Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Hay La Hét, Biện Pháp Khắc Phục

Trẻ em chậm nói buộc phải la hét để biểu đạt những điều mà trẻ muốn giao tiếp. Trẻ chậm nói hay la hét có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân trẻ chậm nói hay la hét và các cách xử lý phù hợp.

trẻ chậm nói khó khăn khi giao tiếp
Trẻ chậm nói hay la hét do gặp khó khăn trong giao tiếp

Nguyên nhân trẻ chậm nói hay la hét

Trẻ chậm nói hay la hét xuất phát từ 4 nguyên nhân chính như trẻ không đủ ngôn ngữ để giao tiếp, không biết cách bộc lộ cảm xúc, muốn gây sự chú ý và gặp các rối loạn liên quan tới giác quan.

1. Do con mắc rối loạn phổ tự kỷ

Trẻ chậm nói hay la hét trong nhiều trường hợp do trẻ mang các đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ. Khi đó, trẻ sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp và có xu hướng la hét, ăn vạ để biểu đạt nhu cầu.

Tuy nhiên, để xác định liệu trẻ chậm nói có bị tự kỷ hay không, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở uy tín để tiến hành thăm khám. Nguyên nhân là do bên cạnh chậm nói, trẻ tự kỷ còn rất nhiều dấu hiệu trẻ chậm nói khác cần xác định như khả năng giao tiếp bằng ánh mắt, khả năng biểu cảm,…. nên không thể tự kết luận trẻ chậm nói tự kỷ.

trẻ chậm nói tự kỷ
Trẻ chậm nói tự kỷ hay la hét

2. Do con không đủ ngôn ngữ để giao tiếp

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ khiến trẻ thường sở hữu vốn từ tương đối hẹp so với lứa tuổi. Chính vì vậy, khi có nhu cầu biểu đạt điều gì đó, trẻ có xu hướng la hét để đạt được thứ mình mong muốn.

Một ví dụ đơn giản khi trẻ cảm thấy đói nhưng không biết cách diễn tả, trẻ sẽ hét lên như một cách để báo hiệu. Hoặc khi trẻ khó chịu mà không biết nói ra cảm giác, trẻ cũng sẽ hét lên.

3. Do con không biết cách bộc lộ cảm xúc

Trẻ chậm nói cũng có nhu cầu bộc lộ cảm xúc theo đúng như lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em chậm nói nguyên nhân một phần do con bị cản trở trong việc biểu hiện sự thích thú, vui vẻ hay buồn, khóc. Điều này sẽ tích tụ và gây khó chịu trong người, buộc trẻ phải la hét để giải tỏa.

Đặc biệt điều này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng lên tâm lý của trẻ về lâu dài. Khi đó, trẻ sẽ xảy ra những hành vi như ném đồ, cào cấu hoặc tự làm đau bản thân để giải tỏa.

trẻ chậm nói ném đồ vật
Trẻ chậm nói la hét có xu hướng ném đồ vật để giải tỏa

4. Do con muốn gây sự chú ý

Trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc giao tiếp, gọi người lớn nên sẽ la hét để gây sự chú ý. Trẻ thường la hét với người trẻ có gắn kết đặc biệt nhiều hơn như cha mẹ. Trong trường hợp này không phải trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy mà con chỉ đang cảm thấy khó chịu.

Hoặc trong trường hợp bố mẹ bế một đứa trẻ khác mà trẻ chậm nói không thích nhưng không biết diễn tả, con cũng la hét để thu hút sự chú ý về phía mình.

5. Do rối loạn giác quan

Trong một vài trường hợp, trẻ chậm nói sẽ đi kèm rối loạn giác quan. Ngoài ra, một số trường hợp dính thắng lưỡi có làm bé chậm nói, ảnh hưởng tới khẩu hình.

Điều này khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn với những màu quá rực, ánh đèn điện hay thậm chí tiếng sôi nước của bình siêu tốc,… Điều đó khiến trẻ khó chịu nhưng không biết diễn đạt và buộc phải la hét, kích động.

trẻ châm nói nhạy cảm
Trẻ nhạy cảm với những ánh đèn quá rực rỡ

Những ảnh hưởng khi trẻ chậm nói hay la hét

Tuy bé trai chậm nói hơn bé gái nhưng dấu hiệu la hét sẽ ảnh hưởng rất lớn tới trẻ dù trong bất kỳ trường hợp nào. Trẻ sẽ gặp những điều bất lợi như: ảnh hưởng tới tâm lý, thể chất, gây mệt mỏi cho phụ huynh và khó khăn trong giai đoạn đi học. Bé cần được phát hiện can thiệp tại các bệnh viện hoặc trung tâm phục hồi chức năng trong thời gian sớm nhất có thể.

1. Ảnh hưởng tới tâm lý

Khi chậm nói đơn thuần, trẻ sẽ bị hạn chế về từ ngữ từ đó nhận thức xung quanh bị hạn hẹp. Ngoài ra, việc không thể bày tỏ cảm xúc và nhu cầu khiến trẻ bị bức bối, tích tụ. Nếu để trong khoảng thời gian dài không được can thiệp, việc la hét làm trẻ hình thành những vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi lớn lên.

>>> Xem thêm: Trẻ Chậm Nói Có Sao Không? Dấu Hiệu Bé Cần Can Thiệp Sớm?

trẻ chậm nói la hét
Trẻ chậm nói hay la hét gây ảnh hưởng tới tâm lý

2. Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất

Trẻ chậm nói hay ăn vạ, la hét khiến sức khỏe thể chất của trẻ bị ảnh hưởng. La hét quá nhiều khiến trẻ kiệt sức, mệt mỏi và giảm sức đề kháng. Nhiều con còn gặp tình trạng tự cào cấu, ăn vạ hay tự đập đầu vào tường để giải tỏa. Những hành động như trên khiến trẻ bị tổn thương và ngày càng kích động hơn nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.

3. Gây mệt mỏi cho phụ huynh

Khi trẻ chậm nói la hét sẽ ảnh hưởng tới phụ huynh. Cha mẹ gặp vấn đề khi muốn hiểu rõ hành động của trẻ. Không chỉ làm tổn thương bản thân khi trẻ la hét, đập phá có nguy cơ làm tổn thương cả những người xung quanh. Do đó, nếu thấy trẻ rơi vào tình trạng trên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần tìm cách xử trí đồng thời đưa bé đi kiểm tra, đánh giá.

trẻ chậm nói khiến phụ huynh mệt mỏi
Trẻ chậm nói la hét khiến phụ huynh không hiểu nhu cầu của trẻ

4. Khó khăn khi trẻ đi học

Trẻ chậm nói hay la hét nếu không biết kiểm soát sẽ khó đi đến các nơi đông người và quan trọng hơn cả sẽ gặp khó khăn khi đi học. Con không biết cách kiểm soát cảm xúc thường khó khăn khi kết bạn, khó hòa nhập. Nếu trẻ không kiểm soát được tình trạng trên, nguy cơ cao khi đi học trẻ sẽ bị cô lập, bắt nạt.

Xử trí nhanh khi trẻ chậm nói hay la hét

Ngay khi trẻ chậm nói có biểu hiện la hét, cha mẹ cần có cách xử lý kịp thời để trẻ không bị kích động. Phụ huynh cần có mặt ngay lập tức, quan sát vấn đề con gặp phải và tiến hành đánh lạc hướng chú ý của con. Các cách xử trí khi trẻ chậm nói la hét được cung cấp trong phần dưới đây.

1. Phụ huynh cần có mặt ngay lập tức

Thấu hiểu tâm lý trẻ chậm nói khó biểu đạt cảm xúc. Chính vì vậy, ngay khi trẻ la hét, ba mẹ cần có mặt để trấn an cảm xúc và tạo cảm giác an toàn cho con. Việc “lơ” con và để trẻ hét chán thì thôi là hành động sai lầm. Trẻ chậm nói sẽ không dừng lại việc la hét thậm chí còn càng thêm kích động.

Bên cạnh đó, một lỗi cha mẹ rất hay mắc phải chính là cáu kỉnh, quát tháo lớn tiếng khi thấy trẻ la hét. Phụ huynh nên ôm ấp con nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng cha mẹ đang ở đây và con có thể hoàn toàn yên tâm.

có mặt khi trẻ chậm nói la hét
Phụ huynh cần có mặt ngay khi trẻ la hét

2. Quan sát vấn đề con gặp phải

Trẻ chậm nói sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp nên cha mẹ cần quan sát và để ý kỹ nhằm xác định nguyên nhân trẻ la hét. Ví dụ trẻ đang đói bụng, muốn uống nước hoặc lấy vật gì đó, mẹ hãy chú ý quan sát và giải quyết nhanh chóng nhu cầu của trẻ.

Bên cạnh việc quan sát, cha mẹ có thể thông qua tình huống trên để khuyến khích trẻ giao tiếp. Chẳng hạn như hãy dạy trẻ chậm nói rằng nếu con đói hãy gọi “Cha/ mẹ ơi” đế mẹ biết. Lặp đi lặp lại điều này thường xuyên giúp trẻ ghi nhớ và có khả năng diễn đạt lại theo những gì mẹ chỉ.

3. Đánh lạc hướng chú ý

Trẻ đang trong cơn kích động sẽ rất khó để cha mẹ kiểm soát được con. Nếu áp dụng hai phương pháp trên không hiệu quả, cha mẹ hãy thử đánh lạc hướng chú ý của con. Để thay đổi sự tập trung của con, mẹ hãy đưa trẻ món đồ chơi trẻ yêu thích. Với trẻ chậm nói la hét thì những loại đồ chơi có dạng tròn, chuyển động xoay là phù hợp hơn cả.

Trong quá trình này, mẹ cần liên tục hỏi chuyện và giao tiếp với trẻ. Việc này kích thích trẻ trả lời và mẹ cũng dễ dàng giải quyết được điều làm trẻ khó chịu.

Cha mẹ cần ở bên con đến khi con thực sự ổn. Ngay sau đó, hãy dành cho bé lời khen ngợi. Ngoài ra, bạn hãy lựa chọn những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn để giải thích cho trẻ hành vi vừa rồi là không phù hợp và không nên làm như vậy vào lần sau.

đánh lạc hướng trẻ chậm nói bằng đồ chơi
Đánh lạc hướng chú ý trẻ chậm nói hay la hét bằng đồ chơi yêu thích

Biện pháp khắc phục lâu dài khi trẻ chậm nói hay la hét

Trẻ chậm nói hay la hét cần nhanh chóng được kiểm tra để xác định nguyên nhân chính xác tại các bệnh viện hoặc đơn vị phục hồi chức năng uy tín. Các nhà chuyên môn sẽ có các liệu pháp can thiệp phù hợp để nhanh chóng khắc phục tình trạng la hét ở trẻ.

1. Can thiệp điều trị chuyên môn

Trẻ chậm nói đơn thuần cũng cần tham gia để điều trị về mặt ngôn ngữ, lời nói để giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc diễn đạt cảm xúc. Khi đó, trẻ có thể sử dụng lời nói và việc la hét được chấm dứt. Nhiều cha mẹ ngay khi bé 15 tháng chưa biết nói đã ngay lập tức đưa trẻ đi can thiệp và có kết quả rất khả quan.

Nếu trẻ chậm nói hay la hét có liên quan tới các vấn đề về tự kỷ thì sẽ phức tạp hơn rát nhiều trong quá trình điều trị. Trẻ cần điều trị chuyên môn để kiểm soát hành vi, cảm xúc, giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống một cách dễ dàng hơn.

Khi đưa trẻ đi can thiệp, các nhà chuyên môn không chỉ can thiệp về ngôn ngữ, giao tiếp mà con giúp trẻ cải thiện về tâm lý. Những bất ổn về tâm lý của trẻ được hỗ trợ giải quyết, gỡ rối, kích thích trẻ biểu đạt cảm xúc hơn.

can thiệp điều trị khi trẻ la hét
Can thiệp điều trị chuyên môn khi trẻ chậm nói la hét

2. Tăng cường trò chuyện với trẻ

Bản chất của việc trẻ chậm nói la hét là do trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ. Chính vì vậy, cha mẹ cần tăng cường vốn từ ngữ của trẻ thông qua các hoạt động trò chuyện, tương tác với trẻ. Bằng những việc vô cùng đơn giản như hướng dẫn trẻ gọi tên các đồ vật trong nhà, trẻ có khả năng cải thiện thêm về mặt ngôn ngữ.

Đặc biệt, khi tương tác với trẻ chậm nói la hét, cha mẹ tuyệt đối không được la hét, lớn tiếng hoặc sử dụng bạo lực với trẻ. Rất có thể trẻ sẽ học theo những hành động đó và ảnh hưởng tới tâm lý trẻ.

3. Giảm thiếu các yếu tố làm trẻ kích động

Cha mẹ cần tạo cho trẻ chậm nói hay la hét môi trường sống thoải mái và dễ chịu. Phụ huynh hãy tham khảo một số vấn đề sau đây để cải thiện không gian sống của trẻ:

  • Hạn chế âm thanh trong phòng ngủ: Ba mẹ có thể thiết kế không gian phòng ngủ cách âm, tránh trường hợp trẻ bị giật mình, la hét vì thức giấc.
  • Mở tiếng nhỏ khi dùng thiết bị gia đình: Máy xay sinh tố, ấm siêu tốc,.. là những vật dụng có tiếng phát ra rất to khi sử dụng. Khi dùng những vật dụng trên, mẹ có thể cho trẻ nghe nhạc hoặc để trẻ ở nơi cách xa những vật dụng trên khi sử dụng.
  • Không dùng đèn quá sáng: Những loại đèn huỳnh quang, đèn có màu sắc quá sặc sỡ sẽ ảnh hưởng tới trẻ. Bạn nên dùng những loại đèn có khả năng chỉnh mức sáng là phù hợp nhất.
  • Không để trẻ dùng thiết bị điện tử: TV, máy tính hay điện thoại có tác động xấu tới sóng não của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không cho con dùng những thiết bị trên quá sớm.
giảm yếu tố kích động mạnh tới trẻ chậm nói
Cha mẹ cần giảm các yếu tố gây kích động mạnh tới trẻ

Trẻ chậm nói hay la hét cần được kiểm tra và có biện pháp điều trị chuyên môn phù hợp, trong thời gian nhanh chóng nhất có thể. Đối với trẻ chậm nói, mẹ cần kiên nhẫn, bình tĩnh và luôn đồng hành cùng con trong quá trình phát triển ngôn ngữ.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận