Trẻ Tự Kỷ Có Biết Bắt Chước Không? Cách Dạy Bé Bắt Chước

Trẻ tự kỷ thường không có khả năng bắt chước người khác do bé ít có hành vi quan tâm đến người xung quanh nên gặp khó khăn trong việc bắt chước. Vì vậy, trẻ ít hoặc không bắt chước cũng được xem là một biểu hiện đặc trưng của chứng tự kỷ.

Trẻ tự kỷ thường không có khả năng bắt chước người khác
Trẻ tự kỷ thường không có khả năng bắt chước người khác do bé ít có hành vi quan tâm đến người xung quanh

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?

Chuyên gia nhận định, trẻ tự kỷ không có khả năng bắt chước người khác bởi trẻ ít quan tâm đến hành vi của những người xung quanh, trẻ ít tương tác, ít để ý đến hành động của những người khác nên thường gặp khó khăn trong việc bắt chước. Vì vậy, không hoặc ít bắt chước cũng được coi là biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống như: Khả năng học tập, khả năng giao tiếp hay hòa nhập xã hội của trẻ.

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ thường phát triển nhanh chóng về kỹ năng giao tiếp cả bằng lời và phi ngôn ngữ cũng như khả năng cầm nắm, sử dụng các đồ vật khác nhau. Tâm lý học nhận định rằng, quá trình phát triển, học hỏi đó của trẻ là do khả năng bắt chước các hành vi và chuyển động thể chất.

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?
Chuyên gia nhận định, trẻ tự kỷ không có khả năng bắt chước người khác

Khi trẻ được 4 tháng tuổi đã có thể giao tiếp phi ngôn ngữ với mọi người và bắt chước một số hành động hay nét mặt của người khác như hành động mỉm cười hay cau mày. Thông qua hành động bắt chước của trẻ nhỏ, các chuẩn mực hành vi, kỹ năng tự phục vụ cùng những hành động khách quan được hình thành và phát triển.

Bởi vậy, bắt chước được xem là nền tảng cho việc học nên điều quan trọng cần làm là phải thiết lập nó càng sớm càng tốt. Bắt chước giúp trẻ lĩnh hội và học được các hành vi nhanh, kích thích phát triển não bộ. Khi một đứa trẻ đã học được cách bắt chước, lúc này bố mẹ có thể bắt đầu luyện tập cho trẻ các kỹ năng phát triển khác về ngôn ngữ, tương tác xã hội cùng với nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Đa số trẻ em thường ở giai đoạn phát triển có thể tự tìm thấy những gì mình thích để bắt chước, làm theo mà không cần có sự tác động từ bên ngoài. Còn với trẻ tự kỷ không thích quan tâm đến người xung quanh, trẻ không chịu nói theo hay chỉ muốn thực hiện theo một số hoạt động mà trẻ thích, thiếu mất cơ chế bắt chước người khác hoặc thiếu hụt nhu cầu bắt chước khiến bé mất đi một kênh học tập, phát triển kỹ năng.

Bắt chước được xem là nền tảng cho việc học
Bắt chước được xem là nền tảng cho việc học nên điều quan trọng cần làm là phải thiết lập nó càng sớm càng tốt

Vì vậy, bắt chước được xem là điều cần thiết trong quá trình học tập của mọi đứa trẻ, không chỉ ở giai đoạn thơ ấu, đây còn được xem là phương pháp hiệu quả để trẻ đạt được các kỹ năng khác nhau khi trưởng thành. Thế nhưng, trẻ tự kỷ không thể tự học một số chức năng, hành vi, ngôn ngữ hay thông tin theo cách bình thường

Phương pháp giúp kích thích trẻ tự kỷ bắt chước

Cha mẹ có thể kích thích sự bắt chước, phát huy điểm mạnh của trẻ tự kỷ bằng một số phương pháp sau đây:

  • Tạo ra một số hoạt động vui nhộn phù hợp với sở thích của trẻ. Có thể sử dụng một số trò chơi có sự tương tác xã hội trong đó như: Kéo cưa, chi chi chành chành chành, tập tầm bông… Cha mẹ cần diễn đạt với nét mặt, giọng hát hay lắc lư cơ thể một cách biểu cảm để tạo hứng thú cho trẻ chơi cùng, hòa nhập vào trò chơi.
  • Thực hiện một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày lặp đi lặp lại nhiều lần để cho trẻ nhớ và thực hiện được.
  • Chia nhỏ các hoạt động kích thích trẻ bắt chước, giúp trẻ dễ dàng thực hiện với mức độ phát triển hiện tại. Duy trì lặp lại từng bước nhỏ đó nhiều lần để trẻ dễ quan sát và làm theo sau đó.
  • Hãy làm mẫu một số các hoạt động vui nhộn mà trẻ yêu thích, phù hợp với sở thích của con. Ví dụ như thường xuyên hát một giai điệu quen thuộc cho trẻ nghe và dừng lại giữa chừng để chờ đợi con hát tiếp.
  • Chủ động bắt chước lại các hoạt động mà trẻ đang chơi và chờ đợi để con bắt chước lại hoạt động chơi đó.
  • Thử ngắt nhịp giữa chừng trong các hoạt động chơi hoặc thay đổi cường độ trò chơi nhằm tạo sự thích thú cho trẻ. Chẳng hạn như trò chơi kéo cưa, có thể đưa đẩy tay nhanh rồi chậm dần và dừng lại. Chờ đợi để trẻ đưa tay thực hiện sang các bước tiếp theo.
Phương pháp giúp kích thích trẻ tự kỷ bắt chước
Phương pháp giúp kích thích trẻ tự kỷ bắt chước

Bắt chước các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày cùng đồ chơi chính là bước đầu tiên cha mẹ nên hướng tới và tiếp cận, giúp trẻ thích nghi tốt hơn so với những hình thức khác. Hãy luôn kiên trì, theo sát và dẫn dắt con, bạn có thể giúp bé học cách bắt chước nhiều hành động khác nhau. Từ đó giúp mở rộng kỹ năng chơi của trẻ cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội khác cho con.

Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc các thắc mắc liên quan đến vấn đề trẻ tự kỷ có biết bắt chước không. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hẫy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn, giải đáp thêm nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận