Tập vật lý trị liệu cho trẻ bị vẹo cổ, lưu ý quan trọng bạn cần biết

Tập vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ là phương pháp được các chuyên gia đánh giá là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay với trẻ vẹo cổ nói riêng và trẻ chậm phát triển nói chung. Để nắm rõ hơn về vật lý trị liệu và những lưu ý khi vật lý trị liệu, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Vật lý trị liệu cho trẻ bị vẹo cổ có hiệu quả không?

Theo các chuyên gia, để điều trị vẹo cổ ở trẻ sơ sinh sớm nhất, trẻ nên được can thiệp bằng can thiệp trị liệu để giúp trẻ cải thiện ngay từ nhỏ. Đây là phương pháp đã được nghiên cứu và chứng minh về mức độ hiệu quả cao.

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp các khối cơ cổ của trẻ không còn co cứng, sẽ được mềm ra và di chuyển dễ dàng hơn. Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ đúng cách, kiên trì cho con trong thời gian dài sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ như:

  • Giúp đường cong sinh lý và tần số vận động cột sống của trẻ trở lại như bình thường
  • Hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra với sọ mặt và cột sống cổ của trẻ
Vật lý trị liệu cho trẻ bị vẹo cổ có hiệu quả không?
Vật lý trị liệu là phương pháp được công nhận có mức độ hiệu quả cao hỗ trợ trẻ vẹo đầu

Bố mẹ có con bị vẹo cổ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế, trung tâm phục hồi chức năng để được bác sĩ, nhà chuyên môn kiểm tra, đánh giá về tình trạng của trẻ. Sau đó đưa ra cách chữa vẹo cổ trẻ sơ sinh phù hợp nhất.

5 bài tập vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ tại nhà

Dưới đây là những bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống đã được nhà chuyên môn nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá mức độ hiệu quả đã được nhiều bố mẹ kết hợp áp dụng tại nhà cho trẻ có hiệu quả sau thời gian tập luyện.

Bài tập số 1: Xoa bóp làm mềm khối cơ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố/mẹ cho trẻ nằm ngửa trên đùi của bố/mẹ đảm bảo phần đầu trẻ được đỡ bằng đầu gối, phần tai trùng với mép ngoài đùi.
  • Bước 2: Bố/mẹ sử dụng một tay để đỡ đầu trẻ, một tay còn lại sử dụng để miết, day lên cơ cần xoa.
  • Bước 3: Bố/mẹ thực hiện lặp lại nhiều lần đến khi cảm nhận được cơ của con mềm ra là hoàn thành.
5 bài tập vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ tại nhà
Bài tập xoa bóp làm mềm khối cơ nên được thực hiện thường xuyên để cơ thể trẻ dẻo dai hơn

Lưu ý: Bố mẹ có thể sử dụng thêm dầu massage để khi xoa cho con sẽ dễ dàng hơn và trong tác động giữa da tay với da trẻ, sử dụng dầu massage sẽ hạn chế được vùng da của trẻ bị đỏ, rát.

Bài tập số 2: Kéo dãn cơ ức đòn chũm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố/mẹ cho trẻ nằm ngửa trên đùi của bố/mẹ đảm bảo đầu trẻ được đỡ bằng đầu gối, phần tai trùng với mép ngoài đùi.
  • Bước 2: Bố/mẹ sử dụng hai tay để đỡ đầu của trẻ, đảm bảo cho trẻ được nằm trong tư thế thoải mái nhất.
  • Bước 3: Sử dụng một tay đặt lên đầu trẻ, nhẹ nhàng từ từ xoay đầu nghiêng về phía ngược lại với thân trẻ.
  • Bước 4: Một tay còn lại của bố mẹ kết hợp động tác miết cơ, xoa bóp tác động giúp cơ nhanh mềm hơn.
  • Bước 5: Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần đến khi cơ đã mềm ra.

Lưu ý: Trong các bước kéo cơ, bố mẹ nên kéo từ từ cơ để cảm nhận được cơ của trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuyệt đối không kéo quá nhanh hoặc quá mạnh, có thể khiến trẻ bị đau, thậm chí tác động không tốt đến cơ, xương của trẻ và để lại nhiều biến chứng khác, đặc biệt đối với trẻ lâu cứng cổ.

Bài tập số 2: Kéo dãn cơ ức đòn chũm
Khi kéo cơ cho con, bố mẹ nên kéo nhẹ nhàng tránh tác động quá mạnh đến trẻ

Bài tập số 3: Bài tập nằm nghiêng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố/mẹ cho trẻ nằm nghiêng người sang một bên trên một tấm đệm mềm. Sử dụng một chiếc gối dài chèn sau lưng trẻ để cố định tư thế nằm của trẻ.
  • Bước 2: Kê gối đầu cho trẻ bằng một chiếc gối mỏng (nếu như trẻ nằm nghiêng phía có khối u thì không cần nằm gối, nếu trẻ nằm nghiêng về phía không có khối u thì cần kê gối để hạn chế khiến trẻ đau, khó chịu.)
  • Bước 3: Đổi ngược lại tư thế nằm cho trẻ sau khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ để cơ thể trẻ được hoạt động, tránh mỏi cơ. Thay đổi tư thế nằm còn có công dụng co giãn khu vực có khối u.

Bài tập này không cần đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, với nhiều mẹ khi biết đến bài tập mới nhận ra mẹ thường xuyên có thói quen cho con nằm tư thế này. Đây là một thói quen tốt, các mẹ nên duy trì thói quen cho con để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bài tập số 3: Bài tập nằm nghiêng
Bài tập nằm nghiêng giúp trẻ cân bằng cổ ở cả hai hướng

Bài tập số 4: Xoay đầu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố/mẹ cho trẻ nằm ngửa người trên một chiếc nệm mền, gối cho trẻ một chiếc gối mỏng, nhẹ. Bố mẹ ngồi ở phía dưới chân của trẻ.
  • Bước 2: Một tay bố mẹ sử dụng để giữ khớp vai bên phía trẻ trẻ không bị vẹo cổ
  • Bước 3: Tay còn lại của bố mẹ đặt lên đầu trẻ, từ từ xoay đầu trẻ về phía cổ bị vẹo đảm đảm bảo cho phần cằm của trẻ hướng gần vai nhất có thể.
  • Bước 4: Giữ tư thế khoảng 10-15 giây, sau đó cho trẻ về lại tư thế nằm ngửa. Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần đến khi cảm thấy việc di chuyển cổ của trẻ dễ dàng hơn.

Lưu ý: Khi xoay đầu trẻ, bố mẹ nên quay với tốc độ chậm rãi, nhẹ nhàng. Chỉ khuyến khích xoay đầu trẻ hướng gần nhất về phía vai chứ không bắt buộc. Vì vậy những trẻ cổ còn đang cứng, chưa xoay được sâu thì bố mẹ không nên cố xoay, có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến xương cổ của trẻ.

Bài tập số 5: Bài tập sở thích

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố/mẹ cho trẻ nằm ngửa hoặc ngồi trên một tấm nệm mềm.
  • Bước 2: Sử dụng những món đồ chơi khiến cho trẻ thích thú
  • Bước 3: Bố mẹ cầm đồ chơi đứng hướng ngược lại với hướng trẻ bị vẹo cổ, tạo những tiếng động bằng đồ chơi để gây chú ý cho trẻ.

Bài tập này vô cùng đơn giản và là một trong những bài tập khiến trẻ thích thú, hào hứng khi tập và có thể áp dụng bất cứ lúc nào. Bố mẹ nên tập thường xuyên cho con để hình thành thói quen quay hướng khác của trẻ bị vẹo đầu.

Bài tập số 5: Bài tập sở thích
Chơi với con bằng đồ chơi xung quanh cũng là phương pháp giúp trẻ quay đều cả hai bên

Lưu ý khi vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ tại nhà

Khi tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà, mặc dù chỉ là những bài tập đơn giản đã được các nhà chuyên môn hướng dẫn chi tiết cho bố mẹ, tuy nhiên bố mẹ cần đảm bảo thật nhẹ nhàng, cẩn thận trong quá trình tập.

Trẻ sơ sinh thường xương chưa cứng được như những trẻ lớn tuổi hơn, xương của trẻ rất mềm, vì vậy trong quá trình tập mạnh tay hoặc sơ suất có thể ảnh hưởng đến xương của trẻ về sau.

Dưới đây là một số lưu ý bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao nhất.

  • Bố mẹ tuyệt đối không tự tập các bài tập khi không có chuyên môn và chưa được các nhà chuyên môn hướng dẫn chi tiết.
  • Vật lý trị liệu cần kiên trì tập luyện trong thời gian dài, vì vậy khi tập cho con, bố mẹ không được bỏ dở khi đang tập cho trẻ. Nên kiên trì tập cho con đến khi thấy hiệu quả.
  • Với những trẻ có khối u cơ ức đòn chũm, bố mẹ không nên tập khi khối u có hiện tượng nóng, đỏ, đau.
  • Các bài tập cần lực nhiều, nên kéo dãn cơ nhẹ nhàng từ từ, không nên kéo dãn cơ nhanh, đột ngột. Có thể khiến khớp của trẻ bị gãy hoặc một số biến chứng khác.
  • Bố mẹ không nên quá khắt khe với con, khi con khóc, chống đối không muốn tập thì nên dừng lại để con lấy lại tinh thần, tránh việc con bị hoảng sợ.
  • Bố mẹ nên tập vật lý trị liệu cho cọn trước các bữa ăn. Nếu như tập sau khi ăn, có thể sẽ xảy ra tình trạng trẻ trớ ra thức ăn do phải vận động quá nhiều.
  • Khi tập bố mẹ kết hợp với quan sát biểu hiện của trẻ, nếu thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, cơ thể tím tái thì nên dừng tập lại và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra thể trạng của trẻ.
  • Bố mẹ có thể tham khảo sử dụng gối chống vẹo cho trẻ trong quá trình tập để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý khi vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ tại nhà
Khi tập vật lý trị liệu cho trẻ bị vẹo cổ tại nhà cần nắm vững một số lưu ý

Trên đây là những thông tin chi tiết về vật lý trị liệu cho trẻ bị vẹo cổ cùng các bài tập và lưu ý khi tập cho trẻ để bố mẹ có thể kết hợp tập luyện cho trẻ tại nhà. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ cùng trẻ cải thiện được tình trạng vẹo cổ. Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến vật lý trị liệu, mời bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây để chúng tôi giải đáp trong thời gian ngắn nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận