Trẻ Chậm Nói Khi Nào Cần Đi Khám? Thời Điểm Vàng Cần Lưu Ý

Hội chứng chậm nói ở trẻ có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó vẫn phát triển bình thường nhưng cũng có trường hợp kéo dài về sau. Vì vậy để biết được trẻ chậm nói khi nào cần đi khám thì bố mẹ nên theo dõi con theo các mốc phát triển của trẻ. Và đó cũng chính là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết hôm nay.

Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám
Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám

Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp

Chứng chậm nói ở trẻ có thể chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định sau đó vẫn phát triển đạt được mốc phát triển bình thường. Nhưng có những trường hợp trẻ mắc hội chứng chậm nói kéo dài và để lại nhiều hệ lụy khiến ảnh hưởng tới cả tương lai phía sau của trẻ.

Do đó khi bố mẹ thấy trẻ chậm nói có kèm theo các dấu hiệu sau thì bố mẹ nên đưa trẻ ngay tới các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám:

  • Trẻ thích sử dụng hành động nhiều hơn lời nói
  • Trẻ không bắt chước được âm thanh
  • Trẻ không hiểu được những yêu cầu đơn giản
  • Không phản ứng khi được gọi tên
  • Ngại giao tiếp, trẻ thích ở một mình

Bên cạnh đó, trẻ thường xuất hiện các biểu hiện chậm nói từ rất sớm nhưng có thể bố mẹ không để ý đến như: không có tiếng ê a, không phản ứng với âm thanh… Tất cả những dấu hiệu đó đều cho thấy trẻ cần được can thiệp sớm để cải thiện sớm nhất.

Trẻ gọi nhưng không quay đầu
Trẻ chậm nói nếu kèm theo không phản ứng khi gọi tên nên đưa trẻ đi khám

Các giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ trải qua được đánh dấu bằng 5 giai đoạn vàng sau đây:

Giai đoạn từ 0 đến trước 12 tháng tuổi
  • Trẻ nhận ra giọng của mẹ, người chăm sóc trẻ
  • Có tiếng ê, a… bập bẹ nói
  • Phản ứng âm thanh ở xung quanh
Giai đoạn từ 12 tháng đến 15 tháng
  • Trẻ bập bẹ được các phụ âm
  • Biết xác nhận đồ vật thông qua cách gọi tên
Giai đoạn từ 15 tháng đến 18 tháng
  • trẻ đã có thể nối được hai từ đơn và nói thuần thục hơn.
  • Trẻ đã có thể hiểu được những yêu cầu và làm theo hướng dẫn của bố mẹ
Giai đoạn từ 18 tháng đến 24 tháng
  • Trẻ có thể chỉ vật, gọi tên đồ vật
  • Đã có thể nói được những câu có nghĩa nhưng có thể vẫn hơi ngọng
  • Biết bắt chước hành động của người khác
Giai đoạn từ 24 tháng đến trước 36 tháng
  • Con đã nói được câu dài và chỉn chu hơn
  • Việc sử dụng ngôn ngữ cũng linh hoạt hơn và trẻ có thể hát, đọc thơ…

Lưu ý:

  • Bé trai chậm nói hơn bé gái
  • Mốc phát triển ngôn ngữ của các bé cùng giới cũng có sự khác biệt rõ rệt
  • Có thể xuất phát điểm khác nhau nhưng tới giai đoạn nhất định các bé đều đạt được mốc phát triển như nhau
trẻ có các mốc phát triển ngôn ngữ khác nhau và cần đi khám nếu thấy bất thường
Nếu các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám

Lời khuyên từ chuyên gia khi gia đình có con chậm nói

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ thì mọi sự bất thường đều cần phải được can thiệp và xử lý sớm nếu không sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của trẻ. Do đó trẻ khi có những dấu hiệu bất thường không theo đúng quy luật phát triển của trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và can thiệp.

Bên cạnh đó theo các chuyên gia thì bố mẹ có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Luôn duy trì khoảng thời gian tích cực ở bên con

Thời gian chơi với con nhiều hay ít không quan trọng bằng việc thời gian tích cực mà bố mẹ đạt được khi chơi với con là bao lâu. Theo các chuyên gia phân tích thì khi bố mẹ có thể đạt được những khoảng thời gian tích cực dành cho con dù chỉ 5 phút cũng có hiệu quả cao hơn việc dành cả một ngày mà trẻ không thu hút hay tương tác.

Do đó, thời gian tích cực ở đây chính là khoảng thời gian mà bố mẹ có thể giúp trẻ thu hút và chú ý tới việc bố mẹ đang làm. Chẳng hạn khi bố mẹ đọc sách trẻ cũng chăm chú vào cuốn sách mà bố mẹ đang đọc.

Đọc sách với trẻ để có nhiều thời gian tích cực bên con
Bố mẹ nên thường xuyên duy trì thời gian tích cực bên con

Đưa trẻ ra ngoài chơi thường xuyên hơn

Thay đổi môi trường không những giúp trẻ giảm tải áp lực mà còn giúp trẻ được tiếp cận với nhiều điều mới. Đặc biệt khi được ra bên ngoài nhiều hơn thì trẻ cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với các bạn bè đồng trang lứa. Nhờ đó khả năng học hỏi ngôn ngữ với trẻ cũng dễ dàng hơn.

đưa trẻ đi chơi cùng gia đình để có thêm thời gian học nói
Những buổi dã ngoại cùng gia đình sẽ kết nối các thành viên và tạo cơ hội cho trẻ học nói

Quan tâm hơn chế độ dinh dưỡng của trẻ

Bên cạnh việc giúp trẻ tập nói thì bố mẹ cũng nên chú trọng bồi bổ cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng hơn về khẩu phần ăn. Đặc biệt, bố mẹ hãy lựa chọn những đồ ăn tốt cho trí não để thúc đẩy trí não phát triển như: các loại trái cây theo mùa, các món ăn từ các loại đậu, bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn của trẻ hơn. Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể tham khảo sử dụng một số loại thực phẩm chức năng để bổ trợ thêm cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường thể chất

Tạo một môi trường rèn luyện phù hợp cho trẻ

Trẻ chậm nói cần được học tập và rèn luyện trong một môi trường chuyên biệt để có thể dễ dàng thích nghi hơn với môi trường xung quanh. Do đó thay vì đưa trẻ đến với các trường mầm non thì bố mẹ nên đưa trẻ đến can thiệp tại các trường chuyên biệt hoặc các trung tâm phục hồi chức năng Hồ Chí Minh. Sở dĩ như vậy bởi ở đây trẻ sẽ được các cô và những người có chuyên môn hỗ trợ cũng như có thể hiểu được trẻ cần gì và nên làm gì. Điều đó cũng giúp trẻ tránh được sự kỳ thị, xa lánh nếu trẻ học chung cùng các bạn phát triển bình thường khác.

Trường học chuyên biệt cho trẻ chậm nói
Đưa trẻ chậm nói học tập tại các trường chuyên biệt

Chắc hẳn khi đọc đến đây thì bố mẹ đã biết trẻ chậm nói khi nào cần đi khám. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cho bố mẹ có thêm động lực để cùng còn đồng hành và cải thiện tình trạng này. Nếu bố mẹ còn bất cứ khó khăn gì thì hãy liên hệ ngay đến các chuyên gia để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận