Hướng Dẫn 3 Cách Tập Cho Bé Nhai Thức Ăn Tại Nhà Và Lưu Ý

Bé tập nhai thức ăn sẽ giúp cơ hàm phát triển dẻo dai và giúp trẻ xử lý tốt hơn việc nhai và nghiền nát thức ăn giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Xem bài viết để thực hiện ngay 3 cách tập nhai thức ăn tại nhà cho bé hiệu quả và những lưu ý khi dạy trẻ tập nhai.

trẻ tập nhai
Tập cho trẻ học nhai như thế nào

Hướng dẫn 3 cách tập cho bé nhai thức ăn tại nhà hiệu quả

Trẻ không biết nhai gây ảnh hưởng lớn tới quá trình tiêu hoá thức ăn của trẻ cũng như các vấn đề liên quan tới ngôn ngữ. Bởi vậy, việc tập cho trẻ khi ăn biết cách nhai đúng cách không chỉ giúp trẻ phát triển cơ hàm và khả năng sử dụng cơ hàm để dùng ngôn ngữ mà còn giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ được bảo vệ an toàn. Do đó nếu gia đình có trẻ 2 tuổi đến 3 tuổi mà vẫn không biết nhai thì hãy tham khảo ngay 3 bài tập phản xạ sau để giúp con cải thiện chức năng nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt.

Bài tập số 1: Tập cho bé ăn thô

Giai đoạn ăn thô là giai đoạn giúp trẻ chuyển từ giai đoạn ăn loãng sang ăn thô. Do đó mà có nhiều trẻ sẽ cảm thấy không thích thú ở giai đoạn đầu nhưng kiên trì luyện tập trẻ sẽ có sự thay đổi.

Để thực hiện mẹ cần làm như sau:

Mục tiêu: Giúp trẻ làm quen với thức ăn thô và tập phản xạ nhai, mút đồ ăn

Chuẩn bị: đồ ăn mềm, rau củ bé yêu thích, hoa quả bé thích…

Thao tác thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ sơ chế đồ chín cho bé và xay nhuyễn rồi cho bé ăn và xem phản xạ của trẻ.
  • Bước 2: Ngày kế tiếp đồ ăn sẽ được xay rối hơn và cho trẻ tập làm quen. Mẹ nên chú ý xem bé có thích thú không và trẻ vẫn ăn bình thường không bị nôn trớ thì ngày kế tiếp sẽ tăng độ thô lên
  • Bước 3: Các lần thực hiện kế tiếp mẹ sẽ tiếp tục tăng dần độ thô và đặc lên theo nhu cầu của con để cho con tập làm quen dần với thức ăn thô

Lưu ý:

  • Mẹ cần phải theo dõi mọi phản ứng và cách ăn của con để điều chỉnh lượng thức ăn, lượng thô phù hợp.
  • Không nên ép trẻ ăn nếu trẻ chưa sẵn sàng vì như vậy trẻ bị ảnh hưởng tâm lý sợ sệt và lo lắng
bé tập nhai
bé ăn thô giỏi thường sẽ có phản xạ nhai tốt

Bài số 2: Tập cho trẻ ăn cháo

Cháo có hàm lượng chất thô nhiều hơn các rau củ bởi vậy khi cho trẻ tập ăn cháo trẻ có thêm nhiều cơ hội hơn để làm quen với việc tập nhai. Bé không biết nuốt có thể bắt đầu tâoj từ món cháo lỏng.

Để thực hiện mẹ làm như sau:

Mục tiêu: Giúp trẻ làm quen với việc tập nhai, làm quen với nhiều món ăn mới lạ

Chuẩn bị: Cháo, thìa xúc, không gian cho bé ngồi ăn

Thao tác thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị một phần cháo khoảng 100ml cháo đã được nghiền nhỏ hơn bình thường.
  • Bước 2: Để trẻ ngồi ngay ngắn trên ghế ăn dặm và bắt đầu giới thiệu cho con món ăn hôm nay.
  • Bước 3: Mẹ thực hiện đưa từng thìa cháo vào miệng trẻ và theo dõi phản ứng của trẻ

Lưu ý:

  • Mẹ nên cho trẻ ăn từng thìa nhỏ và ăn chậm để trẻ cảm nhận
  • Mẹ quan sát trẻ khi ăn xem có phản ứng nôn trớ, chứng khó nuốt ở trẻ hay không nếu không thì bữa sau sẽ tăng lượng thô lên để cháo đặc hơn.
tập cho bé nhai thức ăn
Trẻ có thể làm quen với việc học nhai bằng cách ăn cháo

Bài tập số 3: Tập cho trẻ ăn cơm rây kiểu Nhật

Mặc dù gọi là cơm nhưng thực chất món ăn này là cháo được nấu còn nguyên hạt. Sau đó được rây nhỏ và cho trẻ ăn. Món ăn này sẽ có độ thô nhiều hơn và tốt hơn cho việc tập nhai của trẻ.

Để thực hiện mẹ làm như sau:

Mục tiêu: Tập cho trẻ thói quen nhai, nuốt và làm quen với thức ăn dạng đặc

Chuẩn bị: Đồ nấu cơm nát ( cốc nấu cháo kiểu nhật, cốc thuỷ tinh), rây lọc thức ăn, thìa, bát, nước rau củ

Thao tác thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ sử dụng khoảng 1 thìa ăn cơm của người lớn để đong gạo vào cốc
  • Bước 2: Mẹ có thể tận dụng luôn nồi nấu cơm chung của gia đình và đặt cốc nấu cháo vào trong để nấu đồ cho con vì khi này trẻ chưa ăn được nhiều nên làm cách này vừa tiết kiệm thời gian mà đồ của con vẫn chín
  • Bước 3: Đun nước rau củ từ các loại rau củ để lấy nước như: su su, cà rốt, củ cải, mía….
  • Bước 4: Sử dụng rây và thìa nghiền nát cơm nát tạo thành dạng cháo sệt và pha cùng nước rau củ đã đun ở trên.
  • Bước 5: Cho trẻ tập ăn từng thìa nhỏ từ loãng tới đặc để xem phản ứng của trẻ

Lưu ý:

  • Mẹ nên theo dõi xem con có thích thú và có hợp tác không
  • Quá trình ăn trẻ nên được ngồi đúng tư thế bằng ghế ăn dặm
  • Mẹ tăng dần lượng thức ăn và độ thô khi trẻ đã quen và có nhu cầu ăn hơn.
bé tập nhai thức ăn
Ăn dặm kiểu nhật sẽ giúp trẻ làm quen dễ dàng hơn với việc nhai nghiền thức ăn

5 lưu ý mẹ cần biết khi hỗ trợ trẻ tập nhai tại nhà

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc hướng dẫn trẻ tập nhai là một chuyện hết sức đơn giản nhưng thực tế khi thực hiện lại gặp phải rất nhiều vấn đề. Do đó trong quá trình tập luyện cho trẻ tập nhai tại nhà mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Để trẻ tham gia ăn dặm đúng thời điểm

Theo các chuyên gia thì từ 6 tháng tuổi mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ phát triển vượt trội và có sức đề kháng để chống lại các mầm bệnh gây hại. Mặc dù thời điểm này dù trẻ chưa có răng nhưng lợi của trẻ rất cứng và trẻ vẫn có thể sử dụng lợi để nghiền nát hoặc nhai những loại thức ăn mềm.

Do đó, khi mẹ cho trẻ tiếp cận với cả ăn dặm thì mẹ nên rèn cho trẻ học cách cảm nhận, nghiền nát thức ăn ngay tại thời điểm này. Và ở giai đoạn này mẹ vẫn nên chú trọng cho trẻ ăn đồ không quá cứng như rau củ luộc chín, đậu phụ, cháo , hoa quả mềm…. để trẻ cảm nhận vị giác và tập làm quen với các món ăn mới.

Bên cạnh đó, khi mẹ cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm trẻ sẽ được tiếp cận với các món ăn mới bên cạnh việc ăn sữa mẹ. Từ đó giúp trẻ được kích thích vị giác và các giác quan khác

giai đoạn tập cho bé học nhai
Mẹ nên cho trẻ tham gia ăn dặm đúng thời điểm
  • Không nóng vội và mất bình tĩnh

Quá trình luyện tập của trẻ cần thời gian để trẻ làm quen và thích ứng. Do đó các mẹ cũng nên kiên trì và bình tĩnh để cùng con rèn luyện. Bởi vì khi tâm lý nóng vội, mất bình tĩnh của mẹ bộc phát quá mạnh sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý của trẻ khiến cho trẻ làm cho trẻ không có cảm giác thèm ăn và cũng như sợ mỗi khi đến bữa ăn. Vấn đề này ban đầu có thể không lo ngại nhưng lâu dần trẻ sẽ hình thành tâm lý chán ăn vì cảm thấy giờ ăn không còn thú vị. Lâu dần trẻ sẽ trở nên biếng ăn cùng với đó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ: trẻ còi xương suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn, trẻ thấp còi… và sẽ ảnh hưởng tới vấn đề vận động của trẻ như: trẻ trốn bò, trẻ chậm đi, trẻ lười vận động…

  • Để trẻ luyện tập từ dễ đến khó

Trẻ đang trong giai đoạn ăn sữa mà chuyển sang ăn thô cần phải có một thời gian để trẻ làm quen, thích nghi và luyện tập. Do đó khi cho trẻ làm quen với ăn dặm và học được cách nhai và nghiền nát thức ăn cho trẻ thì mẹ nên cho trẻ ăn theo thang phát triển: ăn từ đồ ăn loãng, sệt và cuối cùng là đồ ăn như người lớn.

Tuy nhiên mỗi thời điểm thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác mẹ nên chú ý xem phản ứng của trẻ khi ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Chẳng hạn từ loãng chuyển sang sệt mà trẻ khó nuốt thì mẹ nên căn chỉnh lại tỷ lệ để giúp trẻ dễ ăn hơn.

Bởi vì dù thời điểm này trẻ có thể đã biết cách nghiền nát thức ăn nhưng vẫn chưa thể nát hoàn toàn nên để đảm bảo an toàn và không gây rối loạn tiêu hoá của trẻ thì mẹ nên căn chỉnh để con kịp thích nghi sau đó mới tăng dần độ khó khi thấy con ăn bình thường và không gặp trở ngại xảy ra.

tăng thô cho bé tập nhai
Tăng dần độ đặc khi trẻ đã quen
  • Không để trẻ vừa ăn vừa xem

Thói quen cho trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại hay tivi cần phải được loại bỏ ngay khi mẹ muốn cải thiện tình trạng nhai của trẻ. Bởi vì khi trẻ vừa ăn vừa xem trẻ sẽ không thể tập trung được vào việc ăn dẫn tới việc đồ ăn đưa vào miệng trẻ đều nuốt chửng và hình thành thói quen ăn mà không nhai.

Bởi vậy, bất kể là bữa chính hay bữa phụ trẻ đều cần được ăn trong một môi trường phù hợp và bữa ăn của trẻ phải diễn ra tập chung nhất. Tốt nhất là bố mẹ nên để trẻ ngồi ăn trong phòng ăn của gia đình bằng ghế ăn dặm của trẻ.

tập cho trẻ ăn tập chung
Trẻ quên nhai thức ăn khi xem điện thoại trong lúc ăn
  • Luôn đa dạng thực đơn món ăn cho trẻ

Mẹ đừng để trẻ phải ăn một món quá lâu bởi trẻ rất nhanh chán và không có hứng thú để ăn uống. Cho nên, mẹ hãy tham khảo nhiều thực đơn để làm phong phú các bữa ăn cho trẻ từ đó giúp trẻ kích thích các giác quan và kích thích quá trình tiết nước bọt giúp trẻ thèm ăn và thích thú hơn với các món ăn.

Bên cạnh đó khi có thực đơn đa dạng thì trẻ cũng sẽ được làm quen nhiều hơn với các món ăn. Nhờ đó mà trẻ vừa được bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có thể thích nghi với nhiều món ăn và không bị kén ăn khi lớn hơn. Đồng thời khi có đa dạng món ăn trẻ sẽ luôn thấy hào hứng khi tới giờ ăn giúp cho bữa ăn diễn ra suôn sẻ và trẻ thấy ngon miệng hơn.

thực đơn cho trẻ tập nhai
Thực đơn cho trẻ ăn dặm nên đa dạng để giúp trẻ không bị chán

Như vậy chúng tôi vừa hướng dẫn mẹ 3 cách tập cho bé nhai thức ăn tại nhà và những lưu ý khi hỗ trợ trẻ tập nhai. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để cùng trẻ tập nhai thành công giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và có thể chất tốt nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận