Trò chơi luyện phát âm không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp mà còn giúp tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được cải thiện. Cha mẹ hãy cùng còn chơi trò chơi để tạo ra những giây phút thú vị, bổ ích đồng thời cùng bé luyện nói. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số trò chơi luyện phát âm hiệu quả dành cho các bé.
10 trò chơi luyện phát âm hiệu quả giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Bên cạnh việc đi học trên lớp, cha mẹ hoàn toàn có thể tạo ra những trò chơi luyện phát âm cho trẻ. Đây là một việc làm bổ ích mà vẫn đảm bảo trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, tạo sự hào hứng khi nói chuyện. Sau đây là những trò chơi luyện phát âm siêu tốt cha mẹ có thể tham khảo.
1. Trò chơi “ngửi hoa”
Chuẩn bị: Nếu ở trong nhà, bố mẹ cần chuẩn bị một lọ hoa nhỏ hoặc lẵng hoa nhỏ trên bàn để tiến hành trò chơi. Ngoài ra, để sáng tạo bố mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài sân , nơi có điều kiện tốt, nhiều loại hoa đa dạng khác nhau.
Cách chơi: Trong trò chơi này, bố mẹ sẽ làm mẫu trước cho trẻ một lần và khuyến khích con thực hiện theo. Bố mẹ và trẻ cùng đứng cạnh hoa. Sau đó bố mẹ nói với trẻ rằng:” Chúng ta cùng ngửi hoa nhé”. Trẻ cần hít thật dài và thở ra. Bố mẹ hãy nói “Hoa thơm quá” và yêu cầu trẻ lặp lại theo. Hãy lặp trò chơi trên tầm 5 – 6 lần.
Tác dụng: Trò chơi “ngửi hoa” giúp trẻ học được cách lấy hơi và hít thở. Ngoài ra, trẻ hiểu được sự quan trọng của thính giác và biết cách lặp lại theo yêu cầu của người lớn. Tuy nhiên, đây không phải bài học dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ mà chỉ là trò chơi bổ trợ.
2. Trò chơi “Thổi bóng bay”
Chuẩn bị: Cha mẹ cần đặt trên mặt bàn thật nhiều bóng bay.
Cách chơi: Ba mẹ có thể làm mẫu cách chơi để trẻ cảm nhận được sự thú vị của trò chơi. Bố mẹ hướng dẫn trẻ hít một hơi thật dài và thổi hơi ra một cách từ từ. Quả bóng khi đó sẽ từ từ di chuyển. Sau 5 lần thổi, bố mẹ và bé hãy cùng xem quả bóng đi được bao xa.
Tác dụng: Trò chơi rèn luyện cho bé cách lấy hơi và hít thở, giúp trẻ bình tĩnh khi bị rối loạn ngôn ngữ.
3. Trò chơi “ Thổi nước nóng”
Chuẩn bị: Bố mẹ hãy chuẩn bị một cốc nước ấm. Lưu ý không chuẩn bị nước quá nóng dễ gây bỏng cho trẻ.
Cách chơi: Bố mẹ hãy nghĩ ra một câu chuyện thú vị để trẻ có thể tưởng tượng mình đang cầm một cốc nước nóng bỏng trên tay và muốn uống trẻ cần thổi để làm nguội. Bố mẹ cần ra hiệu để trẻ thổi từng hơi từ từ, không nên quá gấp gáp. Bé cần lặp đi lặp lại hành động trên cho đến khi cốc nước thực sự nguội. và để trẻ “hà” một cái bắt chước hành động trẻ vừa uống xong.
Tác dụng: Trò chơi hỗ trợ phát âm cho trẻ rất hiệu quả. Ngoài ra, trẻ học được cách điều khiển hơi thở cũng như luyện tập cơ môi. Tuy nhiên, với trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ, mẹ nên liên hệ với bệnh viện hoặc đơn vị chức năng uy tín để có phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ phù hợp.
4. Trò chơi “Chú lưỡi vui tính”
Chuẩn bị: Trong trò chơi này, mẹ chỉ cần chuẩn bị lời thoại thú vị.
Cách chơi:
- Bước 1: Giới thiệu bạn lưỡi:” Hôm nay mẹ sẽ giới thiệu tới con một người bạn mới. Một người bạn mà ai cũng có thể sở hữu. Đó chính là người bạn lưỡi. Cho mẹ xem bạn lưỡi của con nào!”. Ngay khi kết thúc câu nói, trẻ sẽ thè lưỡi ra cho ba mẹ xem.
- Bước 2: Bắt đầu vào trò chơi “Hôm nay, chú lưỡi vui tính sẽ chỉ cho con một trò chơi cực kỳ thú vị nhé! Chú lưỡi phát âm n…n…n..n (ba mẹ hãy làm mẫu cho con). Sau khi thấy trẻ đã thành thạo trong việc phát âm, cha mẹ hãy nâng cao bài tập cùng chú lưỡi qua các âm nâng cao như no-no, na-na,..
Tác dụng: Trò chơi có tác dụng rất tốt trong phát âm “l”, “n” tránh tình trạng trẻ nói ngọng và gặp các loại rối loạn ngôn ngữ.
5. Trò chơi “Chi chi chành chành”
Chuẩn bị: Bố mẹ hãy học thuộc bài đồng dao sau đây:” Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa đứt cương – Ba vương ngũ đế – Cấp kế đi tìm ù à – ù ập”
Cách chơi: Bố mẹ hãy xòe tay trái của mình ra, dùng ngón tay phải chấm vào lòng bàn tay trái. Để bé làm quen với trò chơi, ba mẹ hãy để trẻ làm quen với động tác trên trước. Sau đó vào trò, mẹ cần để bé vừa đọc theo bài đồng dao thật chậm, kết hợp hành động chấm vào lòng bàn tay. Kết thúc bài đồng dao, bố mẹ hãy nắm bàn tay trái lại. Bố mẹ hãy chỉ trẻ cần rút thật nhanh tay khi kết thúc bài đồng dao, đảm bảo không bị túm.
Tác dụng: Trò chơi giúp trẻ học phát âm rất tốt, trẻ kết hợp được hành động chi chi chành chành đồng thời vẫn nói được. Hơn nữa, trò chơi hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không có nghĩa.
6. Trò chơi “Lộn cầu vồng”
Chuẩn bị: Bố mẹ hãy học lời đồng dao lộn cầu vồng như sau:” Lộn cầu vồng – Nước trong nước chảy – Có cô mười bảy – Có chị mười ba – Hai chị em ta – Ra lộn cầu vồng”.
Cách chơi: Bé và bố mẹ đứng đối diện nhau sau đó cầm tay nhau và vung theo nhịp sang hai bên. Đọc xong bài ca dao, cả hai người cùng nhau chui qua tay về cùng một phía. Mẹ và bé tiếp tục nắm tay và quay lưng vào nhau. Mẹ vừa đọc và vung tay như lần trước và kết thúc tiếng cuối lộn trở lại vị trí ban đầu.
Tác dụng: Trò chơi rèn cho trẻ cách phát âm các từ khó và thanh điệu chuẩn. Bên cạnh đó, trẻ sẽ nhịp nhàng hơn trong vận động, tính nhạc trong bài đồng dao cũng tác động tới trí não trẻ.
7. Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
Chuẩn bị: Bố mẹ cần chuẩn bị trước lời đồng dao của bài kéo cưa lừa xẻ:” Kéo cưa lừa xẻ – Ông thợ nào khỏe – Về ăn cơm vua – Ông thợ nào thua – Về bú tí mẹ”, “Kéo cưa lừa kít – Làm ít ăn nhiều – Nằm đâu ngủ đấy – Nó lấy mất cưa – Lấy gì mà kéo”.
Cách chơi: Bố mẹ và bé cần ngồi ở tư thế đối diện nhau. Sau đó, bố mẹ hãy để chân bé chạm vào chân bố mẹ và cần tay nhau. Bố mẹ đọc lời bài hát đó lên và thực hiện động tác kéo cưa đúng theo nhịp bài đồng dao. Trẻ đọc tới chữ kéo, ba mẹ cần kéo trẻ về phía ba mẹ và ngược lại.
Tác dụng: Một số âm khó trong từ vựng sẽ được trẻ luyện tập. Ngoài ra, trò chơi rèn luyện khả năng ghi nhớ, luyện âm ngữ và thanh điệu vô cùng hiệu quả.
8. Trò chơi “Xúc xắc kì diệu”
Chuẩn bị: Ba mẹ hãy chuẩn bị một bộ xúc xắc.
Cách chơi: Bố mẹ hãy gieo xúc xắc cho trẻ để kích thích sự hứng thú. Trên mặt xúc xắc đó sẽ có chữ cái đơn giản mà bé đã được học. Khi xúc xắc rơi xuống, trẻ sẽ quan sát xem chữ cái đó là gì và bố mẹ cùng bé đọc thật to chữ đó lên. Ba mẹ hãy lặp đi lặp lại trò chơi trên và khuyến khích trẻ phát âm.
Tác dụng: Điểm nổi bật ở trò chơi này, trẻ sẽ có khả năng học được phát âm chuẩn, không bị ngọng khi lớn lên.
9. Trò chơi “Chiếc túi kỳ diệu”
Chuẩn bị: Bố mẹ hãy chuẩn bị 6 túi và trên mỗi túi có thể ghi các túi có ghi chữ như g, h, l, i,… Bên cạnh đó, bạn hãy chuẩn bị thêm các thẻ in hình phương tiện giao thông và ghi chữ giải nghĩa.
Cách chơi: Trẻ quan sát hình ảnh và chữ cái có trên thẻ sau đó bỏ thẻ vào túi có chữ tương ứng.
Tác dụng: Trò chơi này giúp trẻ nhanh biết cách phát âm. Ngoài ra, trẻ có thể nhanh biết chữ hơn, nhận biết được mặt chữ nhanh chóng. Với trẻ diễn đạt kém, bé sẽ dần dần học được cách miêu tả suy nghĩ của mình.
10. Trò chơi “Hãy chọn tôi đi”
Chuẩn bị: Bố mẹ cần chuẩn bị một rổ chứa các thẻ chữ cái.
Cách chơi: Bố mẹ hãy đưa trẻ cầm rổ thẻ. Sau đó, ba mẹ hãy miêu tả đặc điểm chữ cái hoặc gọi tên chữ. Trẻ cần nhanh chóng tìm ra loại chữ cái trong rổ và giơ lên cho ba mẹ xem. Khi đó, trẻ cần đọc to chữ cái đó.
Tác dụng: Trò chơi trên hỗ trợ trẻ phát âm, tập đọc và nhận diện được mặt chữ tốt nhất có thể.
Lợi ích của trò chơi phát âm cho trẻ
Trò chơi phát âm là một phương pháp hợp lý và hiệu quả giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp. Đồng thời, ba mẹ có thể quan sát biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nếu trẻ gặp khó khăn khi chơi trò chơi hoặc lúc phát âm.
Có hai lợi ích chính trẻ nhận được thông qua trò chơi phát âm là cải thiện khả năng phát âm và nâng cao khả năng giao tiếp.
1. Cải thiện khả năng phát âm
Nhiều bố mẹ quan niệm khi con bước vào cấp 1 mới cần thiết phải học từ. Tuy nhiên, quan niệm này rất sai lầm. Độ tuổi mầm non chính là độ tuổi bố mẹ cần rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển tốt trong mọi lĩnh vực như đọc, viết, tính toán.
Những trò chơi phát âm không chỉ kích thích sự hào hứng trong trẻ mà còn giúp trẻ tránh tình trạng phát âm sai câu từ, bị ngọng dẫn đến trẻ tự ti và xấu hổ.
2. Nâng cao khả năng giao tiếp
Thông qua những trò chơi, cha mẹ sẽ rèn luyện được cho con khả năng giao tiếp hiệu quả. Trẻ thường xuyên trao đổi với bố mẹ sẽ hình thành thói quen giao tiếp lễ phép, lịch sự. Dần dần, khi giao tiếp với cô giáo hoặc các bạn ở lớp trẻ sẽ tự tin hơn, giảm bớt mặc cảm.
3. Luyện tập phản xạ tốt
Thông qua các trò chơi đòi hỏi vận động, phản xạ tốt và nhận biết nhanh như “Chi chi chành chành”, trẻ sẽ hình thành phản xạ tốt hơn. Trẻ nhanh nhẹn và có khả năng hiểu ý nhanh, nâng cao tốc độ tiếp thu.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 10 trò chơi luyện phát âm cho trẻ hiệu quả bậc nhất. Tuy nhiên, trò chơi chỉ có tác dụng bổ trợ không có khả năng can thiệp nếu trẻ mắc các chứng như chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ. Hy vọng, ba mẹ sẽ sớm tìm được trò chơi phù hợp với con.