Cấy Tế Bào Gốc Cho Trẻ Bại Não: Chi Phí, Quy Trình, Độ hiệu quả

Cấy tế bào gốc cho trẻ bại não có thể cải thiện được 70-80% chức năng vận động, sinh hoạt cho trẻ với mức chi phí khoảng 700 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng trẻ chữa bại não bằng tế bào gốc thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ghép tế bào gốc cho trẻ bại não bố mẹ nhé.

cấy tế bào gốc cho trẻ bại não
Cấy tế bào gốc cho trẻ bại não được nhiều bậc phụ huynh có con bại não quan tâm

Chi phí ghép tế bào gốc cho trẻ bại não

Chi phí ghép tế bào gốc có mức chi phí giao động khoảng 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, tùy thuộc vào từng khu vực, quốc gia. Bố mẹ có thể tham khảo chi phí cấy ghép tế bào gốc cho trẻ bại não qua một số khu vực:

Khu vực Chi phí
Các nước châu Á 30.000 USD đến 40.000 USD
Khu vực Ấn Độ 6500 USD đến 8000 USD

Đây là một trong những phương pháp được đánh giá là có mức chi phí khá cao so với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, đây là phương pháp có quy trình phức tạp do chữa cho bệnh bại não là một bệnh lý nghiêm trọng.

Ngoài ra, cấy tế bào gốc cho trẻ bại não nói riêng và cấy ghép tế bào những trường hợp khác nói chung đều có quy trình phức tạp, ít nguồn cung cấp tế bào gốc và cần trang bị, đảm bảo hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn nhất. Đặc biệt chi phí cấy ghép 100% từ gia đình, và không được nhận bảo hiểm từ bất cứu công ty bảo hiểm nào, hoặc rất ít.

Chi phí ghép tế bào gốc cho trẻ bại não
Chi phí cấy tế bào gốc cho trẻ bại não có chi phí dao động 700 triệu đến gần 1 tỷ

Từng bé bại não sẽ có chi phí cấy ghép tế bào gốc khác nhau, do phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như:

  • Những trẻ nhà xa với cơ sở y tế sẽ phát sinh về chi phí di chuyển
  • Các phương pháp điều trị khác nhau tương đương với chi phí khác nhau
  • Mỗi loại tế bào gốc sẽ có mức giá khác nhau
  • Tùy thuộc vào thể trạng của trẻ cần nhiều hay ít tế bào gốc
  • Tình trạng sức khỏe của trẻ có cần sử dụng đặc biệt loại thuốc nào hay không
  • Chi phí khám sàng lọc, cận sàng lọc và các loại xét nghiệm phát sinh
  • Chi phí nằm viện bao gồm: loại phòng ở, ăn uống, thuốc phát sinh, sinh hoạt,…
  • Ngoài ra sẽ thêm những chi phí phát sinh cần thiết khác.

Nếu như bố mẹ đã lựa chọn cấy ghép tế bào não cho trẻ thì nên lựa chọn phương pháp và dịch vụ tốt cho con để đảm bảo con được an toàn và đạt được hiệu quả sau ca cấy ghép tế bào gốc.

Điều trị bại não bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Theo một số chuyên gia cho biết, phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc không thể cải thiện được hoàn toàn tình trạng của trẻ quay lại như bình thường, cấy ghép tế bào gốc chỉ có thể hỗ trợ và giúp phục hồi những tổn thương ở não của trẻ.

Nếu như cấy ghép tế bào gốc thành công, trẻ sẽ cải thiện về:

  • Cải thiện khả năng cân bằng và di chuyển
  • Phối hợp giữa các bộ phận tốt hơn

Tuy nhiên, điều trị bại não bằng tế bào gốc là một phương pháp điều trị có tỷ lệ thành công khá thấp, không phải trẻ bị bại não nào khi cấy ghép tế bào gốc cũng đạt được hiệu quả rõ rệt tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân trẻ bị bại não và các dấu hiệu của trẻ. Theo số liệu thống kê được, tỷ lệ thành công của trẻ bại não ghép tế bào gốc chỉ chiếm khoảng 70-80%. Tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào tình trạng, mức độ tổn thương não của trẻ sẽ có những mức độ thành công khác nhau.

Điều trị bại não bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
Cấy tế bào gốc cho trẻ bại não chiếm 70-80% tỷ lệ thành công

Đây là phương pháp điều trị khó nên nếu trong quá trình cấy ghép có thể xảy ra một số rủi ro không mong muốn, khiến cho tình trạng của trẻ nguy hiểm hơn. Bố mẹ nên cho trẻ đến những cơ sở uy tín để được khám và tư vấn về tỷ lệ thành công của trẻ sau khi cấy ghép và cấy ghép theo hình thức nào phù hợp với trẻ.

Phương pháp này mặc dù có thể hỗ trợ trẻ phục hồi về não bộ của trẻ nhanh chóng nhưng cũng có nguy cơ xảy ra rủi ro khá cao, vì vậy bố mẹ nên suy nghĩ thật kỹ trước khi cho con can thiệp dưới hình thức này. Ngoài ra, bố mẹ có thể nghiên cứu những phương pháp can thiệp khác an toàn, hiệu quả cho con.

Quy trình ghép tế bào gốc cho trẻ bại não

Trẻ bại não cấy ghép tế bào gốc sẽ trải qua quy trình ghép khác nhau vì tỷ lệ và khu vực tổn thương não của các trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ nào khi tiến hành ghép tế bào gốc cũng sẽ trải qua theo một quy trình chuẩn, sau đó phát sinh thêm sẽ tùy thuộc thể trạng từng bé.

Quy trình ghép tế bào gốc cho trẻ bại não sẽ trải qua những bước dưới đây:

Bước 1: Cung cấp thông tin của của trẻ

Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ về thông tin cá nhân của trẻ và mẹ bao gồm:

  • Tháng, năm sinh
  • Cân nặng lúc trẻ sinh ra
  • Tiền sử bệnh của mẹ
  • Kết quả sàng lọc trước sinh (nếu có)
  • Diễn biến trong lúc mẹ sinh trẻ có gặp vấn đề bất thường không
  • Quá trình phát triển của trẻ có biến cố gì không
Bước 1: Cung cấp thông tin của của trẻ
Bố mẹ cung cấp thông tin cho bác sĩ về tình trạng của trẻ

Bước 2: Khám lâm sàng

Sau khi lấy thông tin của trẻ và mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho trẻ. Những bộ phận trên cơ thể trẻ cần khám trước khi cấy ghép tế bào gốc gồm:

  • Khám cơ xương khớp như các vấn đề về trương lực cơ, cơ lực, phản xạ gân xương
  • Khám hệ thần kinh
  • Khám tim
  • Khám phổi

Khám các bộ phận xong, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng của trẻ dựa vào một số chỉ số như:

  • Đánh giá cân nặng, chiều cao
  • Đánh giá khả năng nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ
  • Đánh giá về chức năng vận động thô bằng thang đo lường GMFM và phân loại vận động thô bằng thang phân loại GMFCS
  • Đánh giá chức năng vận động tinh bằng thang FMS
  • Đánh giá trương lực cơ bằng thang Ashworth đã cải tiến
Bước 2: Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là một trong những quy trình không thể thiếu trong quy trình cấy tế bào gốc

Bước 3: Khám cận lâm sàng

Sau bước khám lâm sàng toàn bộ cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành khám cận lâm sàng chi tiết hơn để xác định được rõ vị trí và tỷ lệ tổn thương ở não trẻ và nguyên nhân mà trẻ mắc bại não. Bước này cần chụp MRI nên có thể trẻ sẽ cần phải gây mê để xác định được:

  • Tổn thương chất xám vỏ não
  • Tổn thương chất trắng dưới vỏ
  • Tổn thương nhân não

Chụp MRI xong, trẻ sẽ cần phải đo điện não đồ để bác sĩ đánh giá được tỷ lệ nguy cơ trẻ sẽ rơi vào tình trạng động kinh trước và sau khi cấy ghép tế bào. Đồng thời trẻ cũng sẽ được đo điện tim để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau tiến hành gây mê, lấy tủy xương, ghép tế bào gốc.

Bước 3: Khám cận lâm sàng
Trẻ sẽ phải chụp MRI khám cận lâm sàng

Bước 4: Tiến hành cấy ghép

Sau khi thực hiện các bước trên và nắm bắt được tình trạng của trẻ, các bác sĩ sẽ xếp lịch và tiến hành ghép tế bào gốc cho trẻ. Sau khi ghép xong, tùy thuộc vào tình trạng trạng của trẻ sẽ cần phải nằm lại bệnh viện để theo dõi tình hình.

Trên đây là quy trình chung ghép tế bào gốc cho trẻ bại não, tuy nhiên có thể với mỗi trẻ sẽ phát sinh những công việc khác như:

  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể
  • Xét nghiệm di truyền
  • Xét nghiệm Gen
  • Chuyển hóa

Những trường hợp bại não có thể ghép tế bào gốc

Theo các chuyên gia không phải trẻ bại não nào cũng có thể tiến hành ghép tế bào gốc. Vì đây là phương pháp chữa khó và tỉ lệ biến chứng về sau khá cao nên trước khi tiến hành ghép tế bào gốc, trẻ cần bảo bảo đủ các điều kiện sau:

  • Phân loại theo GMFCS có mức độ từ II đến V
  • Chụp MRI có vị trí và tỷ lệ tổn thương khớp với nguyên nhân gây ra bại não
  • Trẻ không có tiền sử mắc bệnh lý liên quan đến thần kinh, bệnh liên quan đến gen hoặc bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể.
  • Trẻ không mẫn cảm với thuốc kháng sinh hoặc thuốc gây mê
  • Sau khi khám lâm sàng và khám cận lâm sàng cho trẻ, sức khỏe của trẻ đủ điều kiện để tiến hành ghép tế bào gốcNhững nguy cơ có thể xảy ra khi cấy tế bào gốc cho trẻ bại não

Chỉ chiếm khoảng 70-80% trẻ sẽ cấy ghép tế bào gốc thành công, việc đó không đồng nghĩa với việc những ca không thành công còn lại sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Sau khi phẫu thuật sau, khoảng 20-30 trẻ sẽ gặp biến chứng sau khi cấy ghép như đau, sốt, nôn, viêm phổi, quấy nhiễu hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là động kinh. Tuy nhiên đây chỉ là những biến chứng chiếm tỷ lệ lớn trẻ gặp biến chứng mắc phải, còn lại trẻ cũng có thể gặp những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng hệ thần kinh như: viêm não, viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết và các loại nhiễm trùng khác
  • Suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp, ngừng tuần hoàn,…gây mê trong quá trình gom tủy xương và truyền tế bào gốc qua đường tủy sống.
Những trường hợp bại não có thể ghép tế bào gốc
Trẻ có thể bị viêm màng não nếu như cấy ghép tế bào không thành công

Sau ca cấy ghép, bố mẹ cần theo dõi con thường xuyên, nếu như thấy con có bất bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ kịp thời cấp cứu. Bố mẹ cần đặc biệt theo dõi trẻ các vấn đề sau:

  • Theo dõi con sốt: Hàng ngày bố mẹ cần sử dụng nhiệt kế để kiểm tra xem nhiệt độ của con, xem con có sốt hay không khoảng 3-4 lần một ngày.
  • Theo dõi con đau: Bố mẹ có thể nhận biết trẻ đau bằng cách thấy con quấy nhiễu hơn, không chịu ăn, cơ thể thường xuyên gồng cứng, trẻ ngủ ít,..đó có thể là những dấu hiệu con đang bị đau sau khi cấy ghép. Bố mẹ cần lập tức liên hệ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm cần kiểm tra kịp thời.
  • Theo dõi con nôn: Hầu hết trẻ sau khi cấy ghép tế bào xong sẽ bị nôn, bố mẹ cần theo dõi và bổ sung thêm nước và điện giải hồi lại. Tuy nhiên, nếu như trẻ nôn quá nhiều, kéo dài kèm thêm một số triệu chứng như chán ăn, quấy nhiễu thì cần cho con đi khám để đảm bảo an toàn.
  • Theo dõi con thở: Để đảm bảo con không gặp vấn đề về phổi và hệ hô hấp, bố mẹ cần để ý việc trẻ thở có nhanh hoặc chậm hơn bình thường hay không, rút lõm mũi ức không hoặc trẻ có đờm không,…nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện này, cần cho trẻ gặp bác sĩ để tìm hướng giải quyết.
cấy tế bào gốc
Bố mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời cứu chữa

Trẻ có thể xảy ra bất cứ biến chứng nào sau ca cấy ghép từ nhẹ đến nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, trước khi cho con tiến hành cấy ghép tế bào gốc để điều trị bại não, bố mẹ nên suy nghĩ thật kỹ.

Lưu ý sau cấy tế bào gốc cho trẻ bại não

Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ bại não và ca cấy ghép đạt được hiệu quả cao nhất với trẻ, bố mẹ nên nắm vững một số lưu ý dưới đây:

  • Sau khi được xuất viện khi đã cấy ghép tế bào gốc thành công, bố mẹ không nên tắm luôn cho con từ 2-3 ngày để tránh nhiễm lạnh, dẫn đến nguy cơ viêm phổi. Bố mẹ có thể lau người cho con bằng khăn nhúng nước ấm.
  • Cho trẻ sinh hoạt trong môi trường thoáng mát, không quá nóng, quá lạnh hoặc nằm trực tiếp dưới điều hòa hoặc gió, có thể khiến trẻ dễ bị ốm vì sức đề kháng của trẻ còn khá yếu.
  • Nên dành cho con thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế cho con đi chơi xa
  • Cho trẻ ăn những đồ ăn mềm đề dễ tiêu hóa hơn
  • Sau khi được ra viện, nếu có dấu hiệu bất thường bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các kịp thời kiểm tra.
  • Trẻ cần khám định kỳ và làm một số xét nghiệm sau cấy ghép 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng để bác sĩ kiểm tra mức độ đáp ứng của cơ thể với tế bào gốc chiếm bao nhiêu phần trăm.
Lưu ý sau cấy tế bào gốc cho trẻ bại não
Nên cho con ăn những đồ ăn dễ tiêu hoá

Trên đây là những thông tin chi tiết về cấy ghép tế bào cho trẻ bại não. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ nắm rõ hơn về chữa bại não bằng tế bào gốc. Nếu còn thắc mắc về bài viết, mời bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây để được chúng tôi giải đáp trong thời gian ngắn nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận