Trẻ Nhút Nhát Phải Làm Sao? Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Theo các chuyên gia, bố mẹ muốn cải thiện tình trạng trẻ em chậm nói cho con nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến con trở nên nhút nhát và cải thiện tình trạng này bằng cách cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Để hiểu rõ hơn vấn đề làm gì khi trẻ nhút nhát, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

trẻ nhút nhát phải làm sao
Tính cách nhút nhát của trẻ có thể cải thiện được trong thời gian dài

Trẻ nhút nhát bố mẹ phải làm sao?

Với những trẻ nhút nhát, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con hơn những em bé khác vì bố mẹ sẽ là những người bạn đồng hành trực tiếp cùng với con. Sau khi đã nhận biết được bé nhà mình nhút nhát, bố mẹ cần quan tâm đến nguyên nhân khiến con cảm thấy nhút nhát là gì. Để xác định được chính xác nguyên nhân trẻ nhút nhát, bố mẹ nên đưa con đến các trung tâm phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý để được giải đáp.

Mỗi trẻ nhút nhát đều có nguyên nhân trẻ nhút nhát khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân con mắc phải sẽ có những phương pháp can thiệp trị liệu phù hợp để cải thiện tính cách cho trẻ. Vì vậy sau việc quan sát những hoạt động tại nhà, tình hình học tập và các biểu hiện của trẻ khi ở lớp thì tìm hiểu rõ nguyên nhân là việc bố mẹ cần làm nếu như trẻ nhút nhát.

Trẻ nhút nhát bố mẹ phải làm sao?
Bố mẹ nên quan tâm, thấu hiểu con qua từng hành động, cử chỉ hàng ngày của con

Một số mẹ cho rằng con nhút nhát nhưng sau khi cho con gặp nhà chuyên môn thì được xác định con hoàn toàn bình thường, tính cách của con có phần trầm hơn nhưng không phải con nhút nhát. Thực chất nguyên nhân là do bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng con sẽ sôi nổi, năng động nên đã có suy nghĩ sai về trẻ.

Thay vì đặt những áp lực lên con thì bố mẹ nên quan tâm đến con, thấu hiểu tính cách của con qua từng hành động, cử chỉ hàng ngày của trẻ và những biểu hiện của trẻ nhút nhát để trở thành những người bạn thân thiết nhất của con, cùng con tâm sự mỗi ngày và động viên con nên mạnh dạn, tự tin hơn để có một cuộc sống tươi sáng hơn.

10 cách bố mẹ giúp trẻ cải thiện nhút nhát

Trẻ nhút nhát là một những tính cách của nhiều trẻ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống về sau. Mặc dù tính cách này không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng đời sống tinh thần và sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được cải thiện dần.

10 cách bố mẹ giúp trẻ cải thiện nhút nhát
Bố mẹ là người bạn quan trọng nhất giúp con gạt bỏ tính cách nhút nhát

Dưới đây là những cách giải đáp cho thắc mắc trẻ nhút nhát nên làm gì. Bố mẹ có thể áp dụng cho con giúp con cải thiện nhút nhát, lấy lại sự tự tin, mạnh dạn cho con.

1. Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận cùng mọi người

Bố mẹ nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận trong gia đình như bộ phim cả nhà cùng xem, món ăn ngày mai sẽ ăn hay kế hoạch cho chuyến đi chơi,…Bất cứ đề tài nào bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ đóng góp ý kiến, tham gia thảo luận cùng mọi người. Cách này sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ nhút nhát, tình trạng chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ.

1. Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận cùng mọi người
Khuyến khích trẻ nên tham gia thảo luận luận cùng mọi người để trẻ mạnh dạn hơn

2. Khích lệ trẻ lên biểu diễn trước mặt bố mẹ

Vào các buổi tuổi khi gia đình đoàn tụ, bố mẹ có thể khích lệ con đứng lên hát một bài hát, đọc một bài thơ, hoặc diễn một vở kịch. Bố mẹ sẽ là những người khán giả theo dõi con, không chỉ theo dõi con diễn mà sẽ theo dõi cả những hành động cử chỉ của con. Đây cũng là cách giúp con tự tin hơn khi thể hiện trước mặt mọi người và bố mẹ nắm bắt được mức độ nhút nhát của con.

2. Khích lệ trẻ lên biểu diễn trước mặt bố mẹ
Bố mẹ nên khích lệ trẻ biểu diễn trước mặt bố mẹ để trẻ tự tin hơn

3. Động viên trẻ mở rộng các mối quan hệ bạn bè

Trẻ nhút nhát thường chỉ chơi một mình hoặc có một, hai người bạn hoặc có xu hướng trẻ không nói chuyện với người lạ. Bố mẹ nên động viên, hướng dẫn con cách bắt chuyện với bạn mới tại trường bằng những lời nói như “chào bạn” , “cho mình làm quen nhé” để mở rộng mối quan hệ tại lớp học, trường học.

Ngoài ra bố mẹ còn có thể tìm cho con những người bạn mới bằng cách kết nối con với các bạn nhỏ hàng xóm, con của bạn bè, đồng nghiệp. Được làm quen với bạn mới trong môi trường quen thuộc, trẻ sẽ thấy quen thuộc và bớt tự ti bản thân hơn.

3. Động viên trẻ mở rộng các mối quan hệ bạn bè
Bố mẹ nên khuyên con mở rộng các mối quan hệ với các bạn

4. Khuyến khích trẻ thể hiện những điểm mạnh

Bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu. Bố mẹ là người thân thiết với con nhất nên sẽ tìm ra được điểm mạnh của con. Khi đã nắm được điểm mạnh của con, bố mẹ nên tổ chức một số trò chơi, chương trình để con thể hiện điểm mạnh của mình.

4. Khuyến khích trẻ thể hiện những điểm mạnh
Con có thể đứng thể hiện điểm mạnh trước lớp để mạnh dạn hơn

Đừng quên sau khi con phát huy được các điểm mạnh hoặc có những thay đổi tích cực thì giành vài lời khuyên cho trẻ nhé. Cách này sẽ giúp cho trẻ biết được bản thân có điểm mạnh và cải thiện dần sự tự ti của trẻ.

5. Cho trẻ tham gia các lớp năng khiếu

Các lớp học năng khiếu không chỉ giúp con được theo đuổi đam mê mà đây còn là môi trường có thể giúp con tự tin hơn. Con sẽ được thể hiện bản thân trước khán giả đúng với năng khiếu của mình. Con sẽ nhận ra rằng mình cũng có những năng khiếu để thể hiện, cải thiện được tính tự ti.

5. Cho trẻ tham gia các lớp năng khiếu
Cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu cũng là một trong những biện pháp giúp trẻ tự tin hơn

Ngoài ra, bố mẹ cho con tham gia lớp học năng khiếu, con còn được làm quen với thêm nhiều bạn mới đồng chăng lứa. Đây cũng là môi trường tốt để con mở rộng các mối quan hệ, tăng khả năng giao tiếp cho trẻ.

6. Bố mẹ đặt câu hỏi cho con trả lời

Khi giao tiếp với con, bố mẹ nên đặt một đến hai câu hỏi nhỏ cho con như “Đây là con gì”; “Màu gì đây con”; “Con có muốn chơi món đồ chơi này không”;… Đây cũng là một hình thức giao tiếp giúp trẻ hào hứng hơn. Ngoài ra, việc trả lời câu hỏi sẽ giúp trẻ cần phải tư duy để trả lời, hạn chế được tính ỷ lại vào bố mẹ.

6. Bố mẹ đặt câu hỏi cho con trả lời
Đặt câu hỏi cho con cũng là một trong những cách kích trí não của trẻ phát triển

Tuy nhiên, bố mẹ không nên đưa ra những câu hỏi quá khó, khi trẻ không đủ khả năng để trả lời, trẻ sẽ nghĩ bản thân kém cỏi và tiếp tục tự ti về bản thân mình.

7. Không so sánh con với các bạn nhỏ khác

Hiện nay có rất nhiều bố mẹ có xu hướng so sánh con với các bạn khác để con cố gắng hơn. Tuy nhiên đây là một hành động sai lầm, đặc biệt đối với trẻ nhút nhát, sẽ khiến trẻ càng tự ti về bản thân của mình.

Bố mẹ tuyệt đối không nên so sánh con với các bạn khác như so sánh bạn A học giỏi hơn; bạn B hoà đồng hơn. Điều này càng khiến suy nghĩ bản thân kém cỏi của trẻ trỗi dậy, vô tình càng khiến cho trẻ tự ti về bản thân hơn.

8. Không đưa ra những yêu cầu quá cao với trẻ

Đưa ra các yêu cầu nhỏ cho trẻ là tốt, tuy nhiên bố mẹ cần áp dụng đúng nếu không có thể sẽ bị phản tác dụng. Trẻ nhút nhát vốn tự ti, không tin tưởng vào bản thân và không kiên định với những quyết định của bản thân.

8. Không đưa ra những yêu cầu quá cao với trẻ
Bố mẹ không nên đưa ra những yêu cầu quá cao với trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti về bản thân

Khi được giao một công việc vượt quá khả năng của bản thân, trẻ không làm được sẽ càng nghi ngờ về năng lực bản thân. Việc bố mẹ nên làm là để con thấy được điểm mạnh của mình chứ không phải cho con thấy được điểm yếu bản thân.

9. Khen ngợi những việc trẻ làm được

Sau khi bố mẹ giao việc cho trẻ như nhờ con lấy cuốn sách, trông em,…Sau khi con hoàn thành công việc nên khen ngợi con để con biết được bản thân mình cũng có khả năng làm được công việc bố mẹ giao từ đó trẻ sẽ hạn chế được việc tự ti vào bản thân. Ngoài ra bố mẹ cũng nên chỉ ra những ưu điểm của trẻ như thông minh, nghe lời, hát hay,…và tạo cơ hội cho trẻ để trẻ được thể hiện những ưu điểm của bản thân ra ngoài.

9. Khen ngợi những việc trẻ làm được
Khi con hoàn thành nhiệm vụ, đừng quên khuyên con bố mẹ nhé

Mặc dù con chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm sai thì bố mẹ cũng nên nhẹ nhàng động viên con phải có niềm tin vào bản thân, không được tự hoài nghi bản thân mình.

10. Cho bé xem phim, đọc sách

Một trong những cách để có thể giải đáp cho thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh trẻ em nhút nhát phải làm sao đó là cho trẻ xem phim hoặc đọc sách có chủ đề vượt lên chính bản thân, tự tin vào bản thân, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.

10. Cho bé xem phim, đọc sách
Cho trẻ tiếp xúc với sách sẽ trau dồi về vốn kiến thức cho trẻ

Bộ phim “Nhật ký chú bé nhút nhát” là một trong những bộ phim được nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn để làm động lực cho con tự tin hơn. Khi xem phim, con sẽ thấy bản thân mình trong đó và hiểu được những giá trị mà bộ phim muốn gửi gắm. Đó cũng có thể là động lực giúp con thay đổi từng ngày.

Trên đây là những cách mà bố mẹ có thể tham khảo để có thể áp dụng giúp con cải thiện tình trạng nhút nhát. Hy vọng với những nội dung có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ giải đáp được thắc mắc trẻ nhút nhát phải làm sao. Nếu thấy bài viết hữu ích, cùng nhau chia sẻ đến những người thân và bạn bè để mọi người cùng nắm được nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận