Trẻ Mấy Tháng Tuổi Thì Đủ Cứng Cổ Để Có Thể Ngóc Đầu?

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ lâu cứng cổ hay nói cách khác là bé không chịu ngóc đầu, từ đó khiến cho cha mẹ thắc mắc về việc trẻ mấy tháng thì ngóc đầu. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng nhau đọc bài viết dưới đây nhé!

Cha mẹ hiện nay thắc mắc trẻ mấy tháng thì ngóc đầu
Trẻ chậm ngóc đầu khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ mấy tháng thì có thể ngóc đầu ?

Trẻ có thể ngóc đầu dậy và lật trên giường khi bé trong giai đoạn từ 3 đến 5 tháng tuổi. Cha mẹ chỉ cần chú ý quan sát thì có thể nhận thấy rõ ràng sự phát triển và tăng trưởng rất nhanh của trẻ qua từng giai đoạn.

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh (từ 1 đến 2 tháng) bé bị yếu cơ cổ, chưa đủ cứng cáp để trẻ có thể tự ngóc đầu lên được. Mà trong giai đoạn này, cha mẹ cha mẹ cần hết sức lưu ý khi bế trẻ nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cổ của trẻ.

Khi bước vào giai đoạn từ 3 đến 4 tháng, lúc này trẻ đã có thể ngóc đầu lên từ 45 đến 90 độ do cơ cổ của trẻ lúc này đã dần cứng cáp và trở nên dễ điều khiển hơn. Thời gian ngóc đầu của bé cũng càng ngày càng lâu hơn.

Trẻ mấy tháng thì ngóc đầu còn tùy thuộc vào tình trạng cứng cổ của trẻ
Trẻ từ 3 – 4 tháng trẻ đã có thể ngóc đầu do cơ cổ của trẻ đã cứng dần hơn

Bước sang giai đoạn 5 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự nâng đầu và điều khiển một cách linh hoạt. Cha mẹ cũng có thể bế trẻ theo nhiều cách khác nhau mà không cần phải e dè như những giai đoạn trước. Thậm chí ở giai đoạn này trẻ đã có thể tự ý ngồi hoặc bò.

Trên lý thuyết thì việc trẻ mấy tháng thì có thể ngóc được đầu đã được nêu ở trên. Nhưng thực tế thì các bé khi được sinh ra mỗi bé sẽ có những thể trạng cũng như khả năng phát triển khác nhau. Do vậy nên thời gian để trẻ có thể ngóc đầu ở mỗi bé là hoàn toàn khác nhau.

Trẻ ngóc đầu quá sớm hay quá muộn có đáng lo ngại ?

Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ ngóc đầu quá sớm hay trẻ chậm ngóc đầu bởi sự phát triển của trẻ sơ sinh thay đổi nhanh và rõ rệt theo từng ngày. Việc khi nào trẻ cứng cổ để có thể ngóc đầu cũng vậy, tùy vào khả năng phát triển của từng bé mà các bé sẽ có sự phát triển khác nhau.

Đối với trẻ bị chậm ngóc đầu hơn so với mốc phát triển thì cha mẹ không nên quá hấp tấp mà cố gắng tìm kiếm, tập luyện buộc trẻ phải ngóc đầu. Bởi khi trẻ chưa thể ngóc đầu chứng tỏ các cơ xương ở cổ của trẻ chưa thật sự hoàn thiện. Nên cha mẹ mà cố gắng bắt trẻ phải ngóc đầu thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ cổ của trẻ và có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị vẹo cổ. Khi trẻ có dấu hiệu chậm ngóc đầu kéo dài như trẻ 6 tháng chưa cứng cổ thì cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất hoặc các trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép để có thể đánh giá và can thiệp kịp thời.

Tình trạng chậm ngóc đầu kéo dài ở trẻ cha mẹ cần phải cho trẻ đi đánh giá tình hình
Chậm ngóc đầu kéo dài ở trẻ cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ

Các bài tập nằm sấp giúp trẻ sớm ngóc đầu

Việc đặt trẻ nằm sấp không chỉ giúp trẻ phát triển cơ cổ nói riêng mà còn giúp trẻ phát triển về vận động nói chung. Hành động ngóc đầu của trẻ là nền tảng để chuẩn bị cho những vận động khó hơn trong quá trình phát triển như lẫy, ngồi, bò và đứng. Sau đây là 5 cách tập nằm sấp giúp cho trẻ sớm ngóc đầu mà cha mẹ có thể tham khảo và luyện tập tại nhà cho trẻ:

Bài tập 1: Nằm sấp trên bụng

Mẹ có thể nằm trên sàn, trên giường hoặc là dựa vào gối. Sau đó đặt bé vào ngực hoặc vào bụng sao cho mẹ và bé mặt đối mặt với nhau. Hai cánh tay mẹ giữ thăng bằng cho trẻ. Có thể tập luyện bài tập này cho trẻ ngay từ khi trẻ được 1 tháng tuổi. Mặc dù trong 1 – 2 tháng đầu trẻ không thể ngóc đầu dậy nhưng tập cho trẻ nằm sấp ở tư thế này sẽ giúp cho cơ cổ và vai của trẻ phát triển mạnh mẽ.

Bài tập 2: Giao tiếp bằng ánh mắt

Với bài tập này, mẹ đặt bé nằm sấp trên đệm hoặc dưới sàn. Bởi vì trẻ rất thích ánh mắt và giọng nói của mẹ, sẽ luôn cố gắng ngóc đầu lên để nhìn mẹ. Chính vì vậy, sau khi đặt bé nằm sấp, mẹ nên hạ tầm nhìn của mình của mẹ xuống bằng với tầm nhìn của bé, nói chuyện với trẻ bằng giọng nói hoặc khuyến khích trẻ bằng âm thanh của các món đồ chơi. Thậm chí nếu trẻ đã cứng cáp hơn và có thể ngóc đầu thì mẹ có thể di chuyển đồ chơi vòng quanh trẻ để cơ cổ của trẻ linh hoạt hơn.

Bài tập 3: Nằm sấp trên đùi

Với bài tập này, mẹ sẽ đặt bé nằm ngang trên đùi mình. Một tay giữ phần hông và mông của trẻ. Mới đầu mẹ có thể hạ thấp phần đùi để trẻ có thể làm quen với bài tập. Sau đó mẹ có thể nâng phần đùi của mình nên để bé có thể ngóc đầu lên dễ dàng hơn. Nếu bé 3 tháng chưa ngóc đầu bạn có thể áp dụng cách này.

Bài tập 4: Bế bé nằm sấp

Bài tập này cần sự kết hợp giữa cha và mẹ. Mẹ dùng 1 tay luồn vào giữa 2 chân và đỡ phần bụng của trẻ, tay còn lại mẹ giữ phần đầu và vai của trẻ. Cha của bé có thể cầm đồ chơi để thu hút và khuyến khích trẻ ngóc đầu lên cao. Trẻ 4 tháng chưa ngóc được đầu có thể sử dụng bài tập này.

Bài tập 5: Nằm sấp trên gối

Đặt bé nằm sấp trên giường hoặc trên sàn nhà. Sau đó mẹ có thể cuộn một chiếc khăn tắm hoặc một chiếc chăn mỏng đặt ở dưới ngực của trẻ. Việc này giúp cho các cử động của trẻ khi nằm sấp được dễ dàng hơn. Tiếp theo mẹ có thể treo đồ chơi lên cao để gây sự chú ý với trẻ hoặc cũng có thể đặt một chiếc gương trước mặt trẻ để kích thích trẻ ngóc đầu.

Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng chậm ngóc đầu của trẻ bằng những bài tập cứng cổ giúp cho trẻ sớm ngóc đầu
Bài tập giúp trẻ cứng cổ và sớm ngóc đầu

Lưu ý:

  • Cha mẹ nên cho con nằm sấp trên ngực của mình ngay từ khi con mới được sinh ra trong một khoảng thời gian ngắn từ 15 đến 30s tùy thuộc vào độ thoải mái của trẻ.
  • Có thể tăng dần thời gian nằm sấp cho trẻ khi trẻ lớn dần và có thể đặt trẻ nằm sấp ở trên giường hoặc trải chăn, đệm mỏng cho trẻ nằm dưới sàn nhà.
  • Hãy đảm bảo rằng luôn đặt trẻ nằm sấp trong tầm mắt của mình.
  • Không có thời gian nhất định cho việc luyện tập này. Nhưng nếu trẻ bắt đầu có biểu hiện gắt hoặc khóc thì cha mẹ nên dừng bài tập lại ngay.

Mỗi cha mẹ cần chú ý đến những mốc phát triển của trẻ khi nuôi con, nếu nhận thấy tình trạng chậm ngóc đầu ở trẻ kéo dài lâu thì cha mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế uy tín hoặc các trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép để trẻ được đánh giá, can thiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về việc trẻ mấy tháng thì biết ngóc đầu, các bạn có thể để lại bình luận ở phần dưới bài viết nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận