Trẻ 10 Tháng Chưa Cứng Cổ Có Đáng Lo? Chuyên Gia Tư Vấn

Trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ là dấu hiệu đáng lo. Bé không chịu ngóc đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm phát triển và chậm vận động. Bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ.

trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ
Trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ là dấu hiệu đáng lo

Trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ có đáng lo?

Trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ rất đáng lo. Thông thường, trẻ 6 tháng chưa cứng cổ đã cần tiến hành kiểm tra và đánh giá tại bệnh viện. Nguyên nhân là do khi 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu cứng cổ và có những vận động cơ bản. Chính vì vậy, khi trẻ tới 10 tháng nhưng vẫn chưa cứng cổ, gia đình cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để thăm khám.

Đối với trẻ sinh non, ở thời điểm 10 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu cứng cổ. Chính vì vậy, nếu con có dầu hiệu chưa cứng cổ là chưa đạt được đúng theo cột mốc phát triển bình thường.

>>Xem thêm: Trẻ Mấy Tháng Tuổi Thì Đủ Cứng Cổ Để Có Thể Ngóc Đầu?

trẻ 10 tháng tuổi không đạt cột mốc phát triển
Trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ là chưa đạt được mốc phát triển

Làm gì khi trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ?

Trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác và phương pháp khắc phục phù hợp cho mẹ. Trẻ bị yếu cổ là một trong những dấu hiệu trẻ chậm vận động hoặc chậm phát triển.

Ngoài ra, mẹ không nên chờ đợi thời gian để bé tự phát triển bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ trong tương lai. Nếu mẹ thấy đi kèm với chậm cứng cổ, bé bò vẫn bị lệch hoặc không thể đứng khi có sự trợ giúp của người lớn, đó là dấu hiệu chậm phát triển và cần đi đánh giá.

trẻ 10 tháng tuổi
Trẻ 10 tháng tuổi chưa cứng cổ cần tới bệnh viện thăm khám

Bài tập hỗ trợ giúp trẻ 10 tháng tuổi cứng cổ

Phần dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số bài tập hỗ trợ giúp trẻ nhanh cứng cổ. Tuy nhiên, những bài tập này không có tác dụng thay thế các phương pháp điều trị hoặc phục hồi chức năng của các bác sĩ. Mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để nhận được lời tư vấn phù hợp. Sau đây là những bài tập đơn giả, mẹ có thể thực hiện cho bé tại nhà.

1. Bài tập nằm sấp

Công dụng: Bài tập nằm sấp hỗ trợ trẻ ngóc đầu lên để quan sát mọi vật xung quanh một cách dễ dàng hơn. Trong quá trình này, cổ bé sẽ cứng cáp và linh hoạt hơn, giúp bé học cách ngóc đầu.

Cách tập: Mẹ hãy trải ra một tấm thảm sạch ở trên giường. Sau đó, mẹ hãy đặt bé nằm sấp với các đồ chơi để kích thích trẻ. Khi đó, theo phản xạ, bé sẽ cố gắng ngóc đầu để quan sát.

Lưu ý: Ngoài ra, mẹ không nên để bé nằm sấp trong khoảng thời gian quá lâu.

Tần suất: Bài tập chỉ nên thực hiện trong vòng 30 giây với 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Tuyệt đối không thực hiện bài tập khi trẻ vừa ăn no.

đặt trẻ nằm sấp
Bài tập nằm sấp cho trẻ cứng cổ

2. Bài tập máy bay

Công dụng: Bài tập máy bay là bài tập phổ biến, hỗ trợ cải thiện khả năng cứng cáp ở cổ và lưng của bé. Ngoài ra, khả năng nhận thức và linh hoạt trong quan sát cũng được cải thiện một cách rõ rệt.

Cách tập: Mẹ hãy nằm và co chân lên. Sau đó đặt bé tại phần cẳng chân của mẹ. Mẹ hãy nhẹ nhàng nâng lên và đặt xuống bé trên không.

Tần suất: Mẹ có thể áp dụng phương pháp này 3 – 4 lần một ngày với mỗi lần trong vòng 1 phút.

Lưu ý: Tuyệt đối không thực hiện khi bé vừa ăn no.

Bài tập máy bay hỗ trợ hệ cơ và xương khớp vùng cổ

bài tập máy bay
Bài tập máy bay hỗ trợ hệ cơ và xương khớp vùng cổ

3. Bài tập kéo co

Công dụng: Bài tập hỗ trợ giúp cổ bé trở nên cứng cáp hơn. Ngoài ra, khả năng cầm nắm của trẻ cũng được cải thiện.

Cách thực hiện: Mẹ hãy để bé nằm ngửa sau đó dùng ngón tay trỏ của mẹ đặt vào lòng bàn tay trẻ. Từ từ nâng nhẹ bé lên sau đó đặt lại vị trí cũ.

Tần suất: Mẹ nên thực hiện 2 – 3 lần một ngày.

Lưu ý: Phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt, cẩn thận. Khi kéo trẻ lên, mẹ cần nhẹ nhàng và từ từ, không nên làm quá nhanh. Hãy để trẻ nằm trên một mặt phẳng êm, tránh nằm trên chiếu hoặc sàn nhà dễ gây đau.

Khi thực hiện những bài tập trên, mẹ cần để ý tới thái độ của trẻ. Khi bé có biểu hiện không thích, mẹ hãy dừng bài tập, không nên ép trẻ tập theo. Ngoài ra, để tránh xao nhãng cho trẻ, hãy tắt các thiết bị như tivi, điện thoại để đảm bảo hiệu quả bài tập.

Trẻ 10 tháng chưa cứng cổ là biểu hiện đáng lo, cho thấy bé chưa đạt được mốc phát triển theo đúng lứa tuổi. Ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra, thăm khám và có các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận