Top 5 Phương Pháp Dạy Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Tốt Nhất

Cách dạy trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ bằng cách trò chuyện với trẻ, đọc sách, kể chuyện… luôn được khuyến khích áp dụng để giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có cơ hội cải thiện. Và để phát huy được tối đa hiệu quả và thực hiện đúng cách thì cha mẹ hãy thực hiện theo các thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây.

Dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

5 cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội và điều đó khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi con chậm nói và đang chưa đạt được đúng mốc phát triển ngôn ngữ.

Do đó dưới đây là 5 phương pháp dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh khi có con bị chậm phát triển ngôn ngữ có thể tham khảo

Kích thích trẻ nói ngay từ nhỏ

Rất nhiều bậc phụ huynh có quan điểm rằng trẻ sẽ tự biết nói khi đến tuổi nên không cần dạy trẻ cũng biết nói. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nhỏ đều phát triển một cách tự nhiên vậy bởi trong đó còn có cả những trẻ bị khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ.

Do đó, ngay từ khi trẻ còn là em bé sơ sinh bố mẹ cũng nên trò chuyện thật nhiều với trẻ để kích thích các giác quan của trẻ cũng như khả năng nhận biết ngôn ngữ.

Và thực tế chứng minh là những đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ, người thân hoạt ngôn thì thường sẽ nói nhanh và có khả năng nói tốt những trẻ sống trong gia đình mọi người ít trò chuyện, giao tiếp.

kích thích trẻ nói ngay từ nhỏ
Kích thích trẻ học nói ngay cả khi trẻ chưa biết nói

Biến tất cả hành động thành lời nói khi ở bên trẻ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể do trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ gặp các khiếm khuyết trong bộ phận âm thanh hoặc có thể do trẻ không có nhiều cơ hội để thực hiện giao tiếp…

Do đó khi bố mẹ thấy trẻ đang chú ý tới hành động của mình hay quay sang hỏi trẻ và giao tiếp với trẻ. Cụ thể là mẹ sẽ hỏi có phải con đang quan sát mẹ làm gì không? Và cũng tự trả lời cho con biết mình đang làm gì chẳng hạn mẹ đang nấu đồ ăn ngon cho con để lát con ăn (mẹ nên miêu tả càng chi tiết càng tốt miễn sao ánh mắt của trẻ tập trung vào lời nói của mẹ và tỏ ra vẻ thích thú, quan tâm).

Mặc khác, có thể do trẻ ngại nói, lười nói hoặc thích dùng hành động nhiều hơn ngôn ngữ khi giao tiếp (trong trường hợp ở trẻ tự kỷ, trẻ gặp vấn đề liên quan não bộ…) khiến cho trẻ gặp hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

Trẻ nhỏ thường phát triển và có khả năng học hỏi những điều mới mẻ rất nhanh. Tuy nhiên điều đó chỉ có thể diễn ra khi trẻ có nhiều cơ hội để dùng ngôn ngữ và có thể tiếp cận với nhiều người.

Do vậy, việc tạo ra một môi trường lành mạnh và tạo nhiều cơ hội cho trẻ để trẻ có thể giao tiếp trò chuyện với nhiều người. Chẳng hạn như, cha mẹ đưa trẻ đến các khu vui chơi, sân chơi tập thể có nhiều bạn bè cùng trang lứa với trẻ…

Ngược lại, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ xem ti vi, điện thoại đối với trẻ dưới 2 tuổi, và không cho trẻ xem quá 60 phút/ ngày khi lớn hơn. Việc để trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử không những gây hại mắt mà còn khiến trẻ trở nên lười vận động, cơ thể trì trệ, chậm phát triển.

Bên cạnh đó, thì bố mẹ cũng nên tổ chức các cuộc vui chơi, dã ngoại cuối tuần cùng mọi người thân trong gia đình để trẻ có thể cùng tham gia. Bởi việc thay đổi môi trường vui chơi và có nhiều thời gian bên gia đình sẽ khiến cho trẻ có tâm lý thoải mái và kích thích trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
Tạo cho trẻ một sân chơi bổ ích để phát triển ngôn ngữ.

Cùng trẻ đọc truyện và sách nhiều hơn

Hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua đọc truyện hay sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ không chỉ giúp trẻ chậm phát triển có thêm nhiều kiến thức mới mẻ về thế giới xung quanh mà còn kích thích khả năng ngôn ngữ ở trẻ.

Bởi vì những câu chuyện cổ tích luôn được vẽ với màu sắc tươi đẹp, mộng mơ và huyền bí khiến cho trẻ luôn cảm thấy tò mò và hào hứng khám phá. Điều đó sẽ khiến trẻ luôn lắng nghe lời bố mẹ đọc để tìm kiếm điều mà trẻ đang muốn khám phá ở trong cuốn sách.

Bên cạnh đọc sách, bố mẹ có thể cho con chơi đồ chơi và tham gia các hoạt động thể chất để tạo cơ hội cho trẻ phát triển vận động và trí não.

Cùng trẻ đọc truyện và sách nhiều hơn
Đọc sách giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ và phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Tìm tới sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế chuyên sâu

Với những trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ được phát hiện muộn hoặc đã bước sang giai đoạn khó khăn hơn thì việc tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ là giải pháp tốt nhất cho trẻ.

Bởi vì trẻ sẽ được can thiệp các giải pháp trị liệu phù hợp với mức độ trẻ đang gặp phải để giúp trẻ kịp thời được can thiệp và phục hồi ở mức độ tối đa nhất.

Tìm tới sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế chuyên sâu
Trẻ cần được hỗ trợ bởi các chuyên gia hoặc người có chuyên môn.

Lưu ý 3 nguyên tắc cần biết khi dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Mặc dù tâm lý của hầu hết các bậc phụ huynh khi thấy con gặp phải tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ đều rất nóng lòng muốn tìm cách để giúp con phục hồi. Tuy nhiên tùy vào mức độ của từng trẻ mà biện pháp can thiệp khác nhau. Do đó khi can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ bố mẹ cần thực hiện theo 3 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Không nên ép trẻ tập luyện quá nhiều

Tâm lý nóng vội sẽ không giúp bố mẹ giúp trẻ nhanh cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ. Bởi vì khi bị ép luyện tập quá nhiều trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi và càng làm cho vấn đề ngôn ngữ của trẻ không được cải thiện.

Không nên ép trẻ tập luyện quá nhiều
Trẻ bị ép học nhiều sẽ sinh ra tâm lý hoảng sợ.

Bởi vậy, bố mẹ nên có một kế hoạch rõ ràng cho việc tập luyện ngôn ngữ cho trẻ chẳng hạn như:

  • Mốc thời gian tập luyện một ngày là bao nhiêu
  • Số lượng từ trẻ có thể học được
  • Các dạng tiếp cận ngôn ngữ cho trẻ: đọc sách, kể chuyện, hát
  • Thời gian nghỉ của trẻ là bao lâu

Bên cạnh đó bố mẹ nên chú ý tới biểu hiện của con khi rèn luyện và nếu thấy ở thời điểm nào mà con đang cảm thấy đuối sức thì bố mẹ nên cho trẻ dừng lại và chuyển sang một vấn đề khác.

Ví dụ cho con đi chơi, hát cho con nghe hoặc cho con ăn những món ăn con thích… để giảm tải căng thẳng cho con.

Nguyên tắc 2: Thăm khám và nhận lời khuyên từ các chuyên gia thường xuyên

Trong suốt hành trình cải thiện ngôn ngữ ở trẻ thì cha mẹ nên đồng hành cùng các chuyên gia hoặc người có chuyên môn.

Bởi khi có sự đồng hành của người có kinh nghiệm con sẽ được giám sát tốc độ phát triển kỹ càng hơn và bố mẹ cũng an tâm khi đồng hành cùng con. Đồng thời con cũng sẽ có nhiều cơ hội cải thiện nhanh hơn.

Nguyên tắc 3: Trả lời tất cả những câu hỏi mà trẻ đặt ra

Việc đáp ứng kịp thời và có sự tương tác qua lại sẽ khiến trẻ hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và trao đổi với mọi người. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy hứng thú mà còn kích thích khả năng ngôn ngữ khi trẻ học được thêm nhiều từ vựng trong quá trình giao tiếp.

Trái lại, việc thường xuyên phớt lờ hay cố ý không trả lời câu hỏi của trẻ sẽ khiến cho trẻ dần cảm thấy ngôn ngữ không còn quan trọng nên trẻ lại càng không có nhu cầu sử dụng ngôn ngữ.

Bởi vậy, cha mẹ hãy luôn đóng vai trò quan trọng trong hành trình giúp con cải thiện ngôn ngữ và hãy luôn cổ vũ con để con có động lực để sớm phục hồi và phát triển toàn diện các chức năng khác.

Trả lời tất cả những câu hỏi mà trẻ đặt ra
Luôn đáp ứng mọi câu hỏi và thắc mắc của trẻ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 5 cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong cuộc hành trình cùng con cải thiện ngôn ngữ. Và nếu cần hỗ trợ bố mẹ hãy liên hệ với các chuyên gia để nhận được những lời khuyên bổ ích và giúp con sớm phục hồi nhanh nhất nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận