc lựa chọn cho trẻ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Những điều cần lưu ý trong việc sử dụng thuốc cho trẻ tự kỷ
Khi đã nắm rõ tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ và được bác sĩ chuyên khoa đưa ra những biện pháp trị liệu cùng với các nhóm thuốc để cha mẹ cân nhắc sử dụng cho trẻ thì cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để có thể sử dụng thuốc cho trẻ tự kỷ một cách an toàn nhất.
- Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo việc sử dụng thuốc cho trẻ tự kỷ an toàn.
- Việc xác định các loại thuốc mang lại lợi ích lớn cho trẻ tự kỷ và xác định liều lượng phù hợp với tùy từng cá nhân là một thách thức. Không phải trường hợp trẻ tự kỷ nào cũng có thể sử dụng cùng một loại thuốc và tất cả các loại thuốc đều sẽ có tác dụng phụ.
- Những phản ứng thuốc ở mỗi người có thể thay đổi theo thời gian, ngay cả khi liều lượng sử dụng thuốc không đổi. Bởi, theo thời gian, mỗi người sẽ có sự thay đổi phát triển về mặt hấp thụ khiến thuốc ngừng phát huy tác dụng cũng như có thể nhạy cảm khi tác dụng phụ của thuốc trở nên trầm trọng hơn.
- Cha mẹ nên theo dõi và sử dụng đúng định lượng của thuốc cho trẻ tự kỷ theo các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng để giảm thiểu tác hại cho trẻ.
- Cần phải lưu ý bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ theo chế độ ăn phù hợp. Bởi, trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với thực phẩm và có xu hướng xương mỏng hơn những trẻ bình thường khác nên chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng đối với trẻ trong suốt quá trình điều trị.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc cho trẻ tự kỷ, cha mẹ cũng cần quan tâm tới quá trình phát triển ở trẻ bằng cách tìm hiểu các liệu pháp hỗ trợ trẻ từ sớm để hỗ trợ thêm các kỹ năng vận động và tương tác xã hội ở trẻ.
Điều đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình tốt hơn bất kỳ loại thuốc nào dành cho trẻ tự kỷ. Cha mẹ cần kiên nhẫn thể hiện tình cảm đáp ứng nhu cầu của trẻ tự kỷ để trẻ có thể thoải mái phát triển hơn. Mặc dù chăm sóc và điều trị cho trẻ tự kỷ là một quá trình dài, nên chi phí chi trả mua thuốc là rất nhiều và còn kèm theo tác dụng phụ cho trẻ.
Tóm lại, việc trẻ tự kỷ có nên uống thuốc hay không còn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt cần lưu ý đó là chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho trẻ tự kỷ và nên đưa trẻ đến các trung tâm để tìm biện pháp điều trị trẻ tự kỷ kịp thời. Hy vọng bài viết này đã đem lại những thông tin hữu ích cho cha mẹ và trẻ tự kỷ. Chúc các bé luôn mạnh khỏe, sớm được điều trị kịp thời.