Nguyên Nhân Nào Gây Ra Chứng Nói Lắp Ở Trẻ?

Nói lắp là một dạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Có 2 nguyên nhân chính gây ra nói lắp ở trẻ đó là nguyên nhân từ bên trong và những tác nhân từ bên ngoài. Bài viết dưới đây cung cấp thêm thông tin cho cha mẹ về nguyên nhân nói lắp ở trẻ giúp cha mẹ có thể đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời và hợp lý cho trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân nói lắp ở trẻ
Nguyên nhân gây ra chứng chậm nói ở trẻ

Nguyên nhân của bệnh nói lắp

Nguyên nhân nói lắp ở trẻ được phân làm hai nguyên nhân chính: nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

Nguyên nhân bên trong

Theo một nghiên cứu cho biết ⅓ trường hợp nói lắp ở trẻ là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng cao con cháu của họ cũng sẽ bị nói lắp.

Nguyên nhân nói lắp ở trẻ có thể là do di truyền từ bố mẹ sang
Cha mẹ nói lắp có thể di truyền cho con

Nguyên nhân bên ngoài

  • Rối loạn ngôn ngữ Broca: Não của con người có một vùng chức năng về ngôn ngữ gọi là Broca. Vùng này có liên quan trực tiếp đến bệnh nói lắp nói riêng và khả năng phát âm của con người nói chung. Lượng máu đổ về vùng Broca quá ít làm suy giảm chức năng tại vùng này và cũng là nguyên nhân gây nói lắp.
  • Do mắc bệnh: Trẻ nhỏ mắc phải một số bệnh về não như viêm não và viêm màng não sau khi điều trị khỏi cũng có thể để lại một số di chứng ở vùng ngôn ngữ và nói lắp cũng là một trong số những di chứng đó. Hoặc sau khi trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà,… gây suy giảm chức năng của vỏ đại não dẫn đến việc tinh thần dễ bị kích thích dễ gây căng thẳng cũng như bị nói lắp khi căng thẳng.
  • Sang chấn tâm lý: Một chuyện khủng hoảng hay một cú sốc tâm lý nào đó mà trẻ phải trải qua trong quá trình trưởng thành cũng có thể khiến trẻ mắc tật nói lắp.
Những vấn đề về tâm lý hoặc là những vấn đề về não bộ cũng là nguyên nhân gây nói lắp
Những vấn đề liên quan đến tâm lý, não bộ cũng là nguyên nhân gây nói lắp ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nói lắp ở trẻ, cha mẹ cần đặc biệt để ý, quan tâm để sớm tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho trẻ.

>>>>Bài viết có thể bạn quan tâm: Nguyên Nhân Gây Ra Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Là Gì?

Triệu chứng của bệnh nói lắp

Triệu chứng và tình trạng nói lắp của mỗi trẻ là khác nhau. Nhưng có một số các triệu chứng thường gặp ở trẻ nói lắp như sau:

  • Gặp khó khăn khi phải nói trôi chảy một đoạn, một câu hay thậm chí là một từ.
  • Khi phát âm thường hay kéo dài một từ hoặc một âm của từ đó quá lâu.
  • Khi chuẩn bị phát âm một từ khó thường hay phát ra từ “um”.
  • Cơ mặt và cổ căng cứng khi phát âm một từ nào đó.
  • Ngắt nghỉ ở bất kỳ vị trí nào, hay nhắc lại âm đầu, âm cuối, nhắc lại một từ, một đoạn hoặc nghỉ lấy hơi giữa chừng.
  • Hạn chế trong giao tiếp.
  • Thường hay lo lắng trong khi nói chuyện.
Dù nguyên nhân nói lắp là gì thì các trẻ đèu có biểu hiện giống nhau khi bị nói lắp
Những biểu hiện của trẻ bị nói lắp

Trẻ thường kèm theo một số hành động khi nói lắp như: nắm chặt hai tay, chớp mắt liên tục, giật cơ mặt, co phần đầu, rung môi, rung cơ mặt,… Khi tình trạng nói lắp trở nên tồi tệ hơn, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, áp lực và thiếu tự tin vào bản thân gây ra tình trạng nói lắp khi căng thẳng.

Cách chữa nói lắp cho trẻ

Đối với những trẻ nói lắp có tình trạng không đáng lo ngại, cha mẹ nên để bé giao tiếp một cách tự nhiên nhất, không nên có những phản ứng tiêu cực khiến cho trẻ dần mất tự tin vào bản thân khi giao tiếp với người khác. Cha mẹ nên tham khảo một số mẹo chữa nói lắp tại nhà cho bé sau:

  • Dành nhiều thời gian cho trẻ để nói về những câu chuyện thường ngày. Hỏi han, khuyến khích trẻ kể chuyện ở trường lớp và bạn bè cho cha mẹ nghe.
  • Hạn chế việc đặt câu hỏi giữa chừng khi trẻ đang cố gắng kể chuyện hay bày tỏ mong muốn của mình.
  • Giả vờ như không chú ý đến tật nói lắp của trẻ, không đùa giỡn với trẻ bằng cách nhại lại cách trẻ nói lắp.
  • Không yêu cầu trẻ nói chậm lại hoặc nói lại điều gì đó khi trẻ đang nói chuyện.
  • Không thể hiện sự mất kiên nhẫn khi nghe trẻ nói. Cha mẹ nên tập trung vào những điều trẻ muốn nói chứ đừng tập trung vào cách trẻ nói ra những điều đó như thế nào. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải thật chậm rãi, bình tĩnh và tập trung vào cuộc trò chuyện với trẻ.
  • Cố gắng duy trì bầu không khí yên tĩnh khi giao tiếp với trẻ.
Để tìm được nguyên nhân nói lắp thì cha mẹ cần phải kiên nhẫn
Cha mẹ nên kiên nhẫn trong việc điều trị nói lắp tại nhà cho trẻ

Tuy nhiên, những mẹo chữa nói lắp tại nhà cho trẻ chỉ được áp dụng khi tình trạng nói lắp của trẻ mới ở giai đoạn đầu hoặc không nghiêm trọng. Các chuyên gia khuyên rằng nếu trẻ trên 3 tuổi và có tình trạng nói lắp kéo dài từ 3 đến 6 tháng thì cha mẹ nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ và chuyên gia để có đánh giá chính xác nhất và phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ kịp thời cho trẻ. Ngoài ra, nếu tình trạng nói lắp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ như: gây ảnh hưởng đến học tập và giao tiếp xã hội, nói lắp kèm theo biểu hiện của lo lắng, trầm cảm, né tránh mọi cuộc nói chuyện,… thì cha mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm nhất có thể.

Cho dù là nguyên nhân nói lắp nào thì nếu việc nói lắp khiến cho trẻ khó chịu thì cha mẹ cũng nên cho bé đi gặp bác sĩ
Trẻ cần được đi gặp các chuyên gia nếu nói gắp gây ảnh hưởng đến trẻ

Cha mẹ có con nói lắp nên để ý nếu trẻ có những dấu hiệu trên thì cha mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia ngôn ngữ để có thể được chẩn đoán tình hình một cách chính xác và đưa ra các phương pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả nhất với trẻ.

Bài viết bạn nên tham khảo: 5 Cách Dạy Trẻ Rối Loạn Ngôn Ngữ Không Thể Bỏ Qua

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về nguyên nhân gây ra nói lắp ở trẻ. Mong rằng, bài viết này có thể giúp cha mẹ có thể sớm tìm ra nguyên nhân gây và cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận