Trẻ 4 tuổi chậm nói đang trở thành đề tài khiến cho nhiều bậc phụ huynh thấy lo lắng. Nguyên nhân là do tình trạng trẻ em mắc hội chứng chậm nói đang ngày càng gia tăng. Do đó khi xác định được nguyên nhân trẻ không chỉ giúp trẻ có thể phát triển đạt được mốc phát triển bình thường mà còn giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng này. Cùng xem ngay bài viết để có thêm những kiến thức hữu ích nhé.
Trẻ 4 tuổi chậm nói có phải do bệnh lý không?
Hầu hết các bậc phụ huynh khi thấy con chậm nói đều cho rằng có thể do con đang gặp phải các vấn đề liên quan tới bệnh lý như: dị tật dính thắng lưỡi, thính giác kém phát triển, hở hàm ếch, cứng cơ miệng… Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được các chuyên gia tiến hành kiểm tra chính xác để đưa ra được kết luận chứ không chỉ bằng quan sát để có thể khẳng định được điều đó.
Bên cạnh đó, chậm nói ở trẻ em không chỉ được xác định bởi riêng vấn đề bệnh lý mà nó còn có thể là dạng chậm nói đơn thuần sẽ được cải thiện khi trẻ được can thiệp sớm và có sự kiên trì. Hoặc đó cũng có thể là dạng chậm nói tự kỷ hoặc chậm nói thông minh.
Tóm lại, khi bố mẹ nhận thấy con dù đã ở tuổi lên 4 mà vẫn chậm nói thì bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế chuyên sâu để được can thiệp và tìm ra nguyên nhân chuẩn xác nhất.
Ảnh hưởng của việc trẻ 4 tuổi bị chậm nói
Chậm nói ở tuổi lên 4 sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng rất lớn cả về tâm lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. cụ thể là:
Kỹ năng giao tiếp kém |
|
Ảnh hưởng tới học tập |
|
Ảnh hưởng tới trí thông minh |
|
Trẻ bị cô lập và tách biệt với xã hội |
|
Không có khả năng tự bảo vệ bản thân |
|
Tóm lại, khi trẻ lên 4 tuổi mà khả năng nói kém thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi kiểm tra bởi có thể trong bé đang tiềm ẩn một bệnh lý nào đó mà bố mẹ không thể phát hiện được bằng mắt.
Và việc đưa trẻ đi kiểm tra hay can thiệp sớm còn giúp trẻ có thể có cơ hội phát triển để đạt được mốc phát triển bình thường và không gây cản trở tới tương lai sau này của trẻ.
Trẻ 4 tuổi chậm nói: Cha mẹ cần lưu ý gì?
Trẻ chậm nói nếu được can thiệp sớm sẽ có thể đạt được mốc phát triển như bình thường. Tuy nhiên trong hành trình rèn luyện thì bố mẹ luôn phải là người cùng đồng hành với con và đặc biệt khi hỗ trợ trẻ học nói bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Không nên nóng vội khi dạy trẻ nói
Việc trẻ học nói không thể được cải thiện trong một sớm hay một chiều mà đó là cả một hành trình dài cần được nỗ lực bởi cả từ phía bé và người thân. Lý do là những trẻ chậm nói sẽ thường kèm theo nhiều vấn đề liên quan tới phát triển nhận thức. Nên việc tiếp nhận kiến thức từ trẻ sẽ khó khăn hơn các bạn khác.
Do đó khi bố mẹ quá nóng lòng ép con học nói sẽ khiến cho trẻ có tâm lý hoảng sợ và càng làm cho tình trạng chậm nói trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí trẻ còn càng trở nên trầm tính hơn và có xu hướng lười nói hơn.
Không bắt chước giọng nói của trẻ
Nhiều bậc phụ huynh khi dạy con giọng nói thường bắt chước giọng nói ngây ngô của con vì nghĩ đó là điều bình thường. Tuy nhiên việc làm điều đó lại khiến cho trẻ nhận mặc định đó là câu nói đúng và trẻ sẽ tiếp tục phát âm những từ đó theo chiều hướng sai. Việc này không chỉ làm trẻ hiểu sai vấn đề mà còn cản trở trẻ khi nói chính xác từ ngữ được học.
Bởi vì trong não bộ của trẻ thời điểm đó đã xác nhận từ đó là đúng nên việc thay đổi sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Luôn phải tạo môi trường học nói tốt nhất
Trẻ có thể học nói tại nhà nếu bố mẹ có thời gian dành cho con nhưng nếu trẻ được rèn luyện trong môi trường rèn luyện chuyên biệt thì hiệu quả sẽ đạt được cao hơn. Do đó, bố mẹ có thể thay đổi nhiều không gian học nói khác nhau để trẻ có thêm cơ hội tiếp cận bên ngoài và tiếp nữa sẽ có thể học nhiều từ mới khi được trải nghiệm.
Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể lựa chọn cho con những ngôi trường chuyên biệt để được các cô chuyên viên hỗ trợ con học nói. Bởi các cô đã được rèn luyện về kỹ năng và tâm lý trẻ chậm nói nên có thể đáp ứng chính xác những nhu cầu mà trẻ mong muốn.
Dành nhiều thời gian tích cực cho con
Việc dành cho con nhiều thời gian tích cực trong quá trình học nói là điều cực kỳ cần thiết.. Bởi vì, theo các chuyên gia yếu tố thời gian tích cực được đánh giá là một phương pháp có thể hỗ trợ trẻ cải thiện vấn đề chậm nói một cách tích cực hơn.Và thời gian chậm nói tích cực được chuyên gia nhắc đến ở đây chính là khoảng thời gian mà bố mẹ có thể khiến trẻ chú ý.
Cụ thể là, khi bố mẹ dành 1 tiếng để chơi cùng trẻ nhưng vẫn không thu hút được trẻ thì thời gian tích cực ở đây vẫn chỉ bằng 0. Nhưng khi trẻ chơi cùng bố mẹ 20 phút nhưng có đến 5 phút trẻ tập chung vào những điều bố mẹ nói, hình vẽ bố mẹ chỉ… thì thời gian tích cực ở đây đã bắt đầu được tính là 5 phút. Vì khi số lượng thời gian tích cực càng tăng sẽ khiến cho việc cải thiện chứng chậm nói ở trẻ đang có nhiều cơ hội hơn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về việc trẻ 4 tuổi chậm nói do đâu và cần làm gì khi trẻ mắc chậm nói.Và theo lời khuyên của các chuyên gia thì tất cả các bất thường về ngôn ngữ của trẻ luôn cần được bố mẹ đưa đến các trung tâm y tế chuyên sâu để thăm khám và có các giải pháp can thiệp sớm để có thể giúp trẻ cải thiện tốt hơn.
Bài viết liên quan
Trẻ Tự Kỷ Chậm Nói, tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách can thiệp
Hội Chứng Eninstein: Trẻ Chậm Nói Thông Minh, Cách Can Thiệp