Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Chậm Nói Qua Từng Độ Tuổi

Nắm bắt được các dấu hiệu bé chậm nói qua những biểu hiện thường ngày của trẻ giúp cha mẹ đưa ra được những quyết định đúng đắn cải thiện tình trạng của con. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin đến cho các bạn các thông tin về dấu hiệu nếu như trẻ chậm nói.

dấu hiệu trẻ chậm nói
Sớm nhận biết được trẻ chậm nói sẽ hạn chế được nhiều nguy hiểm

Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói qua từng độ tuổi

Trẻ bị chậm nói sẽ có những biểu hiện khác nhau qua từng độ tuổi, môi trường sống và trẻ chậm nói nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ở từng độ tuổi các bé bị chậm nói đều có những biểu hiện chung sau đây:

Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có những biểu hiện chung sau đây:

  • Không phản ứng lại những tiếng động mạnh xuất hiện ở xung quanh mình
  • Không phát ra những âm thanh gừ gừ như bao đứa trẻ bình thường cùng độ tuổi khác
  • Khi đến 4 tháng tuổi, có thể bé sẽ biết gừ gừ nhưng lại không biết bắt chước các âm thanh khác giống như bản năng của trẻ ở độ tuổi này.

Trẻ 7 tháng tuổi

Khi đến khoảng 7 tháng tuổi, dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị chậm nói thường xuất hiện nhất đó chính là không phản ứng lại các tiếng động mạnh xung quanh.

Trẻ 12 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, những bé bị chậm nói sẽ có những biểu hiện bất thường sau đây:

  • Không thích giao tiếp với người khác bằng âm thanh hay thậm thậm chí là bằng cử chỉ khi muốn thứ gì đó hay cần sự giúp đỡ.
  • Không nói được một từ đơn nào như: bố, mẹ, bà…
  • Không biết làm các động tác đơn giản như lắc đầu, vẫy tay hay thậm chỉ là chỉ tay cũng không biết làm.
  • Khi cha mẹ gọi tên hoặc biệt danh ở nhà thường không có phản ứng lại.
  • Không quan tâm và không bị ảnh hưởng bởi những sự vật, sự việc xung quanh mình.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói qua từng độ tuổi
Trẻ chậm nói có những biểu hiện khác nhau theo độ tuổi

Trẻ 15 tháng tuổi

Thông thường, đến độ tuổi này, các đứa trẻ bình thường khác sẽ có thể nghe hiểu và nói được những từ đơn giản. Thế nhưng ở những đứa trẻ bị chậm nói thì lại khác.

  • Bé không hiểu và không phản ứng lại với những từ ngữ ra lệnh của cha mẹ như: dậy nào, không…
  • Không nói được từ nào, kể cả những từ đơn giản nhất
  • Khi được hỏi về các đồ vật xung quanh, bé sẽ không chỉ tay.
  • Không chỉ tay vào những thứ mình thích để đòi hỏi, yêu cầu.

Trẻ 18 tháng tuổi

Biểu hiện của trẻ bị chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này là:

  • Không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi cha mẹ yêu cầu
  • Không nói được quá 6 từ do vốn từ vựng quá ít
  • Không thể giao tiếp bằng bất kỳ một cách nào, kể cả chỉ tay đơn giản nhất.
  • Không nói được những từ đơn giản như: cha, mẹ, ông, bà…
  • Không hiểu những mệnh lệnh đơn giản của cha mẹ khi yêu cầu
  • Khi cha mẹ hỏi, không thể đáp lại bằng lời nói hoặc hành động.

Trẻ 19 đến 23 tháng tuổi

Trong độ tuổi này, những trẻ bị chậm nói hạn chế hoặc gần như không có khả năng tiếp thu và học tập những từ ngữ mới.

Trẻ 24 tháng tuổi

Khi 24 tháng tuổi, những trẻ bị chậm nói sẽ có những biểu hiện sau đấy:

  • Vốn từ vựng không quá 15 từ đơn
  • Đôi khi chỉ có thể nhắc lại lời nói của người khác chứ không thể tự nói ra được ý nghĩ của mình
  • Với những đứa trẻ bình thường thì nói “mẹ bế” khi yêu cầu được bế là quá bình thường, nhưng với trẻ chậm nói, điều này là không thể.
  • Không chơi những mô hình siêu nhân, búp bê như những bé khác
  • Trẻ chậm nói hay ăn vạ
  • Không biết bắt chước lời nói, hành động của người lớn như bản năng của trẻ nhỏ
  • Khi cha mẹ gọi tên bức tranh, con vật… trẻ không thể chỉ tay vào những thứ đó.

Trẻ từ 25 đến 35 tháng tuổi

Biểu hiện ở độ tuổi này là:

  • Không thể nói được nhưng câu ngắn chỉ có từ 2 đến 4 từ đơn giản.
  • Không gọi tên được những bộ phận trên cơ thể
  • Không nhớ được những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhà
  • Không thể đặt được những câu hỏi cực kỳ đơn giản với cha mẹ hoặc những người thân khác.

Trẻ 3 tuổi

  • Không thể xưng “con” gọi “mẹ” hoặc “bố”
  • Không ghép được các từ thành các câu ngắn
  • Không trả lời được những câu hỏi ngắn, đơn giản của cha mẹ.
  • Lời nói không rõ ràng khiến người nghe thấy khó hiểu
  • Nói lắp bắp thường xuyên và mặt luôn nhăn nhó mỗi khi nói.
  • Không bao giờ chủ động hỏi người khác
  • Không quan tâm đến sách truyện, hay giao lưu với những đứa trẻ bằng tuổi khác.
  • Luôn muốn ở gần người thân, không muốn xa rời.
  • Trẻ hay la hét

Trẻ 4 tuổi

Khi đến độ tuổi này, thông thường các bé đã được đi học nhà trẻ. Thế nhưng, những trẻ bị chậm nói lại có những biểu hiện như:

  • Chưa thể phát âm thuần thục các phụ âm
  • Không hiểu được “giống nhau” và “khác nhau” có khái niệm như thế nào
  • Không xưng “con” gọi “mẹ” hoặc “bố” đúng cách.
Trẻ 4 tuổi
Trẻ không thể xưng “con gọi “mẹ” khi đã 4 tuổi

Bố mẹ cần làm gì sau khi nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói?

Khi con có những dấu hiệu chậm nói, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra các phương pháp luyện nói cho trẻ chậm nói phù hợp, đồng thời đưa trẻ đến những khu vui chơi giải trí, đông bạn bè cùng trang lứa, cụ thể như sau:

  • Đưa bé đi thăm khám bác sĩ, các chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu, Phục hồi chức năng: Cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân khiến bé chậm nói. Qua đó, cha mẹ cũng nhận được phương pháp cải thiện, khắc phục tình trạng này phù hợp hợp nhất đối với trường hợp của con.
  • Đưa bé tới khu vui chơi, giải trí: Đây là việc làm rất cần thiết bởi ở những khu vui chơi, giải trí có rất nhiều bé cùng trang lứa nên việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi đó, bé sẽ có sự tự tin cần thiết, trở nên mạnh dạn hơn và đó là điều kiện tốt nhất để bé phát triển vốn từ vựng.
  • Quan tâm và dạy bé học mỗi ngày: Việc bé nhận được sự quan tâm từ bố mẹ là vô cùng quan trọng trong thời gian này. Đây cũng có thể coi như là động lực để bé có thể tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn các từ vựng.
Phương pháp chăm sóc và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường là điều cần thiết

Trên đây là những dấu hiệu của trẻ chậm nói được thể hiện ở từng độ tuổi. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp do hoàn cảnh môi trường sống mà có những biểu hiện khác nhau ở từng giai đoạn. Chính vì vậy, để biết chính xác, các bậc phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kịp thời có những biện pháp can thiệp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận