Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ: Khái niệm, Nguyên nhân, Độ tuổi

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường xuất hiện ở những trẻ gặp phải rối loạn giao tiếp do khiếm khuyết khả năng nói, ngôn ngữ và thính giác…. Để giúp bố mẹ hiểu hơn về chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bậc cha mẹ tìm hiểu rõ hơn nhé.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ.

Thông tin tổng quan về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được hiểu là chứng rối loạn ngôn ngữ, rối loạn giao tiếp ở trẻ. Trong đó trẻ thường gặp phải các khiếm khuyết tại các bộ phận âm thanh như: hở hàm ếch, khiếm khuyết về thính giác…. khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, trẻ chậm phát triển khả năng nói và giao tiếp với mọi người.

Thông tin tổng quan về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Sự chậm trễ về ngôn ngữ còn làm cho trẻ mất đi nhiều cơ hội để thể hiện bản thân hoặc hiểu được các thông tin mà người khác truyền đạt trong quá trình giao tiếp với trẻ.

Không những thế vấn đề này còn khiến trẻ bị suy giảm khả năng nghe, trẻ chậm nói và trẻ có nhận thức kém nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập và phát triển của trẻ sau này.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường được biểu hiện rõ thông qua 3 dạng phổ biến :

Chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin
  • Trẻ không hiểu được ngôn ngữ khi người khác truyền đạt
Chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt
  • Trẻ khó khăn khi sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin
  • Vốn từ của trẻ ít
  • Trẻ không thể nói được câu rõ ràng
  • Khả năng phát âm kém
Chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt
  • Trẻ khó khăn trong cả việc tiếp nhận và truyền đạt thông tin

Bên cạnh đó thì theo khảo sát của rất nhiều nhóm khoa học y khoa đều cho thấy chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ đang diễn ra ngày càng phổ biến hơn trong xã hội. Điều này ảnh hưởng khá lớn tới tương lai của trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khó diễn đạt
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khó khăn trong việc diễn đạt.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được xác định bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bao gồm:

Trẻ bị dị tật bẩm sinh
  • Tình trạng hở hàm ếch, môi chẻ
  • Trẻ bị dính thắng lưỡi
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi kết cấu mũi không hoàn chỉnh
  • Trẻ gặp khiếm khuyết về thính giác
Trẻ tự kỷ
  • Não bộ của trẻ bị tổn thương khiến khả năng điều khiển ngôn ngữ gặp khó khăn
  • Chậm phát triển ngôn ngữ là một dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ
Trẻ không có cơ hội dùng ngôn ngữ
  • Bố mẹ bận làm không có thời gian dành cho con
  • Trẻ ở với vú nuôi nhiều hơn bố mẹ
  • Trẻ không có nhiều bạn bè
Môi trường tâm lý xã hội
  • Trẻ bị sống xa bố hoặc mẹ
  • Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý do có sự cố nghiêm trọng trong cuộc sống
  • Trẻ nhút nhát thiếu tự tin do trẻ được bao bọc và kìm hãm quá lâu
Trẻ bị khuyết tật trí tuệ
  • Trẻ mắc chứng khó đọc
  • Trẻ gặp phải các khuyết tật học tập về khả năng nhận thức và truyền đạt
Di truyền
  • Gia đình có tiền sử người mắc chứng chậm phát triển thì khả năng có đứa trẻ sinh ra cũng gặp phải vấn đề ngôn ngữ hay trẻ chậm phát triển thể chất.

Ngoài ra, theo một số thông tin mà chúng tôi tìm hiểu từ phía các chuyên gia thì trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể do các yếu tố: trẻ sinh non chậm phát triển, nhẹ cân, trẻ khiếm thính…

Do đó khi cha mẹ cảm thấy con đang có những mốc phát triển chậm hơn so với bình thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu để kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ. Bởi vì việc kiểm tra sẽ giúp các chuyên gia nắm bắt được tình trạng mà trẻ đang gặp phải. Thông qua đó trẻ cũng sẽ được các chuyên gia chỉ định cho thực hiện các phương pháp can thiệp phù hợp để giúp trẻ cải thiện và phục hồi sớm các chức năng đang gặp khiếm khuyết.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ bị khiếm thính.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường xuất hiện ở độ tuổi nào

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là một dạng chậm phát triển phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi và theo các chuyên gia thì chứng chậm phát triển ngôn ngữ thường gặp nhiều hơn ở bé trai.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường xuất hiện ở độ tuổi nào
Trẻ chậm phát triển thường gặp ở độ tuổi 3 đến 16 tuổi.

Việc chậm trễ ngôn ngữ khiến cho trẻ bị hạn chế và gặp phải rào cản giao tiếp khiến trẻ gặp phải nhiều khó khăn. Điều đó khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ phải mang theo những hệ lụy gây ảnh hưởng tới tương lai phát triển sau này của trẻ.

Do đó, mặc dù độ tuổi của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phổ biến ở độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi nhưng với trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thì trẻ thường có những biểu hiện sớm ngay cả khi sơ sinh.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu chậm chạp hơn bình thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để trẻ được kiểm tra sức khỏe tổng quát, có các biện pháp phù hợp để dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Bởi vì thông qua kết quả kiểm tra các chuyên gia sẽ nắm bắt được tình hình trẻ đang gặp phải và có hướng can thiệp phù hợp nhất với trẻ.

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyên với những gia đình có trẻ chậm phát triển thì cha mẹ nên cho trẻ can thiệp càng sớm càng tốt. Và thời điểm tốt nhất là nên can thiệp cho trẻ trong giai đoạn vàng ( từ 0 đến dưới 3 tuổi) của con bởi vì giai đoạn này trẻ vẫn đang trong giai đoạn học hỏi và dễ uốn nắn nhất.

Đồng thời ở giai đoạn sớm thì khả năng phục hồi sẽ sớm hơn cũng như hạn chế được các biến chứng nguy hiểm khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Để ý tới dấu hiệu bất thường của con
Trẻ chậm phát triển cần được kiểm tra tổng quát sớm để kịp can thiệp.

Như vậy, bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ các thông tin liên quan tới vấn đề trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Mong rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Và cũng mong rằng cha mẹ sẽ cùng đồng hành với con để giúp con sớm cải thiện và phục hồi.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận