Giúp trẻ tự kỷ đối mặt với những nhu cầu cảm giác

Bạn đã bao giờ cảm thấy khó chịu bởi cái mác áo ở đằng sau áo của bạn, có cảm giác muốn cắt phăng nó ra ngay khi bạn trở về nhà chưa? Có loại thực phẩm nào mà bạn thực sự không thích bởi kết cấu và mùi vị của nó không? Có âm thanh nào làm bạn cảm thấy không thể chịu nổi giống như tiếng móng tay miết lên bảng hoặc tiếng khoan răng tại phòng khám của nha sỹ không? Bạn có hay gõ nắp bút hoặc nghịch tóc trong khi bạn suy nghĩ về một điều gì đó không?


Nếu bạn đã từng trải qua bất kì những điều gì như trên, giờ bạn nên biết rằng điều này giống như là một “ sở thích giác quan”- một cảm giác không thích hoặc mong muốn đặc biệt thứ gì đó . Trong khi những cảm giác này có thể làm bạn bận tâm ở thời điểm hiện tại, nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh hoặc chỉ làm đủ để bạn cảm thấy thoả mãn và có thể tiếp tục cuộc sống thường ngày của bạn.

Nếu bé gặp vấn đề chậm nói bạn hãy đọc bài viết: Trẻ chậm nói

Giờ hãy thử tưởng tượng xem bạn có một vài cảm giác cả về cực thích lẫn cực ghét. Bạn sẽ rất khó để có thể tập trung vào bất cứ thứ gì nếu những âm thanh, mùi, vị, hình ảnh và các dạng kết cấu cứ làm phiền bạn trong cuộc sống thường ngày. Việc ghé thăm một quán cà phê tại địa phương có thể sẽ trở thành cơn ác mộng như mùi cà phê, từ tiếng ồn phát ra của máy pha cà phê espresso, từ âm nhạc và từ khách hàng, và cái cảm giác đôi giầy mới của bạn cứ chà xát vào gót chân của bạn sẽ làm mọi thứ trở nên quá tải và bạn chỉ muốn đi về nhà ngay cho dù bạn có muốn một tách cafe thế nào đi chăng nữa.

NGƯỜI TỰ KỶ XỬ LÝ THÔNG TIN CẢM GIÁC NHƯ THẾ NÀO?

Hầu hết chúng ta đều có thể điều hoà các thông tin cảm giác mà chúng ta thường xuyên gặp, tại thời điểm đó những thông tin nào quan trọng sẽ được chú ý và chấp nhận và những thông tin nào ít quan trọng sẽ được bỏ qua. Tuy nhiên, đối với người tự kỷ lại không đúng với trường hợp này. Rất nhiều người tự kỷ gặp những khó khăn trong việc xử lý thông tin thông qua các giác quan. Ngoài 5 giác quan là: thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác, người tự kỷ cũng gặp khó khăn với cảm giác chuyển động và thăng bằng.

Người tự kỷ có thể bị quá nhạy cảm đối với những cảm giác nhất định, có nghĩa là chỉ cần một chút cảm giác thôi cũng sẽ làm họ bị kích thích. Vì vậy cảm giác đó rất dễ dẫn đến tình trạng quá khích và đó là lý do tại sao người tự kỷ cố gắng để tránh tình trạng này .

Ví dụ: một đứa trẻ bị nhạy cảm với âm thanh, trẻ thường bịt tai lại khi trẻ ở trong một lớp học ồn ào hoặc nghe thấy tiếng máy hút bụi ở nhà. Hoặc một trẻ quá nhạy cảm với vị giác có thể trở thành trẻ cực kỳ kén chọn ăn uống.

Người tự kỷ cũng có thể bị ít nhạy cảm với một số cảm giác nhất định. Điều này nghĩa là phải cảm giác đó phải mạnh mới có thể kích thích được những đối tượng này . Những trẻ ít nhạy cảm đối với một giác quan sẽ có xu hướng tìm kiếm cảm giác đó nhiều hơn để cảm thấy được thoả mãn.

Ví dụ: một đứa trẻ ít nhạy cảm với âm thanh có thể thích bật to tiếng ti vi. Hoặc một trẻ ít nhạy cảm đối với chuyển động có thể muốn chuyển động thường xuyên hơn. Cũng có người có cả 2 trạng thái trên quá -và ít- nhạy cảm ( vừa quá nhạy cảm vừa ít nhạy cảm với một số thứ).

Dành một phút để nghĩ về những đứa trẻ sau đây những người quá nhạy cảm với nguồn cảm giác đầu vào nhất định. Cảm giác mà chúng cố tránh được để trong ngoặc.

– Jane luôn tránh các thiết bị chơi ở ngoài sân. Bé khóc nếu bạn đặt bé vào xích đu hoặc cầu trượt ( quá nhạy cảm với chuyển động)

– Sam thì đặc biệt nhạy cảm với quần áo bé mặc (xúc giác quá nhạy cảm)

– Thomas khóc khi mẹ bé sử dụng máy sấy tóc ( thính giác quá nhạy cảm)

– Sarah thích phòng tối và tránh những nơi có ánh sáng hoặc quá sang (thị giác quá nhạy cảm)

– Isaac tức giận khi dì Michelle của bé đến thăm. Dì Michelle xức rất nhiều nước hoa ( khứu giác quá nhạy cảm)

– Nathan thích thức ăn nhạt ( vị giác quá nhạy cảm)

Bây giờ hãy thử xem những đứa trẻ ít nhạy cảm đối với những thông tin cảm giác nhất định. Những cảm giác mà chúng muốn tìm kiếm được để trong ngoặc kép.

– Laura thích nhảy trên đi văng, giường và bạt bật (ít nhạy cảm với chuyển động)

– John thường nhìn vào ngón tay của mình và thường xuyên cử động chúng trước mắt mình (thị giác ít nhạy cảm)

– Oliver thích trốn ở những góc chật đằng sau đi văng (xúc giác ít nhạy cảm)

– Những đồ chơi yêu thích của Vicki phát ra âm thanh hoặc tiếng nhạc (thính giác ít nhạy cảm)

– William thích xem các bánh xe ô tô đồ chơi khi bé đẩy chúng qua lại (thị giác ít nhạy cảm)

– Aidan thích liếm đồ vật ( vị nhác ít nhạy cảm)

Nếu bé nhà bạn dường như luôn tìm kiếm hoặc tránh những cảm giác nhất định. Việc hoàn thành một bản kiểm tra về cảm giác cũng rất hữu ích để có cảm nhận tốt hơn về sở thích giác quan của trẻ. Sách hướng dẫn “ Hơn là lời nói” (Sussman, 1999) có bản kiểm tra này. Cuốn sách “Sở thích cảm giác của con tôi”, có thể là một công cụ hữu ích cho phụ huynh để hiểu hơn các nhu cầu cảm giác của con trẻ.

BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỐI VỚI NHỮNG NHẠY CẢM CỦA TRẺ?

Một khi bạn hiểu được những sở thích cảm giác của trẻ bạn sẽ có thể hiểu được tại sao trẻ thực hiện những hành vi hay tránh một số những hoạt động hoặc tình huống nào đó. Bạn cũng có thể sử dụng thông tin này để tìm cách giúp trẻ kiểm soát trong những tình huống khó khăn. Nếu trẻ quá nhạy cảm với một số cảm giác nhất định hãy tránh tốt nhất hãy tránh cho trẻ khỏi những cảm giác không thích.

Ví dụ: Chọn quần áo thoái mái hơn cho trẻ sẽ giúp trẻ thoải mái tập trung vào những thứ khác và trẻ không cảm thấy khó chịu bởi cái cảm giác chiếc áo trên da của trẻ. Hoặc nếu trẻ bị làm phiền bởi âm thanh của chân ghế khi miết xuống sàn nhà ở trong lớp học, có thể sử dụng những chiếc tất bọc chân ghế lại để làm giảm âm thanh.

Một chuyên gia điều trị vận động có thể cung cấp những gợi ý liên quan đến sự thích nghi và các hoạt động để giúp cho những nhu cầu cảm giác của con bạn.

Nếu con bạn ít nhạy cảm với một số cảm giác và muốn tìm kiếm những cảm giác này, bạn phải sáng tạo ra những cách khác nhau để làm thoả mãn những nhu cầu cảm giác này. Trong khi bản năng của bạn nói bạn phải bỏ đi những vật dụng hoặc những tình huống có thể là nguyên nhân làm con bạn thực hiện những hành vi lặp lại hoặc không đúng (ví dụ bỏ tất cả các đồ chơi ô tô đi vì vậy con bạn không thể xem các bánh xe quay hoặc bỏ cái bạt bật đi vì thế con bạn sẽ không thể nhảy hàng giờ cho mỗi lần chơi), điều này thường không hiệu quả lắm. Nếu con bạn có sở thích cảm giác, bé sẽ luôn tìm ra cách khác để thoả mãn những nhu cầu này. Một ý tưởng hay có thể là sử dụng những sở thích cảm giác của trẻ để tạo ra những trò chơi mà bạn có thể chơi cùng , điều này không chỉ thoả mãn nhu cầu cảm giác của trẻ mà còn tạo ra những cơ hội để giao tiếp và tương tác. Những trò chơi này gọi là “ Trò Chơi Tương Tác” ( Trò Chơi Với Người)

TRÒ CHƠI TƯƠNG TÁC

Là trò chơi không sử dụng đồ chơi mà chỉ có con người. Một vài trò chơi tương tác có chuyển động và âm thanh đi kèm (VD: Ring Around the Rosie (Chuông xung quanh Rosie)), và một số trò chỉ có chuyển động và hành động ( VD: cù léc, ú oà, đuổi bắt). Những trò chơi tương tác đem lại một tiến bộ đặc biệt cho trẻ tự kỷ, những người học tốt nhất thông qua việc kỷ luật và lặp lại.

Trò chơi tương tác phải được chơi cùng một cách cho mỗi lần chơi và thường có 1 “ kịch bản” để nói trong khi chơi, trẻ tự kỷ có thể học nhiều thứ khi chơi những trò chơi có thể đoán trước được này, Ví dụ như biết cách đợi đến lượt chơi, chú ý tới bạn và bắt chước những hành động, âm thanh hay lời nói của bạn.

Bởi vì những Trò chơi tương tác luôn có một số chuyển động và hành động nên một đứa trẻ có những sở thích cảm giác có thể dễ dàng hợp tác trong trò chơi. Nếu một trẻ có những sở thích cảm giác do dự khi chọn lựa một Trò chơi, đứa trẻ đó phải được động viên để chơi trò chơi. Bởi vì trẻ không có sự chuẩn bị để thực hiện một sở thích cảm giác, nhưng trẻ vẫn có thể chú ý tới từ và hành động của bạn. Một vài trẻ thậm chí có thể nói những từ đầu tiên trong đời khi chơi một Trò chơi Tương Tác. Nếu một trẻ có sở thích giác quan được kích thích, điều này sẽ khuyến khích trẻ giao tiếp và yêu cầu để trò chơi được tiếp tục.

Điều quan trọng nhất về Trò chơi tương tác là sự vui vẻ! Hầu hết các gia đình đều tham gia vào các Trò chơi tương tác với con của họ, cho dù họ có biết điều này hay không. Đây là một vài ví dụ về Trò chơi Tương Tác:

– Trò chơi trốn tìm

– Trò ú oà

– Các trò chơi sử dụng ngón tay như “ Thumbkin ở đâu?’ hoặc ? “Vòng, vòng quanh vườn”

– Trò chơi “ chiến đấu vui vẻ”

– Trò cù léc

– Trò “ Đây là chú lợn con”

– Trò “ Chuông xung quanh Rosie”

– Trò đuổi bắt

– Trò cưỡi lợn , cưỡi ngựa

BIẾN NHỮNG SỞ THÍCH GIÁC QUAN THÀNH NHỮNG TRÒ CHƠI TƯƠNG TÁC

Một khi bạn xác định được các cảm giác thích hoặc không thích của con bạn, bạn có thể nghĩ ra một Trò chơi tương tác mà có thể kết hợp điều này đối với con của bạn. Đây là một vài ví dụ về những sở thích cảm giác và một Trò chơi tương tác có thể thoả mãn điều đó:

Sở thích cảm giác của trẻ Thử trò chơi này

Chạy Trò đuổi bắt hoặc thi chạy. Hoặc thử trò “ đèn xanh, đèn đỏ”. Bạn chạy hoặc đi bộ khi đèn xanh và dừng lại đột ngột khi được thông báo “đèn đỏ”

Đu đưa Thử hát bài “ Row row row your boat” khi ngồi phía trước trẻ ở trên sàn nhà, nắm tay lại khi bạn đu đưa người về phía trước và phía sau

Nhìn ngón tay Trò chơi các ngón tay như “ Đây là bé lợn con” ( chơi bằng ngón tay thay vì ngón chân), hoặc “ Thumbkin đâu rồi?”.

Có rất nhiều ví dụ bạn có thể tìm thấy trên mạng bằng cách tìm kiếm từ khoá “ fingerplays”

Quay tròn Chơi trò “ Chuông xung quanh Rosie” hoặc thử quay trẻ trên một chiếc ghế xoay

Thích ấn mạnh hoặc ôm chặt Thử cuộn trẻ vào trong 1 cái chăn sau đó thả trẻ ra ( bạn có thể giả vờ trẻ là con sâu bướm đang chui vào trong kén). Hoặc chơi trò đuổi bắt và khi bạn bắt được trẻ hãy ôm trẻ thật chặt.

Trẻ có thể cũng thích thú với trò chơi ú oà, bạn có thể giấu trẻ vào dưới đống gối và sau đó phát hiện ra trẻ.

Nhảy Biến điều này thành trò chơi bằng cách nắm lấy tay của trẻ khi trẻ nhảy trên bạt bật hoặc trên giường. Bạn có thể hái bài “ 5 chú khỉ con nhảy trên giường” trong khi tẻ nhảy.

Đung đưa người Con bạn đã bao giờ nằm trong chăn trong khi 2 người lớn giữ 2 đầu của chăn và đung đưa tới lui chưa?

Cảm nhận được một số loại vải / chất liệu Nếu con bạn chỉ thích vải mềm, hãy chơi trò ú oà với một cái chăn hoặc vải mềm hoặc đung đưa trẻ trong một cái chăn mềm

Tránh một vài chuyển động nhất định và thích các hoạt động chậm và yên lặng hơn. Thử chơi các trò ( như “ Thumbkin” hoặc “Vòng vòng quanh vườn” hoặc trò nhào bánh… Những trò này có thể ngồi một chỗ chơi chậm rãi và yên lặng.

Những trò chơi hay nhất là những trò mà cả gia đình tự tạo ra để chơi. Bạn thử nghĩ về những sở thích cảm giác của con bạn và tạo ra những trò chơi của riêng bạn mà bạn nghĩ con bạn có thể thích.

Hãy xem đoạn video dưới đây từ đĩa “ Hơn cả lời nói “ về Isaac và bố của bé chơi một trò chơi tương tác. Isaac là trẻ ít nhạy cảm đối với thị giác và chuyển động, vì vậy cậu bé luôn tìm kiếm cả hai cảm giác trên bằng cách nhìn những ngón tay ở trước mặt và thường xuyên nhảy trên bạt bật. Bố của Isaac đã tạo ra một trò chơi dựa trên những nhu cầu chuyển động của Isaac trong trò chơi, ông ý đã giúp Isaac nhảy lên xuống bằng cách nhấc Isaac lên.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHƠI MỘT TRÒ CHƠI TƯƠNG TÁC

Nếu bạn chọn một trò chơi tương tác dựa trên những sở thích giác quan của con bạn, con bạn đảm bảo sẽ thích trò chơi và sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn. Bạn sẽ có thể nhận ra rằng con bạn nhìn bạn thường xuyên hơn trong suốt quá trình chơi, và có thể bé sẽ cố gắng giao tiếp với bạn trong khi chơi. Dù bạn có quyết định chơi trò gì với con đi nữa , thì những mẹo sau đây đảm bảo rằng con bạn sẽ vui vẻ và học một thứ gì đó trong quá trình chơi:

– Đặt tên cho trò chơi: Một khi bạn quyết định đặt tên cho trò chơi của bạn phải đảm bảo rằng sử dụng cái tên đó mỗi khi chơi. Những trẻ có ngôn ngữ có thể hỏi tên của trò chơi đó.

– Luôn chơi cùng một cách cho mỗi lần. Sử dụng cùng ngôn ngữ và hành động cho mỗi lần bạn chơi trò chơi. Việc lặp lại này sẽ thêm cấu trúc và khả năng đoán trước đối với trò chơi và giúp cho con bạn biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hay trẻ nên nói hoặc làm cái gì.

– Chơi trò chơi vài lần. Đừng sợ phải chơi đi chơi lại một trò nếu trẻ thích trò này. Điều này sẽ giúp cho con bạn quen với trò chơi và biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

– Cho con bạn một cơ hội được tham gia vào theo cách riêng của mình. Một khi con bạn đã quen với trò chơi, bạn có thể tạo những cơ hội cho trẻ làm hoặc nói gì đó trong khi chơi. Ví dụ, nếu bạn đang đung đưa trẻ trong chiếc chăn, hãy đặt cái chăn xuống một lúc và đợi. Để xem trẻ có đưa cái chăn cho bạn hoặc nói gì đó để bạn tiếp tục đung đưa trẻ. Hoặc khi đang chơi trò chơi ú oà bạn dừng lại lúc trước khi bạn mở ra và nói “ Oà”. Nếu bạn đợi đủ lâu, trẻ có thể sẽ chạm tay của của bạn và tự nói “ oà” để bạn tiếp tục chơi.

– Giúp trẻ gửi thông điệp đến bạn. Nếu bạn dừng vào đúng lúc quan trọng mà con bạn vẫn không muốn làm hoặc nói điều gì, bạn có thể giúp trẻ. Bạn có thể cầm tay trẻ và giúp trẻ đưa chăn cho bạn, bạn có thể chỉ bộ phận cơ thể trẻ cần chuyển động tiếp theo, hoặc bạn có thể nói từ đầu tiên mà trẻ cần phải nói ( VD như “đ..” của từ “ đi”). Một vài trẻ có ngôn ngữ có thể bắt chước những lời bạn nói và sau đó hãy cho trẻ cơ hội để bắt chước bạn.

– Kết thúc trò chơi cùng một cách cho mỗi lần. Khi con bạn đi ra chỗ khác hoặc cho thấy trẻ không muốn chơi nữa, hãy nói gì đó để chỉ ra rằng trò chơi kết thúc. Bằng cách này con bạn sẽ học cách tự mình kết thúc trò chơi. Bạn có thể nói “ Xong rồi”, sử dụng cử chỉ hoặc dấu hiệu, hoặc dùng một vài cách để chỉ ra rằng trò chơi đã kết thúc.

Giờ hãy nhìn lại Isaac và bố của bé một lần nữa, chơi trò “ Lên và xuống”. Biết rằng bố của Isaac chơi trò chơi cùng một cách cho mỗi lần, sử dụng ngôn ngữ lặp lại để Isaac có thể bắt chước. Bởi vì Bố của Isaac dừng và đợi trước khi nhắc bé lên, nên Isaac có cơ hội để nói một số từ. Isaac có động lực để chơi và giao tiếp bởi vì sở thích chuyển động của bé đã được kích thích.

Khi bạn cân nhắc sở thích cảm giác của con bạn, khi lựa chọn trò chơi để chơi với trẻ, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều bổ ích. Con bạn sẽ được khuyến khích để tương tác với bạn, chú ý tới bạn và nhìn bạn. Trẻ sẽ gửi những thông điệp tới bạn về việc bắt đầu hay duy trì trò chơi được tiếp tục. Khi trẻ tham gia vào trò chơi hành vi lặp lại của trẻ có thể giảm đi nếu sở thích cảm giác của trẻ được thoả mãn trong khi chơi.

Nhưng hơn hết, bạn sẽ cảm thấy được sự kết nối với con và chia sẻ những nụ cười sảng khoái khi cả hai chơi vui vẻ cùng nhau.

Nếu bạn còn băn khoăn về khả năng xử lý cảm giác của con bạn, bạn có thể trao đổi với chuyên gia điều trị vận động, người sẽ cung cấp các phương pháp can thiệp đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn.

Bài viết được chia sẻ từ nguồn: hanen.org/helpful-info/articles/helping-your-child-cope-with-his-sensory-needs.aspx
Cảm ơn tác giả biên dịch: Hường Trần
Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận