Điều trị bại não: Tai họa do thiếu hiểu biết

Bãi não xảy ra do tổn thương não của trẻ trước khi sinh, trong khi sinh và cả sau sinh. Khi phần não đã bị tổn thương thì không bao giờ hồi phục lại được nữa, cũng không trở nên xấu đi. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến vận động, trí tuệ, các giác quan của trẻ có thể sẽ được cải thiện hoặc trở nên xấu hơn phụ thuộc vào việc điều trị như thế nào.

bieu-hien-tre-bai-nao
Một số biểu hiện thường thấy ở trẻ mắc bại não

Thống kê từ tổ chức hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại Mỹ thì cứ 300 trẻ em được sinh ra thì có 1 trẻ mắc bại não. Tỉ lệ này ở Việt Nam thấp hơn nhưng đang ngày một gia tăng, trong khi đó các cơ sở điều trị chuyên sâu chỉ…đếm trên đầu ngón tay.

Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi để nhiều cá nhân, tổ chức cho “ra lò” và quảng cáo rầm rộ các phương pháp điều trị với những công dụng được “phù phép” như những bí quyết “danh bất hư truyền” nhằm thu hút sự quan tâm của rất nhiều gia đình đang mong đợi điều kỳ diệu đến với con.

Cần tỉnh táo để tránh “tiền mất, tật mang”

Theo các chuyên gia về não khoa, thần kinh học hàng đầu thế giới thì vẫn chưa có phương pháp điều trị phục hồi hoàn toàn phần não bộ bị tổn thương, nhưng nhiều gia đình vẫn nghe quảng cáo và “lao vào” điều trị. Hậu quả là tiền cha mẹ mất, tật các trẻ mang. Trong nhiều năm làm nghề chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện “trời ơi” từ các gia đình.

Từ những loại thực phẩm chức năng “bổ não; tái tạo tế bào não…”

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Phát (30 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) – có con bị mắc bại não liệt co cứng:

Trước đây mỗi lần đưa bé đi khám, anh thường mua các sản phẩm TPCN mà một số “cò thuốc” ở cổng bệnh viện Nhi quảng cáo là “bổ não, tái tạo tế bào não hay phục hồi tổn thương não”, ấy vậy mà có dùng loại nào đi chăng nữa và uống liên tục cũng không hề cải thiện, đặc biệt có trường hợp uống được 3 ngày thì bé có dấu hiệu bị sưng phù mặt. Gọi điện hỏi “cò” thì nhận được một câu xanh rờn “chắc là do bé không hợp thuốc”!?

…Đưa cả bùa chú, cúng bái vào điều trị

Trong một lần đi công tác tại Cao Bằng, chúng tôi gặp trường hợp trẻ bại não được gia đình điều trị tại…nhà thầy pháp. Mặc dù được vận động đưa con đi điều trị miễn phí tại cơ sở y tế theo chương trình hỗ trợ của nhà nước nhưng gia đình vẫn nhất quyết nghe theo lời thầy pháp rằng bé bị “ma rừng bắt mất phần hồn”, đều đặn mỗi tuần 1 lần phải cho bé làm phép “xin thần rừng trả tự do”, lễ thường gồm bắp, rượu và gà.

Mãi tới khi chúng tôi thuyết phục trưởng bản lên tiếng thì gia đình mới chịu đưa con đi điều trị, thực tế lúc này gia đình cũng không còn gà, còn bắp để “theo lễ”.

Đến những phương pháp tưởng chừng như “hàn lâm khoa học”

Hiện nay các gia đình có xu hướng “xuất ngoại” sang Trung Quốc để cấy tế bào gốc cho trẻ bại não, mặc dù đất nước này cũng đang cấm sử dụng tế bào gốc. Tại Việt Nam chỉ có các bệnh viện được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu và Bộ Y tế cấp phép mới được thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc. Do đó, các phòng khám bệnh chắc chắn không thể đạt tiêu chuẩn tối thiểu để thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc.

cay-te-bao-goc-cho-tre-bai-nao
Cấy ghép tế bào gốc cho trẻ bại não (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Trẻ bại não sống được bao lâu?

BS Mai Văn Thành – BV Nhi cho biết: “Rất khó để khẳng định về tác dụng của tế bào gốc, thực tế một số trường hợp trẻ bại não được điều trị bằng tế bào gốc, khi kết hợp tập luyện phục hồi chức năng tích cực và đúng kỹ thuật, kết quả sẽ được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên cần phải biết những đơn vị được phép trên thế giới không nhiều.

Chi phí cho một lần “xuất ngoại” như vậy cũng không hề rẻ, khoảng 150 – 300 triệu đồng. Các gia đình có điều kiện sẵn sàng cho con đi điều trị nhiều lần nhưng lại không quan tâm đến cảnh báo từ các chuyên gia và chưa tìm hiểu kỹ về nơi sắp đưa con đến điều trị.”

Ngay cả phương pháp được coi là có hiệu quả thực tế nhất cũng…đầy nguy cơ tiềm ẩn

Hiện nay, phục hồi chức năng cho trẻ bại não đang là phương pháp được các chuyên gia hàng đầu thế giới chứng nhận về hiệu quả điều trị, việc phục hồi chức năng cho chúng ta thấy rõ được hiệu quả theo từng giai đoạn.

Các cơ sở đào tạo chính quy về Phục hồi chức năng đã ít, phục hồi chức năng chuyên sâu về bại não còn ít hơn, thường khi tốt nghiệp tại các trường đào tạo, sinh viên phải đi học thêm kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ bại não từ 6 – 12 tháng mới có thể bắt đầu tập luyện cho trẻ.

Lợi dụng tâm lý “ham rẻ, ngại di chuyển đến các cơ sở y tế” của các gia đình, một số sinh viên trái ngành, chưa có kinh nghiệm thực tế đã tự lên mạng nhận điều trị tại nhà cho trẻ. Các cơ sở không có giấy phép mọc lên dưới danh nghĩa “lớp học cho trẻ đặc biệt” nhận trẻ không cần qua kiểm tra đánh giá theo các bản tiêu chuẩn y khoa quốc tế.

phuc-hoi-chuc-nang-bai-nao
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Điển hình như trường hợp của bé Trần Hải Anh – Hải Dương, được bệnh viện tỉnh Hải Dương chẩn đoán bại não thể co cứng 1/2 người phải, khi gia đình đưa bé đến Trung tâm tình trạng của bé khá nặng, đã 12 tháng nhưng chỉ nằm một chỗ, chân tay yếu, cột sống cong vẹo do tập luyện chưa đúng cách, bố của bé cho biết:

Do gia đình ở xa trung tâm không có điều kiện điều trị tại các cơ sở uy tín, anh có liên hệ một sinh viên vừa tốt nghiệp tập luyện phục hồi chức năng, hai ngày đầu tiên bé khóc nhiều, bạn sinh viên nói rằng do bé chưa quen người lạ, đến ngày thứ 3 cổ chân phải có dấu hiệu sưng phù, gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra mới biết bé bị bong gân, bác sĩ nói có thể do kéo giãn cổ chân quá mức. Đúng là tiền mất – tật mang.

5 lời khuyên dành cho các gia đình

  1. Hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn cho trẻ một phương pháp điều trị, tìm hiểu kiến thức thật tốt để biết trẻ đang có tình trạng ra sao, khi đó bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng của việc điều trị.
  2. Chỉ nên đưa trẻ đi điều trị tại các cơ sở có chứng nhận về năng lực điều trị từ các cơ quan, tổ chức uy tín, tìm hiểu kỹ và lắng nghe thêm ý kiến từ các gia đình đã điều trị có hiệu quả, không nên vội vàng bởi quảng cáo mà không có kết quả thực tế thì vẫn chỉ là quảng cáo.
  3. Chỉ sử dụng các loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng
  4. Với phục hồi chức năng, các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đều cho rằng với các trẻ ở cùng một tình trạng thì “thời gian vàng” là trong một năm đầu, từ 1-3 tuổi vẫn có thể điều trị cho kết quả tốt nếu sàng lọc và đánh giá đúng tình trạng, đúng phương pháp tập luyện. Trẻ từ 3 tuổi trở lên thì việc phục hồi chức năng gặp khá nhiều khó khăn. Không tập luyện khi chưa được kiểm tra đánh giá theo các bản tiêu chuẩn được y khoa thế giới công nhận.
  5. Mọi điều kỳ diệu đều có thể xảy ra, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là ở sự nỗ lực của các bậc phụ huynh.

Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến trẻ bại não vui lòng liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục hòa nhập & Phục hồi chức năng VinaHealth

Cơ sở 1: Số 49 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 176 Nguyễn Đình Hoàn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Biệt thự số 87, HC Golden City 319 Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

TP HCM: Số 908/11 Quang Trung, Phường 8, Q. Gò Vấp

Điện thoại: 0937.566.333 – 0888.151.444

Do số lượng trẻ đến kiểm tra đánh giá tăng cao, các gia đình vui lòng liên hệ trước khi đến để được chúng tôi tư vấn một cách cặn kẽ nhất!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

22 Bình luận
Cũ Nnhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận