Viêm màng não trẻ em: Nguyên nhân gây bại não

Viêm màng não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm, nặng hơn nữa có thể gây ra tử vong. Do đó, phụ huynh cần  hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này,những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ em để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng viêm (nhiễm trùng) lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi trùng (vi trùng Haemophilus influenzae) hay siêu vi trùng từ nơi khác trong cơ thể qua máu lan vào dịch não tủy. Ngoài ra, một số trường hợp còn do nấm hay virus gây nên. Viêm màng não là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng bại não.

Viem Mang Nao

Viêm màng não mủ thường gây tử vong do suy hô hấp nặng, phù não, gây ra các biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não, biến chứng về viêm phổi, viêm thận nặng, trạng thái tổn thương não, suy não… Có một sự thật đau buồn là ngay cả khi phát hiện bệnh sớm và can thiệp ngay thì tỷ lệ tử vong do viêm màng não mủ vẫn là rất cao.

Nguyên nhân gây viêm màng não

Nguyên nhân gây nên bệnh lý rất nặng này chủ yếu là do vi trùng hay siêu vi trùng, virus, nấm hay các loại chất hóa học độc hại, thuốc và khối u.

Các loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Streptococcus pneumoniae, Meningitidis Neisseria, Haemophilus influenzae, Listeria monocytogenes, Escherichia coli. Ngoài ra còn có các vi khuẩn lan truyền qua đường hô hấp và nước bọt (ho, hôn).

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị bệnh hay khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn thường là những người chưa được tiêm phòng vắc-xin ngừa viêm màng não, độ tuổi dễ mắc bệnh này thường là trẻ em, người có hệ miễn dịch bị suy yếu, đã cắt bỏ lá lách, người bị bệnh tiểu đường hay phụ nữ đanug trong thời kỳ mang thai (có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria – một trong những loại vi khẩn gây ra bệnh viêm màng não).

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em

Đây là bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Chính vì vậy, bố mẹ cần quan sát thật kỹ những biểu hiện khác thường ở trẻ – dù là nhỏ nhất, nếu có nghi ngờ nên đưa con đi khám bác sĩ trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Để phát hiện bệnh viêm màng não, ngay khi trẻ bị sốt cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Sốt, biếng ăn, bú giảm, hệ rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… là những biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ em.

Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, hay sốt do virus…Do đó, cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cha mẹ nên lau mát cơ thể trẻ và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.

Tre Bi Sot Nghi Ngo Viem Mang Nao
Sốt là một trong những biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ em

Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em mà cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ như:

  • Co giật: toàn thân hoặc có thể ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.
  • Rối loạn ý thức: ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.
  • Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân, hoặc nửa người.

Lưu ý, dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác, trẻ có thể bị sốt hoặc không và có kèm theo một trong các triệu chứng trên.

Nếu thấy dấu hiệu viêm màng não trẻ em cần làm gì?

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu cảnh báo trên, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm màng não trẻ em có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccine. Nếu trẻ sống trong môi trường có tiếp xúc với người bị viêm màng não, bạn hãy cho trẻ uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa lây nhiễm. Phương pháp này được gọi là chemoprophylaxis (điều trị dự phòng).

Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

 

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

1 Bình luận
Cũ Nnhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận