Nguyên nhân trẻ bị bại não và cách xác định (tư vấn a-z)

Bại não là bệnh lý tổn thương đến não của trẻ ngay từ khi trẻ trong bụng mẹ và có thể kéo dài suốt đời. Hiện nay, nguyên nhân trẻ bị bại não vẫn chưa được xác định, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ gây ra bại não đã được xác định và công bố để nhiều bố mẹ nắm rõ hơn. Để tìm hiểu sâu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

nguyên nhân trẻ bại não
Có nhiều nguyên nhân gây nên khiến trẻ bị bại não

Nguyên nhân trẻ bị bại não

Hiện nay, nguyên nhân Hiện nay, nguyên nhân trẻ bị bại não vẫn chưa được xác định, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ gây ra bại não đã được xác định đã được xác định và công bố để nhiều bố mẹ nắm rõ hơn.

Nguyên nhân trẻ bị bại não
Nguyên nhân trẻ bại não đã được nghiên cứu và công bố rộng rãi

Theo các chuyên gia, trẻ bại não có thể trong ba giai đoạn chính là trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Vì vậy có thể chia nguyên nhân trẻ bị bại não thành ba nhóm chính.

Nguyên nhân trẻ bị bại não trước sinh

Trong thai kỳ là giai đoạn thai nhi mắc bại não nhất trong ba giai đoạn chính, các nguyên nhân bại não ở trẻ trong giai đoạn này được các định là hai nguyên nhân trẻ bại não vì: thai nhi mắc bệnh và do yếu tố khác.

Trẻ bại não do mắc bệnh trong thai kỳ

  • Nhiễm trùng trong thai kỳ: Trong thai kỳ, mẹ bầu mắc một số bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm như: rubella, virus trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu,..để lại biến chứng cho thai nhi trong bụng mẹ như bại não và một số dị tật khác.
  • Thiếu oxy não bào thai: Nhau thai không được thực hiện hết chức vụ, bị chảy máu rau tiền đạo hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung có thể làm giảm đi lượng oxy não bào thai, não của thai nhi cũng sẽ không được cung cấp đủ oxy và dẫn đến nguy cơ cao bại não.
Nguyên nhân trẻ bị bại não trước sinh
Mẹ có thể xác định được nguyên nhân khiến thai nhi mắc bại não trong thai kỳ

Trẻ bại não do các yếu tố khác

  • Mẹ có tiền sử bệnh: Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu mắc một số bệnh lý như tuyến giáp, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật cũng được xác định là một trong những nguy cơ lớn khiến thai nhi mắc phải bại não.
  • Di truyền từ gia đình: Ngoài bố, mẹ thì những người thân trong gia đình có tiền sử mắc bại não cũng là yếu tố khiến trẻ bại não.
  • Mẹ sử dụng thuốc không được chỉ định: Sử dụng thuốc khi mang thai không hỏi trước ý kiến của bác sĩ, một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.

Nguyên nhân trẻ bị bại não trong khi sinh

Theo một số chuyên gia, trẻ có thể bại não khi đang là bào thai, trong khi sinh, một số nguyên nhân có thể khiến cho thai nhi mắc bại não. Đây là giai đoạn cũng có thể khiến trẻ bại não mà nhiều mẹ không biết đến.

Trẻ sinh non

Trẻ sinh non được xác định có nguy cơ cao khiến trẻ bị xuất huyết não hoặc một số dị tật, bệnh lý nguy hiểm khác. Con được sinh ra không đủ ngày, tháng có thể không được phát triển toàn diện các bộ phận, dây thần kinh, gây tổn thương não dạng nhuyễn hoá, xuất hiện những chất trắng bao quanh

Nguyên nhân trẻ bị bại não trong khi sinh
Trẻ sinh non là nguyên nhân lớn khiến trẻ mắc bại não

Theo các chuyên gia, trẻ sinh non thường có cân nặng rất nhẹ, nghiên cứu cho biết trẻ có cân nặng dưới 1.500 gram sẽ có nguy cơ bại não cao hơn so với trẻ đủ cân, đủ tháng 30 lần.

Ngạt trong quá trình chuyển dạ

Trong quá trình chuyển dạ, nhiều trẻ bị ngạt khi chào đời dẫn đến bị ngạt khí. Theo các chuyên gia nghiên cứu, có 10% trẻ bại não là do nguyên nhân trên dẫn đến. Trẻ ngạt khi khi mẹ bầu chuyển dạ có thể gây ra một số biến chứng khác, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Sang chấn sản khoa

Với những trẻ được sinh thường nhưng khó sinh, các bác sĩ sẽ phải sử dụng các động tác như kéo vai, kéo tay hoặc phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy móc như: giác hút, can thiệp forceps,…. Những hành động này được gọi là sang chấn sản khoa và có thể là nguyên nhân trẻ bị bại não.

Sang chấn sản khoa
Trẻ bại não có thể do quá trình sinh cần sự hỗ trợ của một số dụng cụ

Nguyên nhân trẻ bị bại não sau sinh

Sau khi sinh ra, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bại não và được các chuyên gia cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh mắc bệnh bại não. Vì vậy, trẻ được sinh ra an toàn, bố mẹ không nên chủ quan vì con vẫn có nguy cơ bại não.

Xuất huyết não

Trẻ sơ sinh xuất huyết não được xác định chủ yếu là do trẻ thiếu vitamin K. Thiếu vitamin cũng được xem là một bệnh trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mắc phải. Nếu như trẻ không được bổ sung các vitamin và các dưỡng chất khác, có thể sẽ là yếu tố chủ yếu gây ra xuất huyết não.

Xuất huyết não
Xuất huyết não là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bại não

Hầu hết những trẻ xuất huyết não đều dẫn đến rối loạn đông máu dần hình thành bệnh bại não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vàng da nhân

Trẻ có nhóm máu bất đồng với nhóm máu của mẹ thường là những đối tượng dễ mắc phải vàng da. Trẻ vàng da thường sẽ có màu da vàng đậm toàn thân, sẽ được chiếu đèn và theo dõi sau khi vừa mới sinh ra.

Mặc dù bệnh lý này của trẻ không nguy hiểm nhưng không được chăm sóc và theo dõi một số biểu hiện bất thường của trẻ như bỏ bú, tím tái chân tay, các chi duỗi cứng,…thì bố mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đây là một trong những dấu hiệu trẻ đã mắc bại não nhẹ.

Hạ đường huyết sau sinh

Theo các chuyên gia, hiện nay những trẻ bại não do hạ đường huyết sau khi sinh chiếm tỷ lệ khá lớn. Khi được sinh ra với lượng đường có trong máu thấp, trẻ có nguy cơ lâm vào hôn mê, suy hô hấp. Đây là hai nguyên nhân chính của bệnh lý này khiến trẻ bại não.

Trẻ hạ đường huyết sau sinh cũng được xác định là nguyên nhân khiến bại não

Hạ đường huyết sau sinh
Trẻ hạ đường huyết sau sinh cũng được xác định là nguyên nhân khiến bại não

Bại não mắc phải

Trong quá trình phát triển trẻ có thể bị tổn thương về hệ thần kinh như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não, đuối nước,…Những tổn thương này sau khi biến chứng sẽ trở thành bại não. Trẻ bị tổn thương về não thường có tuổi thọ ngắn và có thể trạng khá yếu.

Làm thế nào để xác định được nguyên nhân trẻ bại não?

Để chẩn đoán bại não và xác định được nguyên nhân khiến trẻ bại não cần đến các bác sĩ chuyên khoa và can thiệp của máy móc. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nhận biết được những dấu hiệu bất thường của trẻ qua việc quan sát các hành động của con khi trong bụng mẹ, các hoạt động của trẻ khi đã chào đời, sau đó đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xác định tình trạng của con.

Trước khi mắc bại não, trẻ thường mắc một số bệnh lý khác như xuất huyết não, vàng da, hạ đường huyết sau sinh, viêm màng não, chấn thương sọ não,…bố mẹ có thể quan sát tình trạng tại nhà của con và dựa vào những biểu hiện của các bệnh lý đó, để nắm bắt được tình trạng của trẻ.

Làm thế nào để xác định được nguyên nhân trẻ bại não?
Để xác định được nguyên nhân con bại não, các mẹ cần theo dõi những cử chỉ, hành động của trẻ

Trong quá trình quan sát trẻ, nếu như thấy các hoạt động bất thường của con bố mẹ nên ghi chi tiết lại các biểu hiện của con vào để cung cấp thông tin cho bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ nắm chắc hơn về tình trạng của trẻ và đưa ra được các phương pháp điều trị bại não phù hợp nhất với trẻ.

Để nhận biết được nguyên nhân thai nhi bại não trong bụng mẹ, mẹ cũng có thể dựa vào những dấu hiệu thai nhi trong bụng để đi khám thai. Nếu như thấy những dấu hiệu bất thường như: bỗng nhiên không thấy con đạp, đau bụng âm ỉ thì nên đến ngay cơ sở gần nhất để xác định tình trạng và nguyên nhân của trẻ.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên tiến hành sàng lọc thai nhi định kỳ để tầm soát được dị tật, bệnh lý, hội chứng mà trẻ mắc phải. Nắm bắt được tình trạng của trẻ và nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh, mẹ sẽ có nhiều phương án hơn để đảm bảo mức độ an toàn cho cả mẹ và bé.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân trẻ bị bại não cho những bố mẹ nắm rõ hơn. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xác định nguyên nhân khiến con bại não. Nếu thấy thông tin ở bài viết trên hữu ích, cùng nhau chia sẻ đến gia đình và bạn bè để mọi người cùng nắm được nhé. Hoặc có thể liên hệ đến Nhà chuyên môn của Hệ thống Trung tâm VinaHealth để được hỗ trợ kịp thời.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận