Giải Đáp: Trẻ Chậm Biết Đi Có Phải Do Sinh Non Hay Không?

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trẻ sinh non chậm biết đi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng tuy nhiên không phải trẻ nào sinh non cũng đều gặp hiện tượng này. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường về giao tiếp và ngôn ngữ thì không có gì đáng lo ngại.

trẻ sinh non chậm biết đi
Trẻ sinh non có thể gặp hiện tượng chậm đi

Trẻ sinh non có chậm biết đi không?

Trẻ sinh non là điều mà ba mẹ nào cũng lo lắng, đặc biệt là các biến chứng sau này trẻ có thể gặp phải. Một trong những biến chứng đó là hiện tượng chậm vận động ở trẻ, cụ thể là trẻ chậm đi chậm nói đều là những biểu hiện của trẻ sinh non chậm phát triển.

Trẻ chậm đi đến mức độ nào còn tùy thuộc vào thời gian mà trẻ sinh non. Trẻ sinh non càng sớm thì chậm đi càng lâu và ngược lại.

Nhưng tuy nhiên không phải trẻ nào sinh non cũng đều chậm đi và nếu trẻ vẫn phát triển tốt về mặt ngôn ngữ, giao tiếp thì ba mẹ không cần quá lo lắng.

Ba mẹ có thể áp dụng những bài tập vận động cho trẻ sinh non để thúc đẩy sự phát triển hệ vận động ở trẻ trong khoảng từ 0-3 tháng đầu tiên

Sinh non chỉ là một trong những nguyên nhân trẻ chậm đi, ngoài ra trẻ chậm đi đứng có thể do một vài nguyên nhân khác điển hình như:

  • Trẻ chậm đi do bẩm sinh
  • Trẻ thừa cân chậm biết đi
  • Trẻ suy dinh dưỡng chậm biết đi
  • Trẻ mắc các hội chứng về não bộ, xương khớp, cơ bắp
  • Trẻ mắc các bệnh lý khác

Vì vậy để hiểu rõ hơn nguyên nhân trẻ chậm đi là do đâu ba mẹ nên theo dõi sự phát triển của con và tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để có những biện pháp cải thiện phù hợp cho con.

Những vấn đề gì có thể khiến trẻ sinh non chậm biết đi?

Độ tuổi biết đi trung bình của trẻ sinh non là khoảng 13,5 tháng, còn trẻ đủ tháng sẽ thường biết đi khi được khoảng 11,5 tháng tuổi hoặc có thể sớm hơn là 9-10 tháng tuổi.

Những vấn đề gì có thể khiến trẻ sinh non chậm biết đi?
Trẻ sinh non gặp các vấn đề sau có thể bị chậm đi

Dưới đây là một số vấn đề có thể khiến trẻ sinh non chậm biết đi mà ba mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ sinh trước đủ 27 tuần tuổi.
  • Cân nặng bé khi sinh chưa đạt trên 750g.
  • Trẻ mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
  • Các cơ, xương trên cơ thể của trẻ bị yếu.
  • Trẻ mắc hội chứng bại não
  • Trẻ thường xuyên nhập viện do sức đề kháng yếu

Có nhiều dấu hiệu trẻ chậm biết đi cha mẹ có thể phát hiện ngay từ sớm nhưng cũng có dấu hiệu cần thời gian để theo dõi. Nếu trẻ gặp một trong những vấn đề ở trên, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ trị liệu.

Khi nào thì ba mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Trẻ chậm biết đi sẽ không phải là vấn đề đáng lo ngoại trừ nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý. Nên nếu trẻ hơi chậm biết đi so với các bạn cùng tháng tuổi, ba mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé! Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trong những trường hợp sau (tính theo độ tuổi “chuẩn” của trẻ khi phát triển)

  • Trẻ 9 tháng tuổi vẫn không thể đứng vững khi đứng 1 mình, hoặc luôn nhón chân chứ không bao giờ đặt cả bàn chân xuống sàn.
  • Trẻ 12 tháng tuổi vẫn không bước đi khi đã có sự hỗ trợ và vịn vào đồ vật xung quanh.
  • Trẻ 18 tháng tuổi chậm biết đi, không đi vững, không thể tự ngồi dậy khi nằm

Ngoài những trường hợp trên, nếu trẻ có một số đặc điểm như chân yếu, bắp chân không đều, hay thậm chí bé đi khập khiễng…thì ba mẹ cũng nên chủ động đưa con đi khám càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhé!

Khi nào thì ba mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám nếu trẻ có những dấu hiệu trên

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ba mẹ đã có câu trả lời về vấn đề chậm đi ở trẻ sinh non. Chúc ba mẹ có được phương pháp chăm con phù hợp và nếu thấy thông tin này hữu ích hãy chia sẻ ngay nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận