Nói ngọng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy việc tìm hiểu các cách chữa nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ cũng như phương pháp can thiệp tốt nhất luôn là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Đó cũng chính là những nội dung trong bài viết mà hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ.
Top 5 cách chữa ngọng chức năng cho trẻ áp dụng tại nhà tốt nhất
Trẻ nói ngọng nếu không được can thiệp sớm sẽ mang đến những ảnh hưởng tới tương lai sau này của trẻ. Vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp chữa ngọng hiệu quả nhất cho bé tại nhà trở thành vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Và dưới đây là 5 cách chữa ngọng mà bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con tại nhà.
Cách 1: Để trẻ học tập và rèn luyện trong môi trường lành mạnh
Trẻ nhỏ trong độ tuổi học nói rất dễ bắt chước các hành động, lời nói của người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Do đó với những trường hợp gia đình, người thân, hàng xóm xung quanh đang mắc chứng nói ngọng thì bố mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc. Bởi vì việc thường xuyên tiếp xúc thường xuyên cũng như tiếp xúc nhiều trong thời gian trẻ đang học nói chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng và gặp phải chứng nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ lúc nào không hay.
Vì vậy, bố mẹ cần phải biết sàng lọc các đối tượng tiếp xúc với con để tránh việc con bắt chước và học phải các lỗi sai trong quá trình phát âm. Điều đó không chỉ giúp trẻ được học tập trong môi trường lành mạnh mà còn giúp trẻ hạn chế tình trạng nói ngọng.
Bên cạnh đó thay vì để con tự tìm cách học hỏi ngôn ngữ thì bố mẹ hãy nên chủ động truyền đạt cho con những ngôn ngữ, lời nói chuẩn xác để con có thể bắt chước. Tốt nhất là bố mẹ nên thiết lập cho trẻ một môi trường luyện nói lành mạnh ngay từ khi trẻ bắt đầu có những tiếng nói bập bẹ đầu tiên để hình thành những thói quen tốt cho trẻ, phòng tránh tình trạng rối loạn giao tiếp xã hội.
Cách 2: Thiết lập thời gian biểu rèn luyện thường xuyên
Thời gian rèn luyện với những trẻ mắc tật nói ngọng không cần phải quá nhiều nhưng phải thường xuyên. Tức là hàng ngày trẻ chỉ cần tranh thủ những thời gian rảnh rỗi từ 10 đến 15 phút để luyện tập nhưng khoảng thời gian đó phải là thời gian tích cực và trẻ cần phải tập luyện tập trung nhất.
Quan trọng hơn đó là việc luyện tập cần được thực hiện thường xuyên và đều đặn vào tất cả các ngày. Còn nếu con quá nhỏ chưa thể lập được kế hoạch riêng thì bố mẹ nên hỗ trợ lập cho con một bảng biểu rèn luyện với khung thời gian phù hợp nhất cho con. Và bố mẹ chỉ cần thiết lập thời gian đầu bởi vì sau khi đã quen trẻ sẽ tự biết chủ động tập luyện mà không cần phải bố mẹ nhắc nhở.
Cách 3: Không nhại hay nói lại câu sai của con
Rất nhiều bố mẹ khi thấy con nói ngọng lại cảm thấy thích thú về điều đó và thường hay nhại lại lời con nói. Nhưng đó là cách làm phản khoa học bởi khi bố mẹ làm như vậy sẽ hình thành suy nghĩ trong trẻ đó là câu nói đúng và mình nói như vậy mọi người sẽ vui hơn.
Và tất nhiên vì điều đó nên trẻ sẽ nói lại câu sai nhiều hơn mà không hiểu rằng việc nói đi nói lại sẽ khiến tình trạng nói ngọng trở nên nghiêm trọng hơn.Do đó, vai trò của bố mẹ trong việc luyện tật nói ngọng cho con chính là phải nghiêm nghị với những câu nói sai của con và kiên nhẫn giải thích cũng như sửa cho con đúng với câu từ và ngữ nghĩa.
Cách 4:Tạo nhiều cơ hội cho trẻ tập nói
Bố mẹ có thể cho con tập đọc thơ, học hát, trò chơi luyện phát âm để có nhiều cơ hội hơn để học nói. Tuy nhiên, khi con đọc thơ hay hát bố mẹ nên theo sát để sửa ngay cho con những lỗi sai. Tốt nhất bố mẹ nên hướng dẫn con thực hiện với tốc độ chậm và khuyến khích con nói rõ để bố mẹ dễ dàng phát hiện ra lỗi sai. Bên cạnh đó khi trẻ đọc và hát thường xuyên sẽ giúp cho cơ miệng được hoạt động trơn tru hơn nên khi trẻ phát âm sẽ diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
Cách 5: Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các lớp kỹ năng mềm
Trẻ nói ngọng bên cạnh việc ngôn ngữ sử dụng khó khăn thì việc giao tiếp cũng bị hạn chế. Vì vậy nếu trẻ được tham gia các lớp học về kỹ năng mềm sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội hơn để thay đổi tư duy, hành vi.Sở dĩ như vậy vì trong các lớp kỹ năng mềm sẽ giúp trẻ được thể hiện cá tính riêng của mình, được bày tỏ suy nghĩ và phát triển những năng lực trẻ đang có. Bên cạnh đó, khi tham gia các lớp kỹ năng trẻ còn được rèn luyện sự tự tin và cách khắc phục các khuyết điểm của mình. Nhờ đó mà trẻ được khôi phục tốt hơn về giọng nói và có thể tự tin đối mặt với những vấn đề khiếm khuyết của bản thân để không ngừng nỗ lực và cải thiện.
Vậy nói ngọng có chữa được không? Nếu trẻ được can thiệp kịp thời, phù hợp thì sẽ giúp khắc phục hiệu quả khiếm khuyết này.
Những lưu ý áp dụng các phương pháp chữa nói ngọng ở trẻ mà bố mẹ nên biết
Trẻ mắc tật nói ngọng thường gặp phải các vấn đề về tâm lý khi việc giao tiếp gặp khó khăn vì vậy khi luyện tập cho trẻ nói ngọng thì bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tìm hiểu vì sao trẻ nói ngọng thông qua việc đưa trẻ đi kiểm tra tại cơ sở y tế chuyên sâu
- Không nôn nóng mất bình tĩnh khi rèn luyện cùng trẻ
- Khuyến khích trẻ nói chậm và rõ câu
- Hạn chế việc trẻ tiếp xúc với những người có tật nói ngọng dù ở lớp hay ở nhà
- Luôn kiên trì thực hiện thường xuyên với những mốc thời gian tích cực
- Khi rèn luyện nên để trẻ ngồi trong không gian yên tĩnh để tăng tính tập chung
- Thực hiện luyện giọng từ những câu đơn giản và tăng dần độ khó theo thời gian
- Không nên ép trẻ học quá nhiều vì có thể làm phản tác dụng
Ngoài ra, khi luyện nói cho trẻ nói ngọng bố mẹ cũng nên trang bị những kiến thức hoặc các bài tập phù hợp cho việc học nói của con để hỗ trợ kịp thời cho con trong suốt quá trình tập luyện.
Tóm lại dù bố mẹ có áp dụng cách chữa nói ngọng nào đi chăng nữa thì cũng nên tuân thủ tốt nguyên tắc dạy con không nóng vội, không đòn roi, không la mắng trẻ… để giúp trẻ an tâm hơn trong việc luyện nói. Và nếu bố mẹ gặp khó khăn trong việc rèn luyện cho con thì bố mẹ hãy liên hệ ngay tới các cơ sở y tế chuyên sâu để được các chuyên gia thăm khám và đưa ra giải pháp can thiệp tốt nhất nhé!