Bé Chậm Nói Đi Nhón Chân Có Sao Không? Có Cần Can Thiệp?

Bé dưới 2 tuổi đi nhón chân thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra vì rất có thể trẻ đang gặp các vấn đề liên quan tới bệnh lý. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân khiến bé đi nhón chân và các cách can thiệp.

be-nhon-chan-co-sao-khong (5)
Bé trên 2 tuổi đi nhón chân cần tiến hành kiểm tra

Bé đi nhón chân có sao không?

Nếu trẻ xuất hiện tình trạng đi nhón chân khi trẻ dưới 2 tuổi thì đây không phải là một tình trạng đáng lo. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuổi vẫn tiếp diên thì đây là tình trạng đáng lo ngại.

Trẻ đã lớn những vẫn đi nhón chân thường xuyên khi sinh hoạt thì rất có khả năng các gân cơ ở cẳng chân trẻ đã bị co rút và ngắn hơn so với bình thường.

Ngoài ra, nếu trẻ chậm nói và đi kèm hiện tượng nhón chân rất có thể trẻ gặp các vấn đề liên quan tới tự ký. Cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ, điều trị.

bé nhón chân và bị chậm nói
Trẻ chậm nói và nhón chân dễ gặp các vấn đề liên quan tới tự ký

Nguyên nhân khiến bé đi nhón chân

Nhón chân là một thói quan phổ biến trong quá trình tập đi của trẻ. Tuy nhiên, sau 2 tuổi trẻ vẫn giữ thói quen đó thì rất có thể trẻ đã mắc các bệnh lý như gân achilles ngắn, bại não, loạn dưỡng cơ bắp hoặc tự kỷ.

1. Do gân Achilles ngắn

Gân Achillies (gân gót) là loại gân cơ lớn cấu tạo sau gót chân. Gân có tác dụng nối cơ ở bắp chân với xương gót của trẻ. Nếu gân quá ngắn, không đủ độ dài sẽ khiến gót chân trẻ nhấc lên cao khi di chuyển.

gân achilles ngắn trẻ nhón chân
Trẻ nhón chân do gân achilles ngắn

2. Do bệnh bại não

Bại não là một rối loạn liên quan tới vận động. Bệnh này khiến não không thể điều khiển các vùng cơ thư giãn, việc cử động gặp rất nhiều khó khăn, trẻ nhút nhát không hòa đồng.

Bại não có nguy cơ cao xảy ra với những trẻ sinh non. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ hoặc thai nhĩ bị nhiễm trùng thì nguy cơ cao mô não đã bị tổn hại gây ra bệnh bại não. Cha mẹ cần lưu ý nếu con rơi vào một trong những tình trạng trên, bé xuất hiện dấu hiệu trẻ chậm nói.

3. Do loạn dưỡng cơ

Loạn dưỡng cơ xảy ra khi các gen bất thường ngăn cản sản xuất Dystrophin. Thiếu đi loại protein này, trẻ sẽ mất dần khả năng thực hiện các hoạt động tưởng chừng vô cùng đơn giản như đi lại, hít thở, ngồi thẳng.

Bệnh lý này rất dễ để quan sát. Nếu trước đây trẻ đi bình thường nhưng sau một thời gian trẻ bắt đầu nhón chân thì khả năng cao trẻ mắc loạn dưỡng cơ. Tình trạng này cần được chẩn đoán và có phương pháp can thiệp chính xác bởi các bác sĩ có chuyên môn.

4. Do bệnh tự kỷ

Trẻ chậm nói tự kỷ không những gặp vần đề về cử chỉ hành vi như đi nhón chân và còn khó khăn trong giao tiếp. Trẻ sẽ bị chậm phát triển về ngôn ngữ, xã hội hoặc học hành.

Nếu phát hiện trẻ đi nhón chân và chậm nói, cha mẹ cần đưa trẻ đi can thiệp trong thời gian sớm nhất có thể.

bé nhón chân dễ mắc tự kỷ
Trẻ em chậm nói và đi nhón chân có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

5. Do cấu trúc bàn chân bẹt

Bàn chân bị bẹt là bàn chân thiếu đi lõm bàn chân. Chân trẻ có xu hướng đổ sụp vào trong, gây đau đớn cho trẻ. Việc đi nhón chân làm giảm cảm giác khó chịu khi bàn chân bẹt.

Ảnh hưởng của tật nhón chân tới trẻ

Trẻ đi nhón chân trong một thời gian quá dài khiến cơ bắp chân cứng và rút lại. Đồng thời, mũi chân trẻ có xu hướng chĩa ra ngoài hoặc chụm vào trong, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.

Bé nhón chân không được điều trị kịp thời sẽ gặp tình trạng như đau bàn chân, cổ chân, ảnh hưởng tới khớp thậm chí là vẹo cột sống.

bé nhón chân và chậm nói ảnh hưởng cổ chân
Tật nhón chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ chân

Bé đi nhón chân có cần can thiệp?

Bé đi nhón chân cần can thiệp khi trẻ đã lớn hơn 2 tuổi. Mọi phương thức can thiệp hoặc điều trị cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ  Có hai phương thức điều trị chính là điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.

1. Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật chỉ phù hợp với trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi, có khả năng đi lại bình thường. Một số liệu pháp không phẫu thuật được sử dụng phổ biến như sau:

  • Quan sát: Bác sĩ sẽ đặt lịch cho trẻ tái khám định kỳ. Ngoài ra, trẻ sẽ được cung cấp cho trẻ bài tập giúp hạn chế đi nhón gót.
  • Bó bột: Để kéo dãn gân cơ đồng thời loại bỏ được thói quen nhón gót, bác sĩ sẽ tiến hành bó bột cho trẻ. Thông thường thời gian bó bột sẽ kéo dài trong vòng vài tuần.
  • Nẹp: Bác sĩ sẽ cung cấp cho trẻ già chỉnh hình cổ chân và bàn chân. Ngoài ra, loại giày chỉnh hình này có khả năng loại bỏ thói quen nhón gót, giữ chân ở tư thế 90 độ.
  • Liệu pháp botox: Với những bệnh nhi gặp rối loạn thần kinh liên quan tới cơ sẽ được tiêm Botulinum (Botox). Liệu pháp này sẽ hỗ trợ việc bó bột trở nên dễ dàng hơn.
băng bó bột với bé nhón chân
Bé nhón chân điều trị bằng phương pháp bó bột

2. Điều trị phẫu thuật

Với trẻ lớn hơn 5 tuổi, bắp chân đã cứng hoặc quá chắc, bé buộc phải thực hiện phẫu thuật để việc đi lại trở lên bình thường. Đặc biệt với bệnh gân achiles ngắn, phẫu thuật là giải pháp hữu hiệu giúp việc đi lại trở nên tốt hơn và cải thiện.

Sau khi tiến hành phẫu thuật kéo dài gân, trẻ cần tiếp tục nẹp chỉnh hình trong vòng 4 đến 6 tuần đầu. Để quá trình hồi phục tiến triển tốt, bác sĩ sẽ khuyến cáo trẻ tập vật lý trị liệu ngay sau khi tháo bột.

Bé đi nhón chân là tình trạng đáng lo ngại nếu trẻ từ 2 tuổi đổ lên. Cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế t tiến hành kiểm tram, đánh giá, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống trẻ trong tương lai. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh tình trạng trẻ đi nhón chân.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận