Giải Đáp Trẻ Tự Kỷ Có Bám Mẹ Không?

Trẻ tự kỷ thường không hề bám mẹ do bé khó giao tiếp, không muốn giao tiếp với bất cứ ai hay tương tác với bất cứ ai. Do trẻ không có sự biểu hiện tình cảm ngay với chính mẹ của mình nên trẻ thường không hề bám mẹ. Thông tin chi tiết sẽ trong bài viết sau đây!

Trẻ tự kỷ thường không hề bám mẹ
Trẻ tự kỷ thường không hề bám mẹ do bé khó giao tiếp

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?

Chuyên gia nhận định, trẻ tự kỷ thường không bám mẹ do trẻ chỉ muốn sống trong thế giới của mình, khó giao tiếp và trẻ ít tương tác với người khác. Trẻ không giao tiếp, không có sự biểu hiện tình cảm ngay với mẹ của mình nên thường sẽ không thấy trẻ bám mẹ.

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?
Chuyên gia nhận định, trẻ tự kỷ thường không bám mẹ do trẻ chỉ muốn sống trong thế giới của mình

Trẻ tự kỷ thường gặp phải các khiếm khuyết trong các mặt quan hệ xã hội, trong giao tiếp, trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, cử chỉ, hoạt động có sự hạn chế, thích lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác.

Trẻ tự kỷ thường lười giao tiếp, chỉ thích thu gọn trong thế giới của riêng mình, ngại tiếp xúc cũng như trò chuyện cùng mọi người xung quanh. Tự kỷ cũng khiến cho trẻ hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, trẻ thường lầm lì, không tương tác với mọi người xung quanh.

Người tự kỷ thường vô cảm trước mọi lời nói cho dù vẫn đang nghe, không có tương tác với mọi người xung quanh. Trẻ không có khả năng giao tiếp xã hội hay gắn kết xã hội. khả năng phát triển xã hội kém. Vì vậy, trẻ tự kỷ thường không giao tiếp hay biểu hiện tình cảm với người khác, ngay cả với mẹ nên bé sẽ không bám mẹ hay bất cứ ai khác.

Trẻ tự kỷ thường lười giao tiếp
Trẻ tự kỷ thường lười giao tiếp, chỉ thích thu gọn trong thế giới của riêng mình

Giai đoạn trẻ bám mẹ nhiều nhất thường được ghi nhận là trong giai đoạn từ 10 đến 11 tháng tuổi. Trẻ có thể quấy khóc, bám lấy, lo sợ khi phải rời xa mẹ. Giai đoạn tâm lý này hầu hết trẻ đều trải qua trong đời. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thì không như thế bởi trẻ không quan tâm đến thế giới xung quanh, ngay cả gọi trẻ không phản ứng thì việc bám mẹ là điều dường như không có ở trẻ tự kỷ.

Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ không bám mẹ là do tự kỷ?

Chỉ căn cứ vào một dấu hiệu trẻ không bám mẹ sẽ không thể kết luận được là trẻ bị tự kỷ hay không. Trẻ không bám mẹ tuy là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng tự kỷ nhưng không có nghĩa là trẻ không bám mẹ là bị tự kỷ. Khi phát hiện dấu hiệu trẻ không bám mẹ đi kèm với những triệu chứng bất thường khác như:

  • Con chậm nói, thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng, mất hẳn ngôn ngữ.
  • Trẻ không giao tiếp, không để ý đến người xung quanh.
  • Thường lặp đi lặp lại một số hành vi liên tục.
  • Trẻ không thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt, không hoặc rất ít khi cười…

>>>>Có thể bạn quan tâm: Trẻ tự kỷ có hay cười không? Tiếng cười có gì khác bình thường?

Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ không bám mẹ là do tự kỷ?
Chỉ căn cứ vào một dấu hiệu trẻ không bám mẹ sẽ không thể kết luận được là trẻ bị tự kỷ hay không

Cha mẹ hãy cho bé đi khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cùng với biểu hiện không bám mẹ, vì rất có thể chúng đều là những biểu hiện sớm của chứng tự kỷ. Trẻ em thường hồn nhiên và hay cười, bám mẹ là bản năng, là sự gắn kết của tình mẫu tử thiêng liêng.

Chỉ căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng trên cũng không thể giúp bác sĩ kết luận tình trạng của trẻ. Thông qua những triệu chứng này nếu phát sinh nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện một số bài test, kiểm tra và một số xét nghiệm chuyên biệt, tổng quan về các vấn đề khác như: Não bộ, thính giác… Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, chẩn đoán sau cùng về tình trạng của trẻ.

Biểu hiện trẻ không bám mẹ sẽ được xem là một công cụ để chẩn đoán hoặc sàng lọc hội chứng tự kỷ sớm ở trẻ. Khi có kết luận chính xác về tình trạng của bé, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp với từng tình trạng cụ thể như: Can thiệp hành vi, âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói và tự kỷ, vật lý trị liệu, tăng cường ngôn ngữ…

Biểu hiện trẻ không bám mẹ là dấu hiệu sớm của tự kỷ
Biểu hiện trẻ không bám mẹ sẽ được xem là một công cụ để chẩn đoán hoặc sàng lọc hội chứng tự kỷ sớm ở trẻ

Trên hết, cha mẹ hãy ở bên con, sự quan tâm, yêu thương lúc này sẽ là yếu tố then chốt giúp bé hòa nhập cộng đồng tốt hơn. tăng cường giao tiếp, điều chỉnh hành vi, hoàn thiện bản thân.

Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc các thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận