Trẻ Chậm Nói Kém Tập Trung Có Phải Bị Tăng Động Giảm Chú Ý?

Hiện nay, mọi người thường cho rằng trẻ bị chậm nói kém tập trung đồng nghĩa với việc trẻ bị tăng động giảm chú ý. Vậy nhận định trên là đúng hay sai ? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chính các nhất về hai bệnh lý này ở trẻ nhé!

Cha mẹ hay nhầm giữa trẻ bị chậm nói kém tập trung và tăng động giảm chú ý.
Trẻ chậm nói kém tập trung có bị tăng động giảm chú ý ?

Biểu hiện nhận biết trẻ bị chậm nói kém tập trung

Tại các độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những biểu hiện chậm nói khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện chậm kém tập trung theo độ tuổi ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.

Các mốc độ tuổi Biểu hiện chậm nói kém tập trung ở trẻ
Trẻ 3-4 tháng tuổi
  • Không phản ứng với các tiếng động mạnh.
  • Không phát ra âm thanh gừ gừ hoặc có những không bắt chước những âm thanh mà trẻ nghe được.
Trẻ 7 tháng tuổi
  • Không chịu phản ứng với những tiếng động.
Trẻ 12 tháng tuổi
  • Không biết nói, không thích giao tiếp với mọi người.
  • Không biết thực hiện các hành động đơn giản như vẫy tay chào.
  • Không có phản ứng khi được người khác gọi tên.
Trẻ 15 tháng tuổi
  • Không nói được.
  • Không chỉ vào các bức tranh đồ vật khi được hỏi.
  • Không biết chỉ vào những vật mình thích để nhận được sự giúp đỡ từ người thân.
  • Không phải ứng với các động lệnh như “dậy nào”, “đi thôi”…
Trẻ 18 tháng tuổi
  • Không nói được nhiều hơn 6 từ.
  • Không giao tiếp dưới mọi hình thức.
  • Không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi được yêu cầu.
  • Không đáp ứng lại được các câu mệnh lệnh đơn giản.
Trẻ 19-23 tháng tuổi
  • Gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong việc tiếp thu những từ ngữ mới.
Trẻ 24 tháng tuổi
  • Không nói quá 15 từ.
  • Không hiểu những chỉ dẫn của bố mẹ.
  • Không chơi đồ chơi.
  • Không biết bắt chước hành động của người khác.
  • Không thể thực hiện các đoạn hội thoại đơn giản.
Trẻ từ 25-35 tháng tuổi
  • Không nói được các câu đơn giản 2-4 từ.
  • Không biết gọi tên các bộ phận trên cơ thể.
  • Không thể đặt câu hỏi đơn giản.
  • Người thân không hiểu cách diễn đạt của trẻ.
Trẻ 3 tuổi
  • Không thể dùng đại từ nhân xưng.
  • Không biết ghép các từ thành câu ngắn.
  • Không hiểu được các chỉ dẫn.
  • Lời nói không rõ ràng, thường xuyên lắp bắp.
  • Không tự đặt câu hỏi.
  • Không giao lưu với các trẻ khác.
Trẻ 4 tuổi
  • Không dùng đại từ “con” và “mẹ” theo đúng cách.
  • Chưa thể phát âm thành thạo các phụ âm.
  • Chưa hiểu được các khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.

Trẻ chậm nói kém tập trung có bị tăng động giảm chú ý không ?

Theo các chuyên gia, tăng động giảm chú ý có 3 dạng phổ biến: tăng động, giảm chú ý và dạng kết hợp.

  • Dạng tăng động: Trội về tăng động, nghịch ngợm nhiều nhưng vẫn tập trung chú ý tốt.
  • Dạng giảm chú ý: Trội về kém tập trung không nghịch ngợm nhưng độ tập trung chú ý kém.
  • Dạng kết hợp: Vừa tăng động, vừa kém tập trung chú ý.
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói kém tập trung hay tăng động giảm chú ý
Phân biệt trẻ chậm nói kém tập trung và tăng động giảm chú ý

Trong 3 dạng tăng động giảm chú ý phổ biến, kém tập trung là một dấu hiệu được đề cập đến nhưng lại không hề nhắc đến chậm nói.

Các nhà khoa học có đánh giá về sự phát triển của trẻ bị tăng động giảm chú ý trên nhiều khía cạnh, bao gồm cả khía cạnh phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Theo đó, đa phần trẻ bị tăng động giảm chú ý đều biết nói muộn, các kỹ năng về vận động thô và vận động tĩnh cũng bị hạn chế.

Chậm nói kém tập trung không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của trẻ
Tăng động giảm chú ý làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Mặc dù không được đề cập là một triệu chứng của tăng động giảm chú ý nhưng biểu hiện trẻ chậm nói lại khá phổ biến ở nhóm trẻ này. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa rằng trẻ chậm nói giảm chú ý là bị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Trẻ chậm nói thường có tốc độ chú ý tương ứng với mức độ phát triển ngôn ngữ. Ví dụ như một đứa trẻ 7 tuổi có khả năng ngôn ngữ ở mốc 4 tuổi thì khoảng thời gian duy trì sự tập trung của bé cũng chỉ đạt mốc ở mốc 4 tuổi chứ không phải ở mốc 7 tuổi. Điều này không có nghĩa là trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Cha mẹ thường hay nhầm trẻ bị chậm nói kém tập trung với trẻ bị tăng động giảm chú ý. Bởi do bị hạn chế trong giao tiếp, trẻ chậm nói thường khó bày tỏ mong muốn và nhu cầu của mình nên trẻ thường có cảm xúc và hành vi giống như trẻ tăng động giảm chú ý. Bởi vậy nên khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói thì cha mẹ nên đưa con đến gặp các chuyên gia và làm một số bài test cho trẻ chậm nói để có thẻ nắm rõ hơn tình hình của trẻ.

Chậm nói giảm chú ý làm khả năng giáo tiếp của trẻ bị hạn chế nên thường có biểu hiện cảm xúc như trẻ bị tăng động giảm chú ý
Trẻ bị chậm nói kém tập trung thường có biểu hiện giống trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ chậm nói kém tập trung ?

Khi phát hiện trẻ bị chậm nói kém tập trung, cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép để có thể biết được tình hình của bé và có các biện pháp can thiệp một cách hợp lý và kịp thời nhất. Ngoài ra, bé cũng rất cần sự hỗ trợ của bố mẹ để có thể giúp trẻ nhanh biết nói. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để có thể giúp đỡ bé mau chóng phát triển được đúng với mốc tuổi của mình.

    • Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ: Trẻ chậm nói thường sẽ phát âm không chuẩn nên nếu bắt chước theo ngôn ngữ của trẻ sẽ khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, lâu dần sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều hơn.
    • Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt: Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và bắt bé nhìn bằng mắt. Điều này đòi hỏi bé phải tập trung hơn cũng như tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Thường xuyên giao tiếp bằng mắt mới trẻ nhờ đó mà tạo ra những phản ứng tích cực trong khi giao tiếp.
    • Nói chậm. rõ ràng, dễ hiểu: Khi giao tiếp với trẻ, bố mẹ nên ngắt câu chậm và theo nhịp 2/1/2 ví dụ như: Lấy/cho mẹ/cái/ cốc… Hành động này giúp trẻ hiểu được yêu cầu và có phản ứng tốt hơn trong giao tiếp.
    • Dùng đồ chơi dạy trẻ tập nói: Mua cho trẻ những món đồ chơi ví dụ như thú nhồi bông hoặc là mô hình các con vật. Bố mẹ vừa chơi vừa chỉ vào các con thú và đọc to tên các con vật lên giúp trẻ có thêm vốn từ vựng, ghi nhớ hình dáng con vật và cả tên của chúng.
    • Dùng thẻ học kích thích bé chậm nói: Bố mẹ có thể dùng thẻ học gồm có các con vật, các loài hoa, các loại quả,… vừa chỉ và vừa đọc cho bé nghe, Việc làm này kích thích trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn bởi thẻ học có nhiều màu sắc.
    • Để trẻ tự xử lý thông tin: Khi đưa ra yêu cầu với trẻ hãy chờ 5 – 10 giây để trẻ tự xử lý thông tin. Nếu trẻ không thực hiện hãy làm mẫu giúp trẻ và lặp lại nhiều lần trong những tình huống và các trường hợp khác nhau.
    • Cho bé đi nhà trẻ: Khi đi học, trẻ sẽ phải tự làm nhiều thứ và bắt buộc phải biết ngôn ngữ để hoà nhập được với các bạn. Khi đó chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.
    • Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử: Hãy dành thời gian chăm sóc, trò chuyện cùng trẻ, không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: Tivi, iPad, điện thoại,… Chính điều này sẽ làm hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ.
Cha mẹ là người vô cùng quan trọng để giúp bé cải thiện tình hình chậm nói giảm chú ý
Cha mẹ cần giúp đỡ trẻ chậm nói giảm chú ý

Trên đây là toàn bộ thông tin về trẻ chậm nói giảm chú ý mà chúng tôi muốn mang đến cho các bạn, Mong rằng, thông qua bài viết này, các bậc cha mẹ có thể tự đánh giá được tình trạng của trẻ và có các biện pháp can thiệp kịp thời nhất.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận