Tăng Động Giảm Chú Ý Chữa Được Không? Can thiệp khi nào?

Tình trạng trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đang ngày càng tăng cao và rất nhiều phụ huynh thắc mắc: Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Để giải đáp cho vấn đề này thì các chuyên gia đã đưa ra một tia hy vọng mới với những gia đình có trẻ mắc hội chứng này. Đó là, hội chứng có thể chữa khỏi nếu là do yếu tố xã hội hoặc vấn đề tâm lý của trẻ. Còn với các trường hợp khác thì trẻ cần phải được kiểm tra và hỗ trợ từ các chuyên gia

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý thường được bắt gặp nhiều ở trẻ nhỏ trong lứa tuổi từ 3 đến 12 tuổi khiến trẻ gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày và quá trình phát triển về nhận thức, hành vi của trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì đối với những trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thì những trẻ được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có cơ hội cải thiện và phục hồi đạt được mức tối đa nhanh hơn những trẻ được phát hiện và thực hiện can thiệp muộn.

Bởi vì theo các chuyên gia thì trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở giai đoạn đầu thì triệu chứng của trẻ nhẹ nên khi trẻ được can thiệp sớm sẽ giúp các triệu chứng suy giảm giúp trẻ cải thiện các chức năng và phục hồi nhanh hơn. Trong khi đó trẻ được can thiệp vào giai đoạn bệnh đã gia tăng nhiều triệu chứng thì khi đó việc can thiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn cũng như biện pháp can thiệp cũng đòi hỏi phải chuyên sâu hơn.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường của chứng tăng động giảm chú ý thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được kiểm tra và can thiệp sớm nhằm giúp trẻ có cơ hội phục hồi và cải thiện sớm nhất.

Hội chứng tăng động giảm chú ý có chữa được không
Tăng động giảm chú ý có chữa được không

Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý nếu không được can thiệp sớm

Với tất cả những vấn đề bất thường ở trẻ nếu bố mẹ không phát hiện sớm hay đưa trẻ đi kiểm tra sớm để can thiệp thì trẻ rất dễ gặp phải những hệ luỵ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Trong đó đa số các trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường sẽ gặp phải các vấn đề sau:

Kết quả học tập sa sút

Trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường có kết quả học tập kém vì khó thể tập chung vào việc học. Sở dĩ như vậy bởi trẻ không thể ngồi yên tại chỗ và tập chung học dù chỉ 5 phút. Chính bởi vậy mà việc lĩnh hội kiến thức cũng như nắm bắt bài giảng của giáo viên kém khiến cho trẻ không thể theo kịp các bạn trong lớp. Và sau một thời gian dài thì trẻ không thể tiếp nhận hết lượng kiến thức nên việc học với trẻ lại càng trở nên khó khăn và vì thế mà trẻ luôn có thành tích học tập thấp hơn so với các bạn.

Trẻ tăng động giảm chú ý học tập kém
trẻ rối loạn hành vi thường sẽ có kết quả học tập sa sút và kém hơn các bạn cùng trang lứa

Khó kết bạn

Trẻ mắc ADHD thường khó kết bạn bởi khi chơi trẻ thường giành đồ chơi, gây bị thương tới các trẻ khác nếu trẻ không có được món đồ chơi thích… Chính vì vậy, các trẻ khác thường sẽ xa lánh và hạn chế tiếp xúc với trẻ tăng động giảm chú ý. Mặc khác, trẻ tăng động giảm chú ý cũng thường khiến trẻ thích chơi một mình hơn là kết bạn và sẻ chia đồ chơi với người khác

Trẻ thiếu tự tin, ngại giao tiếp

Với trẻ ADHD nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ gặp phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng… lâu dần trẻ sẽ trở nên ngại giao tiếp và khả năng sử dụng ngôn ngữ dần bị thu hẹp.

Đặc biệt vì khả năng giao tiếp kém, khó kết bạn khiến trẻ trở nên thiếu tự tin và khó hòa nhập xã hội. Việc này càng khiến cho trẻ có nguy cơ kèm theo những bệnh lý nguy hiểm: tự kỷ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi, mất khả năng dùng ngôn ngữ, tăng động thể nặng có thể khiến trẻ thường xuyên làm bản thân bị đau ở mức nghiêm trọng hoặc đánh đập người khác…

Trẻ tăng động giảm chú ý thường thiếu tự tin
Trẻ tăng động giảm chú ý nếu không được can thiệp kịp thời sé thường thiếu tự tin khi giao tiếp

Mách nhỏ bố mẹ 3 cách khắc phục tình trạng tăng động giảm chú ý tốt nhất

Theo các chuyên gia y khoa thì hội chứng tăng động giảm chú ý hiện nay chưa hề có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên khi trẻ mắc hội chứng ADHD thì các bậc phụ huynh có thể cho con tiếp cận các phương pháp can thiệp. Đặc biệt nếu trẻ được can thiệp sớm có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng này và cũng có thể giúp trẻ đạt được mốc phát triển bình thường nếu tình trạng bệnh nhẹ và được can thiệp kịp thời.

Do đó ngoài việc nhờ can thiệp từ chuyên gia thì bố mẹ có thể thực hiện theo 3 phương pháp sau để thúc đẩy cải thiện tình trạng bệnh của trẻ:

Giáo dục thay đổi hành vi của trẻ
  • Phối hợp với giáo viên hỗ trợ con rèn luyện các thói quen ăn, ngủ đúng giờ
  • Lập một thời gian biểu cho trẻ và rèn trẻ luyện tập theo thời gian biểu
  • Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ khi rèn luyện sự tập chung
  • Khuyến khích trẻ rèn luyện thể dục
  • Chia nhỏ công việc rèn luyện của trẻ để giúp trẻ không bị học quá sức
Sử dụng liệu pháp tâm lý trị liệu
  • Tạo tâm lý vui vẻ cho trẻ
  • Không nên quát mắng, dọa nạt trẻ
  • Giữ thái độ niềm nở khi tương tác với trẻ
  • Không sử dụng các ngôn ngữ tiêu cực khi dạy trẻ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
  • Lựa chọn các sản phẩm tốt cho phát triển não bộ như Omega 3 thực vật từ hạnh nhân, quá óc chó, hạt lanh,… giúp trẻ cải thiện giấc ngủ
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất
  • Cho trẻ ăn nhiều các loại hạt họ đậu vì nó rất tốt cho trí não
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả
  • Hạn chế ăn đường, các loại đồ uống chứa chất kích thích: cafein, rượu, nước uống có ga…

Ngoài ra, bố mẹ vẫn luôn cần phải phối hợp và hỏi ý kiến chuyên gia thường xuyên hơn để có hướng can thiệp tốt nhất cho con. Bởi vì mỗi trẻ ADHD sẽ có giải pháp can thiệp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà con đang mắc phải.

Bổ sung rau xanh cho trẻ tăng động giảm chú ý
Bổ sung nhiều chế độ dinh có nhiều rau xanh và hoa quả

Chắc hẳn đọc tới đây bố mẹ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc tăng động giảm chú ý có chữa được không. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp cho bố mẹ có nhận định đúng đắn và tìm được phương pháp giải quyết tốt nhất. Và bố mẹ cũng nên nhớ hãy luôn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm để giúp con có cơ hội cải thiện tốt nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận