Top 5 Nguyên Nhân Được Ghi Nhận Dẫn Đến Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Nguyên nhân bị tự kỷ ở trẻ chưa được xác định bởi bất kể một nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ thì trẻ tự kỷ do bị tác động bởi yếu tố liên quan tới gen, môi trường sống, bất thường của cấu trúc não bộ… Để hiểu rõ hơn thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về nội dung này.

Nguyên nhân trẻ bị tự kỉ
Trẻ bị tự kỷ do đâu.

Tìm hiểu 5 nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tự kỷ mà mẹ nên biết

Tự kỷ ở trẻ đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Mặc dù vậy, cho tới hiện tại thì nguyên nhân bị tự kỷ ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ ràng là do đâu.

Tuy nhiên,theo các nhóm nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ thì khi kiểm tra nhóm trẻ tự kỷ nhóm nghiên cứu phát hiện ra hội chứng này có sự liên quan tới các yếu tố:

1. Di truyền

Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố di truyền có thể gây nên chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Nhất là trong quá trình kiểm tra ở trẻ em bị tự kỷ các chuyên gia thường thấy ở những trẻ đó đều mắc phải các hội chứng Relt hoặc hội chứng X dễ vỡ.

Bởi vậy, trong một gia đình có tiền sử người mắc chứng tự kỷ thì nguy cơ cao trẻ nhỏ trong gia đình đó cũng sẽ mắc tự kỷ và thưởng thì tỷ lệ bé trai mắc tự kỷ cao hơn bé gái do nhiễm sắc thể X trong cơ thể bé trai ít hơn.

Di truyền
Biến đổi gen là yếu tố có thể gây nên rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.

2. Ảnh hưởng trong quá trình mang thai của mẹ

Trẻ bị tự kỷ cũng có thể bị ảnh hưởng ngay từ khi còn ở trong bào thai. Trong đó ở thời kỳ thai nghén do mẹ bị nhiễm phải các loại virus như cúm, sởi hoặc nhiễm độc thai nghén, mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường, rubella…cũng được nhận định trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn.

Bên cạnh đó cũng có nhiều bà mẹ khi mang thai vẫn có thói quen sử dụng thuốc an thần hoặc dùng các loại thuốc để điều trị bệnh nhưng không biết rằng thành phần trong thuốc không hề tốt cho sự phát triển ở trẻ.

Ảnh hưởng trong quá trình mang thai của mẹ
Thuốc dùng trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

3. Bất thường của não bộ

Ở những trẻ bị tự kỷ các nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa việc não bộ của trẻ bị ảnh hưởng gây nên chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Và nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương não bộ, não bộ kém phát triển có thể do:

  • Trẻ sinh non dưới 36 tuần
  • Trẻ sinh non thiếu tháng nhẹ cân
  • Trẻ khó sinh phải can thiệp bằng các biện pháp can thiệp sản khoa
  • Trẻ bị vàng da nhân não sơ sinh
  • Não bào thai bị thiếu oxy gây cản trở sự phát triển của não
  • Trẻ gặp phải tình trạng xuất huyết não.
Bất thường của não bộ
Bệnh vàng da nhân não sơ sinh là yếu tố gây bệnh tự kỷ ở trẻ.

4. Yếu tố môi trường sống

Trong hầu hết những bất thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn phát triển các chuyên gia vẫn thường đề cập tới vấn đề môi trường sống gây ảnh hưởng tới trẻ.

Mặc dù nhận định đó cũng không phải hoàn toàn đúng với tất cả mọi trường hợp nhưng nếu phân tích rõ thì chúng ta có thể thấy một đứa trẻ được sinh sống trong môi trường độc hại, hóa chất chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thể chất và cả tinh thần.

Và nguy cơ cao trẻ bị tự kỷ là khó thể tránh khỏi nếu như vấn đề môi trường sống không được cải thiện.

5. Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý

Sự gia tăng trẻ tự kỷ trong thời gian gần đây được xác định bởi vấn đề tâm lý gây nên. Theo đó những trẻ sống trong gia đình có thiếu thốn sự quan tâm, yêu thương của bố mẹ hay trẻ phải sống tách biệt giữa bố hoặc mẹ… khiến trẻ cảm thấy cô đơn, buồn phiền và nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao trẻ bị mắc tự kỷ.

Do vậy, vấn đề tâm lý cũng được nhận định là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới vấn đề rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.

Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý
Trẻ bị kích động tâm lý gây nên rối loạn phổ tự kỷ.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Ngoại trừ những trường hợp những yếu tố liên quan tới di truyền thì để ngăn ngừa tình trạng tự kỷ ở trẻ bố mẹ có thể thực hiện các giải pháp sau:

  • Theo dõi thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Quá trình mang thai có rất nhiều vấn đề quan trọng mà nếu mẹ bỏ lỡ việc kiểm tra hay không chú ý tới hành trình phát triển của bào thai sẽ có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của con sau nay.

Bởi vậy, trong giai đoạn mang thai mẹ nên thực hiện thăm khám thai định kỳ. Đặc biệt là nên tham gia các buổi khám ở những mốc quan trọng ở cả 3 tam cá nguyệt và các xét nghiệm dị tật cho trẻ.

Bởi vì việc thăm khám và kiểm tra sẽ giúp các chuyên gia nắm bắt tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi cũng như nếu có bất thường cũng sẽ kịp thời phát hiện để tìm phương án xử lý.

Theo dõi thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Khám thai định kỳ giúp tầm soát các bệnh lý nguy hiểm của thai nhi.

 

Trẻ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo một môi trường sống tốt nhất bé phát triển. Đặc biệt là trong giai đoạn những năm đầu đời cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để cùng con vui chơi, học hỏi.

Quan trọng nhất là cha mẹ nên kích thích trẻ học nói càng sớm càng tốt bởi ngôn ngữ là phương tiện duy nhất để trẻ giao tiếp, truyền đạt. Và thông qua giao tiếp trẻ cũng có thể phát triển các chức năng hoạt động xã hội để phát triển tư duy, nhận thức và hành vi.

Thiết lập chế độ chăm sóc khoa học
Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ để kích thích trẻ biết nói sớm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 5 nguyên nhân bị tự kỷ ở trẻ. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích nhiều cho cha mẹ. Và nếu thấy con có những dấu hiệu bất thường trong quá trình lớn lên bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được kiểm tra và hướng can thiệp tốt nhất cho trẻ.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận