Bé Lâu Cứng Cổ, Không Chịu Ngóc Đầu: Nguyên Nhân, Và Lưu Ý

Bé không chịu ngóc đầu là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển. Trẻ có thể tự ngóc đầu được trong khoảng thời gian 6-8 tháng tuổi, tuy nhiên nếu như con ở giai đoạn quá 8 tháng tuổi, bố mẹ nên cho con đi khám để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với con.

trẻ lâu cứng cổ
Bé không chịu ngóc đầu là nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ hiện nay

Trẻ sơ sinh bao lâu thì cứng cổ?

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ có cơ thể, đặc điểm và hệ miễn dịch khác nhau. Đồng nghĩa với sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau. Tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ sẽ cứng cổ sớm hay muộn. Thông thường, thời gian trẻ ngóc được cổ sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 Giai đoạn này dành cho trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi. Có nhiều trẻ sau khi sinh ra được 1-2 tháng đã có thể ngóc đầu với sự giúp đỡ của bố mẹ, và được xác định là những trẻ thuộc giai đoạn ngóc đầu sớm. Mặc dù trẻ đã cứng cổ nhưng bố mẹ khi bế con vẫn cần chú ý bế đúng cách vì con còn nhỏ, tránh ảnh hưởng đến cột sống của trẻ về sau.
Giai đoạn 2 Giai đoạn này dành cho trẻ từ 3 đến 5 tháng tuổi. Giai đoạn này tỷ lệ trẻ cứng cổ sẽ cao hơn so với giai đoạn 1. Trẻ có thể dần ngóc đầu dậy, thậm chí lật ngay trên giường. Khi con được 3 đến 5 tháng tuổi, bố mẹ có thể bế con dựng đứng, tuy nhiên vẫn cần đỡ đầu con để đảm bảo an toàn. Bé 5 tháng chưa ngóc được đầu được đánh giá là chậm phát triển.
Giai đoạn 3 Giai đoạn này dành cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi. Đây là giai đoạn được xác định cổ trẻ cứng nhất, cơ cổ phát triển hoàn toàn để ngóc được đầu dậy. Thậm chí nhiều trẻ ở giai đoạn này đã có thể bò và ngồi.

Trẻ sơ sinh được xác định sau 6 tháng cổ đã cứng và có thể ngóc đầu dậy, khi này xương cơ cổ của trẻ đã phát triển toàn diện để chuẩn bị cho hành trang lẫy, bò, đi của trẻ.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì cứng cổ?
Tùy vào thể trạng của từng trẻ sẽ có thời gian ngóc đầu khác nhau

Nếu như bố mẹ thấy cổ của con chưa cứng, con chưa ngóc được đầu dậy thì bố mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được chụp chiếu, kiểm tra về hệ xương cho trẻ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ chậm phát triển, trẻ yếu cổ hơn so với lứa tuổi, cần phải bổ sung chất dinh dưỡng và các bài tập tại trung tâm để cải thiện hơn.

>>>Xem thêm: Trẻ Mấy Tháng Tuổi Thì Đủ Cứng Cổ Để Có Thể Ngóc Đầu?

Nguyên nhân khiến trẻ không chịu ngóc đầu

Xác định nguyên nhân khiến trẻ không ngóc đầu, chủ yếu là do xương cổ của trẻ chưa được phát triển. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu công bố nguyên nhân chính thức khiến cho trẻ lâu cứng cổ. Ghi nhận từ số lượng những trẻ không ngóc đầu đến khám tại các cơ sở y tế, có thể do một số nguyên nhân như:

  • Trẻ sinh non
  • Trẻ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Trẻ mặc áo có cổ áo quá chật, mặc không đúng cách
  • Thời tiết, khí hậu thay đổi
Nguyên nhân khiến trẻ không chịu ngóc đầu
Trẻ không chịu ngóc đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến

Những nguyên nhân trên chỉ là phần nhỏ các nguyên nhân tác động đến trẻ khiến cho trẻ không tự ngóc đầu lên được mặc dù đã ngoài 6 tháng. Để nắm rõ được nguyên nhân chính xác khiến cho trẻ lâu cứng cổ, bố mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế để được xác định rõ nguyên nhân và tình trạng của con.

Bố mẹ nên làm gì khi thấy con chưa ngóc đầu?

Nghiên cứu cho thấy, trẻ ngoài 6 tháng tuổi hệ xương đã phát triển hoàn toàn, ngoại trừ những trẻ có tiền sử sinh non hoặc mắc dị tật bẩm sinh. Khi thấy hệ xương của con vẫn chưa phát triển mặc dù đã nhiều tháng tuổi, bố mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chụp chiếu, kiểm tra và đưa ra phương pháp phù hợp nhất để trẻ được phát triển toàn diện.

Với những trẻ sinh non, trẻ dị tật bẩm sinh thường sẽ phát triển chậm hơn so với độ tuổi, vì vậy có thể trẻ sẽ ngóc đầu chậm hơn so với độ tuổi từ 2-3 tháng. Hầu hết ngoài 8 tháng tuổi trẻ có thể tự ngóc đầu hoặc ngóc đầu có sự giúp đỡ của bố mẹ. Tuy nhiên, đến giai đoạn qua 8 tháng tuổi đến 10 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa ngóc đầu thì rất có thể đây là dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ sơ sinh, nên cho con gặp bác sĩ để nắm bắt được tình trạng của trẻ.

Bố mẹ nên làm gì khi thấy con chưa ngóc đầu?
Khi thấy con chưa chịu ngóc đầu, bố mẹ nên cho con đến các trung tâm y tế kiểm tra

Kết hợp với khám, bố mẹ nên kết hợp tập luyện cho con tại nhà một số bài tập đơn giản về cơ cổ của trẻ để cải thiện tình trạng cho con. Việc tập luyện cho con tại nhà không chỉ giúp con cải thiện xương cổ, phát triển cơ bắp mà còn là tiền đề để con đạt đến mốc lẫy, trườn, bò hạn chế tối đa tình trạng trẻ chậm đi.

Những bài tập giúp trẻ cứng cổ

Bố mẹ có thể tham khảo một số bài tập thể dục dưới đây để kết hợp tự tập tại nhà cho con. Những bài tập này đã được nghiên cứu và thử nghiệm có hiệu quả với trẻ.

Bài tập 1: Cho trẻ nằm sấp

Cách thực hiện: Bố mẹ cho con nằm sấp trên lồng ngực bố mẹ, sau một thời gian tập, có thể cho con nằm trên giường có đệm. Nên tập cho con khoảng 30 giây mỗi lần tập, tăng dần thời gian qua các lần tập.

Những bài tập giúp trẻ cứng cổ
Bài tập cho trẻ nằm sấp

Bài tập này bố mẹ nên áp dụng cho con khi con đang ở trong giai đoạn 2 đến 3 tháng tuổi. Bài tập này được các chuyên gia đánh giá khá đơn giản. Mẹ nên tập luyện cho con hàng ngày để đạt kết quả cao.

Bài tập giúp hệ cơ cổ và cơ lưng của trẻ cứng cáp, phát triển hơn, đồng thời các bộ phận khác cũng kết hợp với nhau uyển chuyển hơn. Nếu bé 3 tháng chưa ngóc đầu, bạn hãy tham khảo và áp dụng ngay bài tập này nhé!

Bài tập 2: Cho trẻ lăn tròn

Cách thực hiện: Bố mẹ cho trẻ nằm trên một tấm đệm mềm, lớn. Cho con nằm ở tư thế thẳng người, nhẹ nhàng lật cơ thể trẻ lật qua lật lại từ trái sang phải và ngược lại. Giống như bài tập trước, nên cho trẻ tập trong 30 giây và tăng dần thời gian sau nhiều lần tập.

Bố mẹ nên cho trẻ tập bài tập này khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi. Bài tập cứng cổ cho trẻ sơ sinh này tác động khá nhiều đến vùng cổ nên trong quá trình tập luyện, bố mẹ cần đảm đỡ cổ của trẻ để an toàn cho con.

Bài tập 2: Cho trẻ lăn tròn
Bài tập cho trẻ lăn tròn

Bài tập lăn tròn sẽ tác động nhiều vào các cơ của trẻ, giúp trẻ nhanh cứng cổ hơn và tăng khả năng kiểm soát tư thế nằm của trẻ. Ngoài ra, lăn người nhiều lần còn giúp trẻ phát triển não bộ, xoay nhiều lần trẻ sẽ phân biệt được các hướng trái phải, trước sau.

Bài tập 3: Cho trẻ nhảy theo nhạc

Cách thực hiện: Bố mẹ bế đứng trẻ lên cho dựa vào vai hoặc địu trẻ trên người, sau đó mở một bài nhạc có giai điệu vui tai. Bố mẹ sẽ cùng con lắc lư theo điệu nhạc.

Bài tập nên được áp dụng với trẻ từ 4 đến 5 tháng tuổi. Bài tập này mặc dù không tác động nhiều đến cơ xương cổ của trẻ nhưng được nhiều mẹ đánh giá cao về mức độ hiệu quả cho trẻ.

Bài tập 3: Cho trẻ nhảy theo nhạc
Mẹ bế bé nhảy theo điệu nhạc

Bài tập sẽ giúp cho trẻ giữ được thăng bằng cho cổ khi ngóc đầu dậy, ngoài ra các giai điệu nhạc còn giúp trẻ được kích thích não bộ hiệu quả, mẹ cũng sẽ được thư giãn cùng con sau một ngày dài.

Tuy nhiên khi nhảy theo nhạc, bố mẹ không nên nhảy quá mạnh và cần phải đỡ cổ của trẻ trong quá trình nhảy.

Bài tập 4: Tập xe đạp

Cách thực hiện: Bố mẹ cho trẻ nằm trên giường, sử dụng tay nắm vào hai chân của trẻ, di chuyển chân trẻ với động tác giống như đang đạp xe. Lặp đi lặp lại bài tập trong vòng 30s đến 1 phút tùy vào thể trạng của từng trẻ.

Bài tập 4: Tập xe đạp
Bài tập đạp xe đạp cho trẻ

Bài tập này có thể áp dụng với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, nếu như bé nhà bạn khi sinh ra vài ngày cơ thể cứng cáp thì có thể tập ngay khi con 2 đến 3 tháng tuổi.

Bài tập đạp xe không chỉ tác động vào cơ xương cổ của trẻ và còn giúp hệ tiêu hoá của trẻ cải thiện, hạn chế cho trẻ đầy hơi và bị táo bón.

Bài tập 5: Tập lái máy bay

Cách thực hiện: Mẹ cho con nằm trên chân, song song với mặt đất. Mẹ từ từ di chuyển chân lên di chuyển lên xuống. Lặp đi lặp lại trong vòng 30 giây.

Bài tập này được áp dụng với những trẻ có thể từ 2 tháng tuổi trở lên. Mẹ nên tập bài tập lái máy bay cho trẻ hàng ngày để trẻ cứng cáp hơn cơ xương.

Bài tập này khá nhiều trẻ thích thú, giúp cơ cổ và cơ lưng của trẻ cứng cáp hơn, ngoài ra trẻ còn có thể nhận biết được không gian qua bài tập này.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề nhiều bố mẹ lo lắng, trẻ không chịu ngóc đầu. Hy vọng với những thông tin có trên bài viết, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn tình trạng của con và tìm được phương pháp hỗ trợ hệ cơ cổ của trẻ phát triển hơn. Nếu có thắc mắc gì về trẻ lâu cứng cổ, mời các bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây để chúng tôi giải đáp trong bài viết tiếp theo.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận