Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ: Cách Làm Và Tầm Quan Trọng

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nền tảng quan trọng giúp trẻ cải thiện trí tuệ và khả năng giao tiếp trong tương lai. Tuy nhiên, với trẻ em chậm nói, việc phát triển ngôn ngữ nên nhớ tới sự trợ giúp của các chuyên gia, không nên tự ý thực hiện tại nhà. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay.

phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần làm gì
6 việc bố mẹ nên làm để phát triển ngôn ngữ cho con

6 việc bố mẹ cần làm để hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ có thể áp dung đa dạng các cách phát triển ngôn ngữ khác nhau cho trẻ. Tuy nhiên, khi dạy trẻ chậm nói, mẹ cần thông qua ý kiến của nhà chuyên môn trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào với trẻ. Tìm hiểu 6 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay.

1. Trực tiếp dạy trẻ tập nghe, tập nói

Khi ở độ tuổi học nói, trẻ sẽ thích bắt chước những gì trẻ đươc nghe và được thấy. Những chương trình giáo dục thiếu nhi, bộ phim hoạt hình là những chương trình bổ ích mẹ có thể cho trẻ xem để cải thiện khả năng nghe của trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể dạy trẻ cách gọi tên con vật, đồ vật qua sách báo hoặc trực quan.

Đặc biệt, phụ huynh cần thường xuyên giao tiếp với trẻ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nói ra những ý nghĩ, mong muốn của mình. Mẹ hãy bắt đầu trò chuyện bằng những vấn đề đơn giản mà bé thường xuyên gặp hằng ngày. Dần dần mẹ hãy nâng mức độ khó của chủ đề lên, kích thích khả năng diễn đạt của trẻ.

trực tiếp dạy trẻ nói
Mẹ cần trực tiếp dạy trẻ tập nghe, tập nói để

2. Đọc sách và kể chuyện cho trẻ

Một trong những phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả cao chính là đọc sách cho trẻ. Mẹ có thể lựa chọn thời điểm trước khi đi ngủ để đọc sách cho trẻ. Thông qua việc lắng nghe, trẻ sẽ hiểu được cách dùng từ ngữ và diên đạt sao cho phù hợp với ngữ cảnh. sau dần, mẹ có thể nâng cấp độ lên bằng cách khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện bằng chính lời của bé.

3. Chơi trò chơi trí tuệ

Mẹ có thể sáng tạo ra các trò chơi thú vị nhằm cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé, đồng thời tạo ra giây phút vui vẻ bên người thân và bạn bè cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ hoá thân thành các nhân vật trong phim ảnh hoặc đơn giản là các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ,… Những trò chơi đóng vai vô cùng hiệu quả trong việc phát triển trí tưởng tượng và khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu trẻ chậm nói, mẹ không nên tự ý giáo dục con tại nhà mà cần sự hỗ trợ của chuyên gia. Nguyên nhân là do đôi khi những trò chơi trí tuệ mẹ thiết kế không phù hợp hoặc không đem lại kết quả tốt nhất cho trẻ.

chơi trò chơi trí tuệ phát triển ngôn ngữ
Mẹ và bé nên chơi trò chơi trí tuệ để cải thiện khả năng giao tiếp

4. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động nghệ thuật

Tham gia hoạt động nghệ thuật không những giúp trẻ phát triển năng khiếu mà còn hỗ trợ cải thiện khả năng ngôn ngữ rất tốt. Thông qua những bài hát vui tươi, giai điệu vui nhộn và dễ nhớ, bé sẽ tiếp thu và học được nhiều ngôn ngữ mới hơn.

Bên cạnh hát, hội hoạ cũng là một cách kích thích khả năng ngôn ngữ ở trẻ. cha mẹ hãy chỉ bé phác hoạt những gì trẻ thấy được và chia sẻ về điều mình vừa vẽ. Việc vẽ tranh không những cải thiện khả năng ngôn ngữ, sắp xếp câu từ mà mẹ còn hiểu được những suy nghĩ và mong muốn của trẻ.

5. Học tập ngoài lớp học

Nhiều cha mẹ chỉ chú tâm tới việc học trên lớp của con mà quên đi răng môi trường bên ngoài cũng là môi trường lý tưởng giúp trẻ học hỏi hiệu quả hơn, Ba mẹ hãy đưa bé tới vườn bách thú, công viên, nơi có nhiều cây cối và con vật. Trẻ sẽ được kích thích về thính giác, thị giác và xúc giác.

Khi trẻ quan sát và gọi tên các hiện tượng xung quanh, trẻ sẽ nâng cao được vốn từ vựng đồng thời cha mẹ cũng giải đáp được những thắc mắc thường trực ở trẻ. Tuy nhiên, với những trẻ nhút nhát, mẹ cần kiên nhẫn hơn khi đưa trẻ ra ngoài để trẻ từ từ thích nghi với môi trường mới.

đa dạng môi trường học tập
Môi trường học tập đa dạng giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp

6. Không nói ngọng theo trẻ

Trong những giai đoạn đầu, trẻ thường nói ngọng và chưa sõi các từ . Tuy nhiên nhiều cha mẹ vì quá vui mừng mà cưới đùa và bắt chước hiện tượng nói ngọng của trẻ. Điều này về lâu dài sẽ khiến trẻ nhận thức sai và bị nói ngọng khi lớn lên. Chính vì vậy, khi nói chuyện với trẻ, phụ huynh vần nói rõ ràng và đưa ra lời khen khi con nói đúng để trẻ nhận thức được.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có sự phát triển về mặt ngôn ngữ khác nhau. Cha mẹ cần lưu ý về khả năng ngôn ngữ của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu trẻ chậm nói hay ăn vạ, mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

1. Giai đoạn bé còn trong bụng mẹ

Ngay ở những ngày cuối của thai kỳ, bé đã bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ. Những âm thanh phổ biến bé thường tiếp xúc chính là giọng nói bố mẹ, tiếng nhạc mẹ cho bé nghe, những tiếng động khác từ môi trường,.. Chính vì vậy, ngay khi sinh ra, bé đã có thời gian làm quen với một vài âm thanh quen thuộc.

cho trẻ nghe nhạc ngay khi trong bụng mẹ
Bé có khả năng nghe được âm thanh ngay từ trong bụng mẹ

2. Giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi

Tới tháng thứ 2, bé đã có thể phát ra những tiéng ọ ẹ hoặc im lặng lắng nghe những âm thanh phát ra từ môi trường xung quanh. Đặc biệt, bé sẽ giật mình khi nghe được âm thanh to đôt ngột, cười vui vẻ khi tiếp xúc với người thân. Đây là những dấu hiệu điển hình của sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi

Tới 4 tháng tuổi bé đã biết “ê, a” và khi người lớn nói chuyện, bé sé tập trung vào từng cử động hoặc dáng miệng. Sang tháng thứ 5, trong quá trình chơi với người thân hoặc đồ chơi, bé đã phát ra những âm thanh. Tới 6 tháng tuổi, bé đã có khả năng quay đầu hướng về phía có cha mẹ gọi và miệng phát ra được âm tiết.

trẻ nói ê a được khi 3 tới 6 tháng
Trẻ 3 đến 6 tháng tuổi đã có thể nói “ê”, “a”

4. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt trong khả năng nghe và phát âm. Trẻ đã hiểu được nhiều hơn và ngôn ngữ và phản xạ với những hành động hôn, thơm, tạm biệt của người lớn. Đặc biệt, bé đã phản ứng phù hợp hơn với người lớn. Bé đã có những cử chỉ và hành động theo đúng những gì người lớn nói.

Ở một số trẻ, tại cuối giai đoạn, bé đã có thể bập bẹ những từ như bố, mẹ, bà,… Cùng với đó, trẻ sẽ có những cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể khi nói.

5. Giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi

Đây được coi là mốc thời gian đánh giá bước ngoặt lớn ở trẻ bởi các bé đã có khả năng nói được những từ ngữ đơn giản. Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng. Với những mệnh lệnh quen thuộc, trẻ sẽ phản ứng nhanh chóng.

Nhiều mẹ lo lắng khi thấy biểu hiện của trẻ nhút nhát và lo ngại con gặp các vấn đề liên quan tới khả năng giao tiếp hoặc tự kỷ. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn này con vẫn chưa thể nỏi, mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, đánh giá.

trẻ quen với mệnh lệnh
Trẻ 12 đến 18 tháng tuổi có phản ứng với các mệnh lệnh quen thuộc

6. Giai đoạn từ 18 đến 24 tháng

Khi ở giai đoạn này, bé đã có khả năng gọi tên các đồ vật, bộ phận cơ thể. Ngoài ra, bé đã nghe và lặp lại theo được những gì người lớn nói. Vốn từ vựng của trẻ ở thời điểm này đủ để trẻ nói ra được những câu ngắn. Tuy nhiên, nếu trẻ đi nhón chân và chậm nói hoặc chỉ phát ra từ đơn, mẹ nên cho bé đi kiểm tra về mặt ngôn ngữ và giao tiếp.

>>>Xem thêm: Bé Chậm Nói Đi Nhón Chân Có Sao Không? Có Cần Can Thiệp?

7. Giai đoạn từ 24 đến 36 tháng tuổi

Giai đoạn này được coi là giai đoạn” bùng nổ” ngôn ngữ bởi trẻ tiếp thu rất nhanh, khả năng giao tiếp cải thiện một cách đáng kể. Đặc biệt, trẻ đã có những hành động hoặc ngôn ngữ cơ thể bắt chước theo người lớn.

trẻ có thể bắt chước người lớn
Trẻ 24 đến 36 tháng tuổi có những hành động bắt chước người lớn

8. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ sẽ được hoàn thiện gần như hoàn toàn. Trẻ có thể nói sõi và thành thục về ngôn ngữ. Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng giao tiếp nhanh, chủ động trong các cuộc nói chuyện và có khả năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân một cách rõ ràng và đầy đủ. Trong trường hợp trẻ chậm nói hay la hét, đập đồ, mẹ cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế để kịp thời khám và kiểm tra về khả năng ngôn tiếp của trẻ.

Lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ đem lại rất nhiều lợi ích về khả năng giao tiếp, kích thích não bộ. Với những trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, việc này còn mang ý nghĩa lớn giúp trẻ có thể giao tiép và diễn đạt suy nghĩ khi trưởng thành. Sau đây là những lợi ích rõ rệt của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ:

  • Tăng khả năng giao tiếp: Khi trẻ có khả năng nói và phát âm từ ngữ, diễn đạt một câu trẻ sẽ bày tỏ suy nghĩ của mình hiệu quả hơn. Trẻ sẽ dễ dàng diễn đạt với mọi người xung quanh. Đặc biệt với những trẻ chậm nói hay la hét, khi ngôn ngữ của trẻ được phát triển sẽ hạn chế được thói quen xấu trên.
  • Phát triển tư duy: Phát triển ngôn ngữ là nền tảng giúp trẻ phát triển về tư duy và nhận thức trước các sự vật, hiện tượng. Thông qua sự giải thích bằng ngôn ngữ của người lớn, trẻ sẽ nâng cao khả năng ghi nhớ, tập trung và thậm chí cả tư duy phản biện.
  • Phát triển khả năng nghệ thuật: Khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ sẽ được cải thiện một cách đáng kể khi trẻ tiếp xúc sớm với thơ ca, âm nhạc trong quá trình học hỏi ngôn ngữ.
  • Tiếp thu về mặt đạo đức: Ngôn ngữ của trẻ được cải thiện đồng nghĩa với việc trẻ sẽ tiếp thu lời dạy của thầy cô và bố mẹ một cách hiệu quả hơn.
phát triển khả năng giao tiếp
Phát triển ngôn ngữ giúp tăng khả năng giao tiếp ở trẻ

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ và lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ. Hy vọng mẹ sẽ lựa chọn được phương thức giáo dục phù hợp với con, giúp trẻ nâng cao khả năng giao tiếp, tạo tiền đề phát triển tốt trong tương lai.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận