Nói Lắp Khi Căng Thẳng: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Có một số trẻ có khả năng nói rất trôi chảy nhưng lại bị nói lắp khi căng thẳng, điều này là một cản trở rất lớn trong cuộc sống và cũng là hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn thông tin về tình trạng nói lắp khi căng thẳng và gợi ý cách khắc phục hiệu quả nhất.

Nói lắp khi căng thẳng là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Một số người bị nói lắp khi căng thẳng

Tại sao lại nói lắp khi căng thẳng ?

Trẻ bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực sẽ có tốc độ phát âm chậm hơn đáng kể so với những trẻ không bị ảnh hưởng bởi hai loại cảm xúc kể trên. Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ Chính sự căng thẳng và cảm xúc tiêu cực đó là một điều vô cùng bất lợi trong quá trình kiểm soát vận động ngôn ngữ. Hay nói cách khác thì việc nói lắp và cảm xúc có tác động lẫn nhau. Đó chính là lý do gây ra việc nói lắp khi căng thẳng.

Nói lắp khi căng thẳng chỉ xảy ra khi mà người bệnh có cảm giác bị căng thẳng vì một điều gì đó
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây nói lắp

Ở những trẻ nói lắp khi bị cảm xúc tác động sẽ khiến cho trẻ diễn đạt kém, giao tiếp trở nên kém trôi chảy hơn dẫn đến nói lắp, từ đó dẫn đến tâm lý sợ hãi khi phải giao tiếp ngôn ngữ với mọi người. Căng thẳng trong gia đình đến từ những kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái hoặc các áp lực vô hình khác cũng có thể khiến cho tình trạng nói lắp trở nên trầm trọng hơn so với lúc đầu.

Bài viết bạn cần đọc: 10 Biểu Hiện Của Bệnh Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Cần Lưu Ý

Triệu chứng của nói lắp

Biểu hiện của nói lắp ở mỗi người là khác nhau. Nhưng nhìn chung, trẻ nói lắp thường có những biểu hiện sau:

  • Gặp khó khăn trong việc nói một đoạn, một câu hay thậm chí là một từ.
  • Thường hay kéo dài một từ hoặc phát âm từ đó quá lâu.
  • Hay phát ra từ “um” khi chuẩn bị nói một từ khó phát âm tiếp theo.
  • Căng cứng cơ mặt, cổ và người để phát âm được một từ nào đó.
  • Hạn chế trong giao tiếp và hay lo lắng khi đang nói chuyện.
  • Có thể ngắt nghỉ ở bất cứ đâu khi đang nói.
  • Hay nhắc lại một từ, một đoạn hoặc nghỉ lấy hơi giữa chừng.
Nói lắp khi căng thẳng thường có những hành động khác kèm theo khi nói
Nói lắp thường có những hành động kèm theo

Ngoài ra, nói lắp ở trẻ còn kèm theo các hành động như: nắm chặt tay, giật cơ mặt, co giật phần đầu, chớp mắt liên tục, rung hàm, rung môi,…Người nói lắp có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, áp lực, lo lắng và thiếu tự tin đối với bản thân khi nói chuyện với người lạ nhưng lại nói chuyện trôi chảy khi nói chuyện với những người thân quen.

Cách điều trị nói lắp khi căng thẳng

Việc nói lắp sẽ gây ra một số khó khăn trong việc giao tiếp dẫn đến tâm lý ngại giao tiếp, dần dần làm mất đi khả năng hòa nhập, tham gia các hoạt động xã hội. Nghiêm trọng hơn, có thể bị người khác kì thị, bắt nạt và trêu chọc. Chính vì vậy, nên việc tìm ra nguyên nhân nói lắp để có biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng cần thiết. Các bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị tình trạng nói lắp khi căng thẳng sau:

  • Liệu pháp ngôn ngữ cho người nói lắp: Người nói lắp sẽ được học cách nói chậm lại, điều chỉnh nhịp thở, phát âm trôi chảy các câu đơn, sau đó là những câu dài và phức tạp hơn, giải quyết sự lo lắng khi bắt đầu một cuộc trò chuyện. Hầu hết các liệu pháp ngôn ngữ giúp người bệnh cải thiện sự tự nhiên và giảm căng thẳng khi giao tiếp giúp cho người bệnh cải thiện dần tình trạng nói lắp của mình theo thời gian và cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử: Hiện nay có một số thiết bị giống như máy trợ thính, phát lại tương tự theo giọng nói của người đeo. Các thiết bị điện tử này giúp người đeo có thể nghe được những gì mà mình nói từ đó có thể điều chỉnh được giọng nói của mình sao cho phù hợp nhất. Không chỉ vậy, mà các thiết bị này còn giúp cho người bị nói lắp cải thiện sự trôi chảy trong giao tiếp.
  • Liệu pháp tâm lý và nhận thức hành vi: Liệu pháp này có thể giúp bạn hiểu và xác định được suy nghĩ của người nói lắp trong mọi tình huống, từ đó có thể thay đổi hành vi và suy nghĩ của người nói lắp trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cụ thể hơn, nếu bị nói lắp khi căng thẳng thì nên giải quyết các vấn đề về căng thẳng và lo lắng liên quan đến tật nói lắp.
  • Tương tác giữa cha mẹ và con cái: Sự giao tiếp của trẻ với cha mẹ hằng ngày rất quan trọng trong việc giúp trẻ điều trị nói lắp. Cha mẹ cần cung cấp cho trẻ một môi trường thoải mái, tạo cơ hội cho trẻ đưa ra ý kiến cá nhân, cho trẻ chơi các trò chơi luyện phát âm. Chú ý lắng nghe khi trẻ nói thay vì không quan tâm hay phản ứng gay gắt về cách nói của trẻ. Cha mẹ nên nói chuyện thoải mái, cởi mở để giảm bớt áp lực cho trẻ và luôn đưa ra những góp ý chân thành và tích cực để sửa chữa cho trẻ.
  • Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc như chống trầm cảm, động kinh được sử dụng trong việc điều trị nói lắp nhưng những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và có một số tác dụng phụ gây khó chịu nếu sử dụng trong thời gian dài.
Tình trạng trẻ nói lắp khi căng thẳng cần sự kiên nhân và tận tình của cha mẹ để giúp trẻ khắc phục được tình trạng này
Cha mẹ cần kiên nhẫn khắc phục tình trạng nói lắp cho trẻ

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng và cách khắc phục nói lắp khi căng thẳng. Mong rằng, qua bài viết này các bạn có thể nhanh chóng điều trị để cải thiện tình trạng một dễ dàng cách nhanh chóng nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận