Trẻ Mấy Tháng Biết Nói? Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trẻ bao nhiêu tháng biết nói là một vấn đề rất được quan tâm khi vấn đề về chậm nói ở trẻ đang có nguy cơ gia tăng cao trong xã hội. Việc nắm bắt được các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể giúp trẻ cải thiện vấn đề chậm nói nếu được can thiệp sớm. Vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan tới các giai đoạn trẻ biết nói.

Trẻ con khi nào biết nói
Trẻ con khi nào biết nói

Trẻ con bao nhiêu tháng biết nói?

Theo nhiều thông tin nghiên cứu thì trẻ đã bắt đầu quen với âm thanh từ khi mới ra đời hoặc có những trẻ có phản ứng với âm thanh từ ngay trong bụng mẹ. Tuy nhiên trên thực tế thì trẻ con bắt đầu tập nói từ khi 3 tháng – 4 tháng tuổi. Đặc biệt giai đoạn 3 năm đầu đời là thời điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất và có những thay đổi rõ rệt theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 0 đến 12 tháng
  • Tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp chính của trẻ ở những tháng đầu đời
  • Bé có thể nói các nguyên âm đơn
  • Tập luyện ngữ âm và sử dụng bằng các ngữ điệu khác nhau
Giai đoạn 12 đến 24 tháng
  • Đã biết nói những từ có nghĩa
  • Có thể nói ra yêu cầu để nhờ giúp đỡ
  • Sở hữu được vốn từ vựng từ khoảng 10 đến 20 từ
  • Biết ghép 2 từ đơn thành từ đôi
Giai đoạn 24 tháng đến trước năm 4 tuổi
  • Nói được các câu dài và đa dạng hơn
  • Đã biết bắt chước và nói theo cách nói của bố mẹ, cô giáo, các bạn xung quanh

Lưu ý: Trong tất cả các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nếu bố mẹ thấy có các hiện tượng bất ổn thì hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và can thiệp sớm. Vì việc can thiệp sớm có thể giúp trẻ phát triển đạt được mốc phát triển bình thường.

Trẻ con bao nhiêu tháng thì bắt đầu biết nói
Trẻ con bao nhiêu tháng thì bắt đầu biết nói

Dấu hiệu trẻ đang học nói

Bố mẹ hay người thường xuyên chăm sóc bé có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ có nhu cầu muốn học nói thông qua một vài dấu hiệu sau:

Trẻ biết lắng nghe và phản ứng với người khác

Theo cách gọi của một số phụ huynh thì trẻ đã có thể biết hóng chuyện từ khoảng 3 – 4 tháng khi bố mẹ tiếp xúc với bé. Mặc dù thời điểm này trẻ chưa thể sử dụng ngôn ngữ lời nói để tương tác nhưng bé đã có những phản ứng đầu tiên như: hướng ánh mắt tới người trò chuyện, miệng chu lên như muốn nói…

Trẻ biết hóng chuyện khi người lớn trò chuyện
Trẻ biết hóng chuyện khi người lớn trò chuyện

Trẻ cố gắng tạo ra âm thanh

Ở khoảng giữa hoặc cuối tháng thứ 9 trở đi trẻ có thể tự phát ra các âm thanh như: mama, papa.. và thường trẻ sẽ nói lặp đi lặp lại trong suốt một thời gian dài cho tới trước mốc phát triển 12 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có những trẻ sẽ

Thể hiện được khả năng nhận biết, hiểu được ngôn ngữ

Từ 12 tháng trẻ đã bắt đầu hiểu được bố mẹ nói và có thể tương tác lại bằng những từ đơn.Bên cạnh đó trẻ cũng có nói ra những yêu cầu đơn giản với bố mẹ như kêu đói khi muốn ăn, đòi nước khi khát….

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ tùy thuộc theo các mốc giai đoạn phát triển sau:

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Dấu hiệu

Giai đoạn 3 tháng tuổi
  • Bé chăm chú theo dõi các cử động trên khuôn mặt mẹ
  • Hướng chú ý về phía có âm thanh phát ra
Giai đoạn 6 tháng tuổi
  • Bé đã có thể nói các từ baba, mama…
  • Khi đi gọi tên bé biết quay lại để nhìn
  • Biết phân biệt được giọng của mẹ và người lạ
Giai đoạn 9 tháng tuổi
  • Bé có thể hiểu một số từ đơn giản mà bố mẹ thường dùng như: câu chào, câu tạm biệt…
  • Bé sử dụng nhiều tiếng rù rì với nhiều tông giọng khác nhau để bày tỏ cảm xúc
Giai đoạn 12-18 tháng
  • Trẻ có sự phát triển rõ rệt về ngôn ngữ khi nói rõ được từ bố, mẹ, ông, bà…
  • Trẻ có thể hiểu được mệnh lệnh và làm theo khi bố mẹ yêu cầu
Giai đoạn 18 tháng
  • Trẻ đã có thể nói tốt từ 10 từ trở lên
  • Trẻ đã nhận biết được tên của đồ vật, người khi được hỏi
  • Trẻ thường xuyên lặp lại các từ mới được học
Giai đoạn 2 tuổi
  • Trẻ đã biết bắt chước bố mẹ, người xung quanh nói
  • Việc ghép từ đơn thành từ đôi như bố mẹ, ông bà, quả bóng… với bé trở nên đơn giản hơn trước
  • Khi được hỏi về các bộ phận trẻ có thể chỉ chính xác
Giai đoạn 3 tuổi
  • Trẻ đã nói được những câu dài một cách thuần thục
  • Trẻ đã bắt chước được bài hát, điệu nhảy và có thể thực hiện lại khoảng 70%
  • Đã biết bày tỏ cảm xúc, vui buồn khi nghe người khác nói

Với mỗi mốc phát triển trẻ sẽ tích lũy được nhiều vốn từ và thường những trẻ ở giai đoạn 24 tháng tuổi có thể bắt chước và nói theo ngôn ngữ của người lớn. Và thời gian sau đó trẻ sẽ tiếp tục tích lũy vốn từ để chuẩn bị cho một hành trình mới có khả năng sử dụng nhiều câu nói ngắn hơn khi cán mốc 36 tháng.

Trẻ biết bắt chước theo các hành động của người lớn khi đạt mốc 24 tháng
Trẻ biết bắt chước theo các hành động của người lớn khi đạt mốc 24 tháng

Tóm lại, mốc phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ là khác nhau và có trẻ sẽ sớm hơn nhưng có trẻ lại chậm hơn nhưng sau cùng đến một giai đoạn nhất định thì các trẻ đều đạt được mốc phát triển ngôn ngữ như nhau. Vì vậy trẻ bao nhiêu tháng biết nói không quan trọng bằng việc trẻ bao nhiêu tuổi mới nói. Do đó bố mẹ chỉ cần theo dõi các mốc phát triển của con thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường và có các phương pháp can thiệp sớm tốt nhất cho trẻ.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận