Trẻ Nhút Nhát Ít Nói: Làm Sao Để Giúp Con Cải Thiện Giao Tiếp?

Trẻ nhút nhát sẽ khiến cho bé gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết bạn, học tập và khó có thể thành công trong tương lai. Để giúp trẻ có thể vượt qua và phát triển trong tương lai, gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ nhút nhát và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp đối với trẻ.

Trẻ nhút nhát thường có xu hướng thu mình lại với các bạn cùng trang lứa
Trẻ nhút nhát thường có biểu hiện của chậm nói

Biểu hiện của trẻ nhút nhát

Biểu hiện của trẻ nhút nhát là khi trẻ không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động tập thể với các bạn cùng trang lứa mặc dù trẻ rất muốn. Trẻ nhút nhát là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với những trẻ dưới 10 tuổi vì bé chưa có đủ hiểu biết nên thu mình lại với thế giới xung quanh. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, con sẽ khá nhút nhát, tự ti, e ngại với mọi thứ xung quanh. Trẻ nhút nhát thường có biểu hiện của chậm nói.

Trẻ nhút nhát thường tự tách biệt mình với thế giới xung quanh
Trẻ nhút nhát thu mình lại với thế giới xung quanh

Bài viết tham khảo: Trẻ Nhút Nhát Phải Làm Sao? Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Những điều nêu trên rất phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không khắc phục tình trạng mà để tình trạng trẻ nhút nhát kéo dài từ khi con còn nhỏ đến khi con lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ mà còn gây cản trở con đường dẫn đến thành công trong cuộc sống.

Quá trình phát triển của trẻ nhút nhát cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính cách đó
Nhút nhát gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Bài viết tham khảo: Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Chậm Nói Qua Từng Độ Tuổi

Để kịp thời khắc phục tình trạng nhút nhát cho trẻ, bố mẹ cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ nhút nhát thiếu tự tin vào bản thân dưới đây:

  • Trẻ nhút nhát thường ngại giao tiếp, sống thu mình, thích chơi một mình hoặc chỉ chơi với những bạn mà mình đã quen từ trước.
  • Trẻ nhút nhát gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết bạn, hầu như không có bạn bè thân thiết.
  • Bé nhút nhát khi gặp người lạ hoặc khi chuyển đến những môi trường mới.
  • Rất dễ xấu hổ khi bị người khác chỉ trích, phê bình và cười chê.
  • Trẻ nhút nhát thường hay lo lắng về việc người khác chê cười mình. Tâm lý này khiến trẻ luôn thu mình và không dám trải nghiệm những điều mới mẻ.
  • Trẻ nhút nhát trong học tập và thụ động ngay cả khi vui chơi.
  • Trẻ nhút nhát cảm thấy không được thoải mái khi đến những nơi đông người.
  • Trẻ nhút nhát thường sống phụ thuộc vào gia đình.
  • Trẻ ít khi vui vẻ, thoải mái, thay vào đó là cảm giác buồn bã, lo lắng và bi quan thường trực.
  • Dễ bị bạn bè bắt nạt.
  • Trẻ rất quan ngại thể hiện năng khiếu của mình như ca hát, nhảy múa, vẽ,…
Trẻ nhút nhát thường có tâm lý lo lắng và sợ hãi không dám thể hiện bản thân trước đám đông
Trẻ nhút nhát thường không dám thể hiện năng khiếu của bản thân trước đám đông

Nguyên nhân trẻ nhút nhát

Việc xác định rõ nguyên nhân trẻ nhút nhát sẽ giúp cho cha mẹ điều chỉnh lại phương pháp dạy trẻ nhút nhát sao cho phù hợp và giúp con rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp.

Yếu tố di truyền

Phần lớn bố mẹ có tính cách hướng nội, trầm tính, ít nói thường sinh ra con có tính cách nhút nhát. Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ nhút nhát thiếu tự tin bởi con hoàn toàn có thể lấy lại được sự tự tin nếu bố mẹ có cách giáo dục con đúng cách.

Trẻ nhút nhát cũng có thể được di truyền từ những người cha mẹ có tính cách tương tự
Tính cách nhút nhát của trẻ được di truyền từ cha mẹ

Bài viết tham khảo: Giải Đáp Từ Chuyên Gia Âm Ngữ: Chậm Nói Có Di Truyền Không?

Cách giáo dục không phù hợp

Giáo dục ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và tính cách của trẻ do vậy nên những phương pháp giáo dục không phù hợp sẽ khiến cho trẻ phát triển không lành mạnh và hình thành lên tính cách nhút nhát. Trẻ nhút nhát có thể liên quan đến một số phương pháp giáo dục không phù hợp sau:

  • Quá nuông chiều, bảo bọc: Phương pháp giáo dục này khiến cho trẻ có xu hướng thu mình, sống tách biệt với các bạn và thiếu kỹ năng sống.
  • Hay la mắng, quát nạt: Việc quát mắng sẽ khiến cho trẻ bị thụ động, không dám khám phá và trải nghiệm bất kỳ điều gì vì sợ bị người lớn đánh mắng.
  • Không lắng nghe: Cha mẹ không lắng nghe khi trẻ muốn chia sẻ khiến trẻ mông lung, khó khăn trong việc đánh giá vấn đề và dần hình thành tâm lý xem nhẹ bản thân
Cha mẹ có cách giáo dục không phù hợp sẽ hình thành tính cách trẻ nhút nhát
Cha mẹ có cách giáo dục không phù hợp cũng khiến trẻ bị nhút nhát

Ảnh hưởng tính cách của người thân trong gia đình

Trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tính cách của những người thân trong gia đình. Chính vì vậy nên nếu trong gia đình có người thân có tính cách nhút nhát thì bố mẹ nên giúp con điều chỉnh để trẻ không bị ảnh hưởng bởi tính cách của người khác.

Những người thân trong gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc trẻ nhút nhát
Trẻ nhút nhát do bị ảnh hưởng bởi tính cách của những người thân trong gia đình

Bài viết tham khảo: Giải Đáp: Trẻ Chậm Nói Không Phải Do Cách Dạy Của Mẹ

Trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài

Trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài thường nhút nhát, trẻ không nói chuyện với người lạ, tự ti hơn so với những trẻ được trải nghiệm từ bé. Đặc biệt là những trẻ sống ở thành thị không được tiếp xúc với thiên nhiên mà cha mẹ lại quá bận rộn để có thể tổ chức các chuyến đi chơi cùng con cái.

Việc trẻ không thường xuyên được cha mẹ cho tiếp xúc với thiên nhiên cũng hình thành tình trạng trẻ nhút nhát
Trẻ ít có cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên

Những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống

Treo các chuyên gia, các sự việc như tẩy chay, bị đối xử bất công, bố mẹ ly hôn,… cũng khiến cho trẻ trở nên tự ti, nhút nhát mặc dù trước đây trẻ vẫn vui vẻ và hoạt bát. Trước những trải nghiệm tiêu cực như vậy, trẻ có xu hướng sống thu mình và tách biệt với mọi người xung quanh.

Trẻ nhút nhát có thể do những việc tiêu cực trong cuộc sống mà trẻ gặp phải
Trẻ nhút nhát do những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống

Sống trong gia đình “độc hại”

Một gia đình “độc hại” trong đó bao gồm cả cha mẹ “độc hại” thường giáo dục con theo cách kiểm soát và áp đặt, không quan tâm đến nhu cầu về tinh thần và vật chất của trẻ. Chính môi trường phát triển “độc hại” đó khiến trẻ hình thành những tính cách không lành mạnh.

Việc có cha mẹ thường xuyên kiểm soát và áp đặt trẻ cũng khiến cho tình trạng trẻ nhút nhát ngày càng tệ
Trẻ hình thành tính cách nhút nhát khi sống trong gia đình “độc hại”

Những ưu điểm và thiệt thòi của trẻ nhút nhát

Trên thực tế, trẻ nhút nhát không hẳn là điều quá tệ bởi trẻ cũng có một số những ưu điểm nhất định sau:

  • Một số trẻ nhút nhát thường học khá giỏi nhờ vào sự tự giác và khả năng tập trung cao.
  • Vì bản tính không muốn liên quan đến các rắc rối nên trẻ nhút nhát thường rất ngoan hiền và cư xử lễ phép, đúng mực. Và cũng chính vì tính cách này nên trẻ nhút nhát thường được người lớn yêu quý hơn.
  • Trẻ nhút nhát thường rất vâng lời và biết lắng nghe.

Tuy nhiên, những lợi ích trên chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu tình trạng trẻ nhút nhát kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì về lâu dài, các bé sẽ bị thiệt thòi nhiều mặt hơn trong cuộc sống.

Những ảnh hưởng của sự nhút nhát đến cuộc sống của trẻ ngày một rõ rệt theo thời gian. Trẻ nhút nhát cũng dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt, trêu chọc và thậm chí là bạo lực học đường. Nếu gia đình không có sự quan tâm đối với trẻ, trẻ sẽ phải tự đối mặt với các vấn đề này và chịu tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý.

Trẻ nhút nhát thường bị cách bạn bắt nạt ở trường học do tính cách hiền lành và luôn thích một mình
Trẻ nhút nhát thường là những đối tượng bị trêu chọc và bạo lực học đường

Có thể ban đầu trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc kết bạn, thụ động trong học tập, không dám thể hiện năng khiếu của bản thân và không dám bày tỏ ý kiến của bản thân. Nhưng dần dần khi trẻ lớn lên, tính cách này sẽ trở thành rào cản rất lớn đối với trẻ, khiến trẻ không dám thể hiện năng lực của mình trong công việc, dễ dàng đánh mất những cơ hội đáng quý.

Trẻ nhút nhát thường gặp khó khăn trong việc kết bạn do có thiên hướng tự tách mình ra với các bạn
Trẻ nhút nhát gặp khó khăn trong việc kết bạn

Trẻ nhút nhát cha mẹ phải làm sao ?

Nhút nhát là tính cách gây cản trở cho khả năng phát triển toàn diện của trẻ. Vậy cha mẹ phải làm gì khi trẻ nhút nhát ? Dưới đây là một số cách tham khảo mà cha mẹ nên áp dụng với trẻ nhút nhát:

  • Không nên quá bao bọc trẻ: Thay vì bao bọc trẻ quá mức, cha mẹ chỉ nên dành sự quan tâm đúng mực đến con cái, khuyến khích con tiếp xúc và trải nghiệm cuộc sống. Sự quan tâm đúng mực sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ gia đình nhưng không có tâm lý phụ thuộc vào gia đình.
  • Khuyến khích trẻ bằng lời khen: Khen thưởng hợp lý khi trẻ chủ động học tập hoặc giúp đỡ mọi người giúp trẻ duy trì những hành động tích cực này
  • Thay đổi cách giáo dục phù hợp: Ngoài việc học tập và thể chất của trẻ, cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ, rèn luyện cho trẻ những đức tính tốt đẹp giúp trẻ trở nên bản lĩnh hơn.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ: Cần tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ, không cãi nhau trước mặt trẻ và chuyển nhà nếu môi trường sống xung quanh không lành mạnh đối với trẻ.
  • Trao đổi với giáo viên và nhà trường: Gia đình cần kết hợp với giáo viên và nhà trường tạo cho trẻ môi trường học tập lành mạnh tránh các tình trạng xấu như bắt nạt, bạo lực học đường,…
  • Giúp con nhận biết thế mạnh của mình: Cho con đi học các lớp về năng khiếu như hội họa, đàn, hát,… khuyến khích trẻ phát huy năng khiếu của mình và giúp bé trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
  • Cho trẻ tham gia các lớp học thêm kỹ năng mềm: Cho con học các lớp kỹ năng mềm để trẻ có thể dễ dàng kết bạn, học cách duy trì các mối quan hệ, làm việc nhóm và biết cách ứng xử, đối phó với những tình huống trong cuộc sống.
Cha mẹ cần tích cực cải thiện tình trạng trẻ nhút nhát giúp trẻ hoà đồng hơn với bạn bè
Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ trở nên tự tin hơn

Trên đây là những thông tin về trẻ nhút nhát mà chúng tôi muốn mang đến cho các bạn. Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ sẽ có những cái nhìn đúng đắn và cách xử lý kịp thời để hướng con cái đến với những phẩm chất tốt đẹp nhất.

Bài viết liên quan:

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận