Tổng Hợp 10 Biểu Hiện Bệnh Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em

Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là một trong những vấn đề quan trọng để nhận biết trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ. Trẻ thường có những dấu hiệu như có giọng nói bất thường, nói lắp, nói ngọng,…Để biết rõ thêm những dấu hiệu mà trẻ rối loạn ngôn ngữ mắc phải, mời bố mẹ đọc bài viết dưới đây.

rối loạn ngôn ngôn ngữ
Trẻ rối loạn ngôn ngữ có những biểu hiện tương đồng với chứng chậm nói

10 biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Để nhận biết được dấu hiệu của trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ, bố mẹ nên tham khảo những dấu hiệu dưới đây. Theo các chuyên gia, hầu hết trẻ khi đến khám rối loạn ngôn ngữ đều có những biểu hiện dưới đây.

1. Trẻ có giọng nói bất thường

Biểu hiện đầu tiên bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết với trẻ là giọng nói của trẻ trầm hơn hoặc cao hơn so với giọng nói hàng ngày của trẻ.

Theo các nhà chuyên môn giọng nói bất thường của con chủ yếu là phụ thuộc vào cách phát âm. Đây là quá trình không khí di chuyển từ phổi qua mối hẹp của dây thanh quản, làm cho dây thanh đới rung lên và phát ra âm thanh.

1. Trẻ có giọng nói bất thường
Trẻ có giọng nói bất thường là biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ

Vì vậy khi thấy trẻ có giọng nói bất thường khi vừa cất tiếng nói trào đời hoặc đột nhiên thấy trẻ thay đổi giọng nói có thể là một trong những dấu hiệu của trẻ rối loạn ngôn ngữ.

Lưu ý: Không phải bất cứ trẻ nào có giọng nói bất thường cũng là do con rối loạn ngôn ngữ, có thể trẻ mắc một số bệnh thông thường, bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến giọng nói của con và đưa con tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp phù hợp với tình trạng của trẻ.

2. Trẻ nói lắp

Trẻ nói lắp là biểu hiện dễ dàng có thể nhận biết trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Đây là tình trạng trẻ thường nói lặp đi lặp lại một từ đơn liên tục hoặc nói chữ cuối cùng của câu liên tục. Trẻ thường kéo dài âm thanh trong giao tiếp nên rất khó nghe được trẻ nói gì.

2. Trẻ nói lắp
Trẻ nói lặp lại một từ nhiều lần với tốc độ nhanh chóng là biểu hiện cần quan tâm

Ngoài ra, những trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nói lắp thường gặp khó khăn khi xếp các từ thành một câu nói hoàn chỉnh. Vì vậy, trẻ khó có thể truyền đạt suy nghĩ, ý kiến của mình trong quá trình giao tiếp để người đối diện có thể hiểu được hết ý nghĩ của trẻ.

3. Trẻ bỏ sót âm vị khi nói

Khi giao tiếp với người khác, trẻ thường bỏ sót âm vị đầu tiên hoặc cuối cùng như từ “ông” thì trẻ nói “ôn”, “mẹ” thì trẻ nói “e”,…Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ.

Thực tế nhiều bố mẹ khi thấy con nhỏ nói như vậy cho rằng do trẻ còn bé nên chưa phát âm được chuẩn vì thanh quản của trẻ chưa phát triển lớn và hình thành suy nghĩ khi con lớn lên phát âm sẽ chính xác hơn khi thanh quản của con đã hoàn thiện.

Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, bỏ sót âm vị khi nói được xác định là một trong những dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ và không hề liên quan đến dây thanh quản của trẻ.

3. Trẻ bỏ sót âm vị khi nói
Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường bỏ sót âm vị khi giao tiếp

Một trong những dạng khác của bỏ sót âm vị khi trẻ giao tiếp là trẻ có biểu hiện thay thế âm vị này bằng âm vị khác ví dụ như “thôi’ trẻ nói “lôi”, “không” trẻ nói “khung”…

Thói quen này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ trong quá trình giao tiếp và làm việc.

4. Trẻ không phát được những âm cần rung lưỡi

Đối với những âm cần rung lưỡi như r, s thì trẻ không phát âm chuẩn được và có thể phát âm thành một từ ngữ khác. Chẳng hạn như “rung” thì trẻ sẽ nói “lung”, “sách” trẻ sẽ nói là “tách”…

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Dựa vào biểu hiện này bố mẹ có thể biết được trẻ gặp vấn đề về khả năng giao tiếp. Thông thường bố mẹ đều chủ quan và không để ý nhiều đến biểu hiện này của trẻ để kịp thời đưa con đi kiểm tra.

4. Trẻ không phát được những âm cần rung lưỡi
Khi giao tiếp trẻ thường không nói được những từ cần âm rung

5. Trẻ mắc chứng Apraxia

Theo số liệu ghi nhận được từ các bác sĩ, trẻ rối loạn ngôn ngữ phần lớn mắc chứng Apraxia. Hội chứng này còn có tên gọi khác là mất phối hợp động tác. Đây được coi là một hội chứng riêng chứ không đơn thuần là biểu hiện..

Đây là một hội chứng khiếm khuyết về hệ thần kinh ở não bộ của trẻ, vì khiếm khuyết này nên cơ miệng của trẻ không nhận được những tín hiệu từ não bộ truyền xuống để tạo nên những lời nói, câu nói chính xác. Đây là một trong những hiện tượng của chứng Apraxia liên quan đến vận động cơ miệng của trẻ bị rối loạn.

5. Trẻ mắc chứng Apraxia
Trẻ rối loạn ngôn ngữ có thể do mắc hội chứng Apraxia

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ mắc hội chứng mất phối hợp động tác qua một số biểu hiện của con như:

  • Khó di chuyển các từ âm, âm tiết
  • Chuyển động bằng hàm, môi
  • Biến dạng nguyên âm
  • Tách âm tiết
  • Nói được từ ngắn

Những biểu hiện này có thể dễ dàng nhận biết khi trẻ mắc chứng Apraxia, đây cũng là những biểu hiện chung thường thấy của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

6. Trẻ không nhớ tên gọi mọi thứ xung quanh

Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thường không nhớ tên của những đồ vật xung quanh như: bàn, ghế, cây, hoa… những con vật như gà, cá, heo,…và thường gọi chung chúng là con đó, cái đó.

Ngoài ra, trẻ thường gọi tên nhầm lẫn các đồ vật, con vật với nhau như “con gà” gọi là “con vịt’, “quả bóng” gọi là “cái gối”,…Do thường xuyên không ghi nhớ được những đồ vật xung quanh nên trẻ thường gọi những đồ vật, con vật bằng những tên tự chế hoặc nghĩ ra từ gì thì gắn đồ vật, con vật ấy với từ đó.

Biểu hiện này cũng là một trong những biểu hiện cản trở quá trình học tập của trẻ khi học từ vựng, đặc biệt là khi học tiếng anh.

6. Trẻ không nhớ tên gọi mọi thứ xung quanh
Trẻ không nhớ được những đồ vật, con vật xung quanh

7. Trẻ nói chuyện trong vô thức

Một trong những biểu hiện ít biết của trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ chính là trẻ thường nói chuyện vô thức, nói những câu không có nghĩa. Đảo lộn vị trí của các từ ngữ, câu lên theo trí nhớ của bản thân.

Ví dụ như “cái cây” trẻ sẽ nói là “cây cái”, “gà con” gọi là “còn ga”,…hoặc đảo vị trí các chữ trong câu như “hôm nay con đi học” trẻ sẽ nói là “hôm nay học con đi”, “nay học hôm đi con”,..

7. Trẻ nói chuyện trong vô thức
Trẻ rối loạn ngôn ngữ có xu hướng nói chuyện với bố mẹ không có mục đích

Nhiều bố mẹ cho rằng trẻ làm trò nên không để ý đến biểu hiện này của con nhưng thực chất đây là biểu hiện dễ dàng nhận ra trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nếu như bố mẹ để ý hơn đến trẻ.

8. Trẻ không tập trung khi người khác nói chuyện

Theo một số nhà chuyên môn, trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ thường không tập trung khi giao tiếp với người khác, đây cũng là một trong những biểu hiện cản trở quá trình trị liệu cho trẻ.

8. Trẻ không tập trung khi người khác nói chuyện
Khi mọi người xung quanh nói chuyện, trẻ không tập trung

Trẻ thường mất tập trung, đặc biệt trong lúc học và chú tâm vào những thứ xung quanh. Biểu hiện này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của trẻ và công việc sau này của trẻ.

Trẻ không tập trung thường không có ý chí kiên định, đặc biệt khi quyết định một vấn đề quan trọng, thường bị lung lay bởi ý kiến mọi người xung quanh nên sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.

9. Trẻ không hứng thú với việc giao tiếp

Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường không thích giao tiếp với những người xung quanh, kể cả đó là bố, mẹ, người thân, bạn bè của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hạn chế giao tiếp, trong đó có thể khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ gặp phải hạn chế.

9. Trẻ không hứng thú với việc giao tiếp
Không thích giao tiếp cũng là biểu hiện cần chú ý với trẻ rối loạn ngôn ngữ

Bố mẹ có thể cho con tham gia các lớp học kỹ năng mềm về giao tiếp để con cải thiện về khả năng giao tiếp, ngoài ra còn bổ sung cho trẻ những kiến thức bổ ích xung quanh cuộc sống của trẻ.

10. Trẻ có khả năng ghi nhớ thấp

Hầu hết những trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ đều không có khả năng ghi nhớ cao, dễ quên, kể cả những đồ vật vừa nhìn thấy. Những trẻ này thường gặp khó khăn trong quá trình học tập vì sẽ không thể ghi nhớ quá lâu bài học.

10. Trẻ có khả năng ghi nhớ thấp
Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường không nhớ được trong thời gian dài

Bố mẹ có thể cải thiện cho con bằng cách bổ sung các loại sữa hoặc chất dinh dưỡng tốt cho não bộ của trẻ để kích thích trí nhớ của trẻ phát triển.

Bố mẹ cần làm gì khi con có dấu hiệu chậm nói?

Khi thấy con có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ, bố mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm phục hồi chức năng, cơ sở y tế để được các bác sĩ, nhà chuyên môn kiểm tra, đánh giá về tình trạng của trẻ và đưa ra những phương pháp trị liệu tốt nhất cho trẻ.

Nhiều bố mẹ vẫn hay nhầm tưởng trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ là trẻ chậm nói, tuy nhiên đây là hai hội chứng hoàn toàn khác nhau nên các phương pháp can thiệp cho trẻ cũng khác nhau.

Ngoài những giờ trị liệu tại các trung tâm phục hồi chức năng bố mẹ cũng nên áp dụng các
phương pháp đơn giản tại nhà cho trẻ để trẻ tiếp thu và cải thiện về khả năng sử dụng ngôn ngữ nhanh hơn.

Bố mẹ cần làm gì khi con có dấu hiệu chậm nói?
Bố mẹ nên áp dụng một số phương pháp để cải thiện cùng con

Một số biện pháp bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng với trẻ tại nhà như:

  • Phản ứng khi trẻ phát ra âm thanh, tiếng động
  • Khi trẻ phát ra âm thanh, lặp lại tiếng của trẻ, sau đó thêm các từ ngữ vào để thành một câu hoàn chỉnh.
  • Giới thiệu cho trẻ về những thứ về cuộc sống của trẻ
  • Đặt ra những câu hỏi nhỏ cho trẻ (nên đặt ra những câu hỏi trong khả năng trả lời của trẻ để trẻ phát triển tư duy)
  • Luôn trả lời những câu hỏi mà trẻ đưa ra với câu từ chuẩn nhất
  • Đọc sách hàng ngày cho trẻ nghe để bổ sung về vốn từ của trẻ

Trên đây là những thông tin chi tiết về những biểu hiện hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Hy vọng với những nội dung có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về hội chứng này và nhận biết sớm được những dấu hiệu của trẻ đẻ cho trẻ can thiệp sớm nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận