Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bại Não Đúng Cách Cha Mẹ Nên Biết

Mỗi trẻ bại não sẽ có vị trí và tỷ lệ tổn thương não khác nhau, vì vậy việc chăm sóc trẻ bại não của mỗi gia đình để giúp trẻ phát triển hơn trong tương lai sẽ cần áp dụng khác nhau. Hiện nay không phải bố mẹ nào cũng nắm vững cách chăm sóc cho con bị bại não, cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn bố mẹ nhé.

chăm sóc trẻ bại não
Chăm sóc trẻ bại não cần đúng cách quy trình

Chăm sóc cho trẻ bại não đúng cách

Bên cạnh quá can thiệp trị liệu cho trẻ bại não tại các trung tâm phục hồi chức năng, việc bố mẹ kết hợp tập luyện, chăm sóc cho con tại nhà cũng chiếm vai trò quan trọng không kém trong quá trình giúp trẻ có thể tiến bộ, cải thiện các kỹ năng sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

Chăm sóc cho trẻ bại não đúng cách
Mẹ có thể tham khảo tư vấn từ một số trung tâm phục hồi chức năng để chăm sóc trẻ bại não đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ bại não tại nhà đúng cách, bố mẹ có thể tham khảo để chăm sóc tại nhà cho trẻ.

Cho trẻ bại não ăn uống

Ăn uống là một trong những vấn đề vô cùng phức tạp, hầu hết trẻ bại não đều ăn uống kém, sức đề kháng không ổn định, thường xuyên bị ốm và các các cơ hay gồng cứng nên năng lượng của trẻ dễ bị tiêu hao, vì vậy mà trẻ thường bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng hơn so với lứa tuổi.

Bố mẹ có trẻ bị bại não cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ bại não để đảm bảo con tăng cân đều, không bị táo bón mà vẫn đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bố mẹ có thể tham khảo một số dưỡng chất sau đây để cung cấp cho trẻ:

  • Protein: Thịt gà, thịt lợn, thịt cá, thịt bò, chữa chua, trứng,…
  • Glucid: Gạo, ngô, khoai, sắn, mì,…
  • Lipid: Bơ thực vật, dầu tinh luyện, đậu nành, đậu lạc, vừng,…
  • Vitamin: Vitamin A, Vitamin B, Vitamin D,…
  • Khoáng chất: Rau cải, trứng, đậu, cao cao, bơ, sữa chua, phô mai,…
  • Chất xơ: Các loại rau

Bố mẹ nên chế biến thành những món ăn mềm để thuận lợi trong quá trình tiêu hóa của trẻ, nên chế biến thành nhiều món ăn để trẻ không cảm thấy nhàm chán và ăn nhiều hơn.

Cho trẻ bại não ăn uống
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bại não là vấn đề không thể thiếu trong quá trình chăm sóc con

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì tư thế ngồi ăn cũng là vấn đề quan trọng giúp thức ăn vào trong cơ thể trẻ dễ dàng hơn, tránh tình trạng thức ăn trào ngược ra ngoài. Với những trẻ bại não cơ thể co cứng cơ nhiều, khó cử động miệng và lưỡi thì bố mẹ nên lưu ý và ghi nhớ những tư thế sau đây để áp dụng bế trẻ lúc ăn:

  • Tư thế ngồi gối đầu, thẳng lưng: Tư thế này bố mẹ cho con ngồi dựa đầu vào một chiếc gối hoặc một tấm nệm, hai tay đặt ở giữa, đảm bảo sao cho con cảm thấy thoải mái nhất.
  • Tư thế đỡ đầu, gập tay: Tư thế này bố mẹ sử dụng một tay đỡ đầu trẻ, đặt tay của trẻ gập về hướng về phía trước. Thìa thức ăn được bón vào miệng trẻ hướng từ phía dưới lên trên, từ phía trước đưa vào miệng.
  • Tư thế ngả sau, giữ thăng bằng: Bố mẹ đặt trẻ ngồi trên lòng bố mẹ, sau đó ngả người của trẻ về trước bố mẹ đảm bảo cho đầu và lưng luôn thẳng.
  • Tư thế ngồi thẳng: Với những trẻ đã ngồi thẳng được rồi, bố mẹ nên để con tự ngồi thẳng, bố mẹ ngồi đối diện để thuận tay bón thức ăn hơn.
Tư thế ngồi ăn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bữa ăn của trẻ bại não
Tư thế ngồi ăn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bữa ăn của trẻ bại não

Với những trẻ ăn kém hoặc cơ miệng, cơ chân tay quá cứng không thể đưa thức ăn vào cơ thể qua đường miệng của trẻ thì bố mẹ bắt buộc phải đặt ống nuôi dưỡng dạ dày để cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày tuỳ thuộc vào nguyên nhân trẻ bị bại não, mẹ nên lựa chọn phương pháp cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ.

Cho trẻ bại não tắm

Ít bố mẹ biết rằng, việc cho trẻ bại não tắm hàng ngày cũng là một trong những bước chăm sóc trẻ bại não có lợi giúp ích trong quá trình trẻ cải thiện về vận động. Một số nhà chuyên môn cho biết, bố mẹ cho trẻ tắm thường xuyên là một hình thức tập vận động trị liệu đơn giản tại nhà.

Khi tắm trẻ, các bộ phận trên cơ thể trẻ sẽ được chuyển động linh hoạt, giúp các cơ của trẻ mềm hơn. Tuy nhiên để biến việc tắm thường xuyên cho trẻ như một bài tập vật lý trị liệu, bố mẹ cần nắm vững kỹ thuật tắm cho con để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cho trẻ bại não tắm
Tắm cũng là một phương pháp để con vận động toàn cơ thể

Bố mẹ có thể tham khảo một số cách giúp quá trình tắm của con được dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả cao sau đây:

  • Bố mẹ có thể áp dụng trực tiếp việc một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản khi con đang tắm, thay đổi môi trường tập luyện có thể khiến cho trẻ cảm thấy thích thú và cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra khi tập luyện dưới nước với áp suất cao, trẻ trẻ tập sẽ nhẹ nhàng hơn mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
  • Bố mẹ có thể lựa chọn một chiếc ghế tắm để trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình con tắm. Khi có ghế bố mẹ cũng không cần đỡ trẻ mà trẻ vẫn sẽ cảm thấy thoải mái.
  • Bố mẹ cần lựa chọn cho con một chiếc bồn tắm phù hợp với cân nặng và chiều dài người con để con thoải mái vận động khi ở dưới nước..
  • Khi con đã đủ điều kiện để ngồi thì nên cho con ngồi khi tắm để rèn luyện cho sống lưng của con được thẳng hơn.
  • Nên thiết kế nền phòng tắm những loại gạch nhám, không lát gạch quá trơn có thể khiến cho trẻ bị té ngã sau khi vừa tắm xong.

Nếu như còn thắc mắc về quá trình tắm cho trẻ bại não, bố mẹ có thể liên hệ với các trung tâm phục hồi chức năng để được nhà chuyên môn chẩn đoán bại não, tư vấn và hướng dẫn chi tiết cách tắm cho con đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cho trẻ bại não vệ sinh

Với trẻ bại não, việc đi vệ sinh với trẻ cũng là một vấn đề khó khăn do đường tiêu hóa của trẻ không ổn định và trẻ không thể ngồi thẳng được do các cơ của trẻ gồng cứng nên trẻ cần có người hỗ trợ khi đi vệ sinh.

Hầu hết trẻ bại não thường gặp các vấn đề khi đi vệ sinh như:

  • Khó rặn
  • Cơ thể phối hợp kém trong quá trình đưa phân ra ngoài hậu môn
Cho trẻ bại não vệ sinh
Trẻ bại não thường gặp khó khăn khi đi vệ sinh

Để giúp tiêu hóa dễ dàng và thuận tiện đi vệ sinh hơn, bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện bằng một số việc làm sau đây:

  • Xoa bóp bụng thường xuyên để cơ bụng của trẻ được mềm hơn
  • Kích thích hậu môn của trẻ bằng thuốc thụt
  • Nếu như khi trẻ có nhu cầu đi ngoài mà không thể đưa phân ra ngoài, bố mẹ có thể dùng dụng cụ, thậm chí sử dụng tay để giúp trẻ đưa phân ra ngoài cơ thể
  • Thường xuyên bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách thêm các phần rau vào trong bữa ăn để trẻ dễ đi ngoài hơn.
  • Cho con uống đủ lượng nước trong một ngày
  • Cố gắng tạo thói quen cho trẻ đi ngoài hàng ngày vào một khung giờ để cơ thể trẻ quen với thói quen ấy.

Nếu như đã thử những cách trên nhưng trẻ vẫn gặp khó khăn khi đi ngoài do mắc phải bại não thể co cứng thì bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ nhuận tràng của trẻ để đi ngoài dễ dàng hơn.

Cho trẻ bại não tập luyện

Ngoài chăm sóc những hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, việc tập luyện cho con cũng là vấn đề bố mẹ cần đặc biệt quan tâm và cần áp dụng hàng ngày để các cơ của con được mềm, dẻo hơn và cải thiện tình trạng cơ thể con co cứng và giúp con phục hồi khả năng vận động sinh hoạt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Một số bài tập đơn giản được một số nhà chuyên môn khuyến khích bố mẹ nên tự tập luyện hàng ngày cho con tại nhà để giúp con cải thiện tốt nhất là:

  • Bài tập điều hòa trương lực cơ
  • Bài tập kiểm soát tình trạng duỗi thân
  • Bài tập quỳ ô điểm ở tư thế ngồi
Cho trẻ bại não tập luyện
Bố mẹ sẽ được các nhà chuyên môn hướng dẫn chi tiết về các bài tập cho trẻ bại não tại nhà

Ba bài tập trên dành riêng cho từng độ tuổi, mẹ có thể tham khảo kỹ các bài tập để áp dụng với trẻ có hiệu quả hơn trong quá trình điều trị bại não cho trẻ. Ngoài ra, nếu như bố mẹ có nhu cầu tập luyện thêm cho trẻ những bài tập khác để tăng cường cho trẻ vận động thường xuyên thì có thể liên hệ với các nhà chuyên môn để được hướng dẫn chi tiết.

Chăm sóc tình trạng bệnh của trẻ

Đường hô hấp và hệ thần kinh của trẻ là hai yếu tố bố mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm đến và chăm sóc đúng cách. Nếu như trẻ bại não không được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ gặp những biến chứng về hệ hô hấp như viêm đường hô hấp, đường hô hấp dưới và hệ thần kinh như động kinh.

Chăm sóc hệ hô hấp cho trẻ

Trẻ bại não thường có sức đề kháng kém, đặc biệt là khu vực họng. Trẻ thường có nhiều đờm ở họng, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi. Nếu hệ hô hấp của trẻ không được chăm soc đặc biệt, có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm họng
  • Trẻ khó ăn uống
  • Trẻ ăn hay bị sặc
  • Viêm mũi
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Suy hô hấp
  • Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu kéo dài tình trạng
Chăm sóc hệ hô hấp cho trẻ
Trẻ bại não thường xuyên gặp các vấn đề về hệ hô hấp nên cần chú ý

Để hạn chế tối đa cổ họng con xuất hiện và ứ đọng đờm, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc hệ hô hấp cho trẻ bại não như sau:

  • Không cho trẻ ăn khi con đang khóc hoặc cơ thể con đang gồng cứng để tránh cho trẻ bị sặc thức ăn
  • Nếu bố mẹ không thể đưa thức ăn vào miệng cho con thì nên lắp sonde dạ dày để con vẫn được bổ sung các chất dinh dưỡng
  • Khi phát hiện con xuất hiện đờm, nên tiến hành vỗ rung cho con để lưu thông cổ họng cho trẻ
  • Nên cho trẻ ra ngoài 1 đến 2 lần một tuần để tăng cường sức đề kháng cho con.
  • Trẻ bại não thường co cứng, xuất hiện nhiều mô hôi nên cần giữ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè hạn chế trẻ bị nhiễm lạnh, viêm phổi.

Chăm sóc hệ thần kinh cho trẻ

Bên cạnh hệ hô hấp thì hệ thần kinh cũng là vấn đề bố mẹ cần chủ ý chăm sóc cho trẻ bại não để tránh xảy ra những việc không mong muốn. Trẻ bại não thường xuất hiện cùng các cơn động kinh, nếu không được chăm sóc hệ thần kinh chu đáo, có thể sẽ xảy ra:

  • Trẻ bị ngã hoặc chấn thương khi lên cơn động kinh
  • Trẻ có thể bị cắn vào lưỡi
  • Trẻ co thể đi vệ sinh không kiểm soát
  • Khi đang ăn trẻ lên cơn động kinh có thể sẽ bị sặc, nghẹn đồ ăn, thậm chí không thở được
  • Trẻ trong cơn động kinh quá lâu không được ngắt có thể dẫn tới hôn mê, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Chăm sóc hệ thần kinh cho trẻ
Mẹ cần nắm rõ những biểu hiện của con khi lên cơn động kinh để nắm bắt được tình trạng của con

Để bảo vệ an toàn cho trẻ bại não nhất, bố mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ bại não trước và sau khi lên cơn động kinh như sau:

  • Trước khi con lên cơn động kinh: quan sát, theo dõi tình trạng của con khi ở nhà, ở trường học
  • Trong khi con lên cơn động kinh: Bố mẹ cần thật bình tĩnh, nới lỏng tã để con dễ thở hơn, không nhét bất cứ vật gì vào mồm trẻ, không cho con ăn uống bất cứ đồ ăn, thức uống nào, không cho con tiếp xúc với bất cứ đồ vật gì. Nếu con lên cơn sốt trong lúc động kinh, có thể sử dụng nước mát trườm vào trán, nách, bẹn, bàn chân của trẻ.
  • Sau khi con lên cơn động kinh: Bố mẹ cần lấy khăn sạch lau đờm, thay tax cho con và đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra nếu như con tần suất con lên cơn động kinh tăng và con có biểu hiện bất thường khi lên cơn.

Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bại não tại nhà

Để quá trình chăm sóc trẻ bại não được thuận lợi và có hiệu quả hơn, bố mẹ cần nắm vững những lưu ý cần thiết để quá trình chăm sóc đúng quy trình.

  • Bố mẹ nên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được phát triển toàn diện về mặt ngôn ngữ, hoạt động và nhận thức.
  • Bố mẹ nên dành nhiều thời gian trong ngày để chơi và trò chuyện với con như: đặt các câu hỏi nhỏ cho con, chơi đồ chơi cùng con,…
  • Để trẻ bại não cải thiện tiến bộ tích cực hơn, bố mẹ cần kết hợp song song cải thiện bằng vật lý trị liệu và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nếu bố mẹ không nắm rõ được con thiếu dưỡng chất nào, hãy đưa trẻ đến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
  • Luôn khuyến khích con luôn giữ đầu thẳng, đồng thời thân và tay cũng nên duỗi thẳng và trong lượng khi ngồi nên được dồn đều sang 2 bên để giữ được thăng bằng.
Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bại não tại nhà
Mẹ cần nắm một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bại não tại nhà

Trên đây là những thông tin chi tiết về chăm sóc cho trẻ bại não cho những bố mẹ đang quan tâm. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết trên, bố mẹ có kinh nghiệm để chăm sóc con bị bại não tại nhà đúng cách. Nếu có vấn đề cần được giải đáp, mời bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây hoặc liên hệ số hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận