Trẻ Sinh Non Chậm Phát Triển: Ảnh Hưởng, Lưu Ý Mẹ Cần Biết

Trẻ sinh non chậm phát triển khiến cho nhiều gia đình có con chậm phát triển lo lắng. Sở dĩ như vậy bởi trẻ sinh non thường ảnh hưởng rất nhiều tới việc phát triển của trẻ như: suy giảm chức năng phổi, thính lực, bệnh võng mạc… khiến cho trẻ bị kìm hãm quá trình phát triển thể chất. Để hiểu hơn thì bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sinh non chậm phát triển khiến cho nhiều gia đình lo lắng
Trẻ sinh non chậm phát triển

Ảnh hưởng của trẻ sinh non chậm phát triển

Trẻ sinh non luôn có mốc phát triển chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Bởi vì ngay từ khi sinh ra trẻ đã bị thiệt thòi hơn các bạn thậm chí nhiều bộ phận trong cơ thể của trẻ cũng chưa được hoàn thiện hết. Do đó trẻ sinh non sẽ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ như:

Chậm phát triển ngôn ngữ
  • Trẻ có thời gian học ngôn ngữ chậm hơn bình thường
  • Thính giác của trẻ chưa phát triển hết nên khả năng nghe kém
  • Trẻ gặp khó khăn trong phát âm, sử dụng ngôn ngữ
  • Trẻ thực sự không hiểu được ý nghĩa của câu nói khi giao tiếp
  • Trẻ chậm nói
Chậm phát triển vận động
  • Trẻ gặp vấn đề về việc kết hợp vận động tay và mắt
  • Khó khăn trong kỹ năng vận động tinh
  • Khó khăn trong kỹ năng vận động cảm xúc
  • Trẻ chậm lẫy
  • Trẻ chậm biết ngồi
  • Trẻ chậm đi
Chậm phát triển tư duy và nhận thức
  • Tư duy của trẻ chậm phát triển
  • Khả năng tư ghi nhớ kém
  • Trẻ gặp khó khăn khi tập đọc chữ, nhận diện mặt chữ
  • Trẻ chậm phát triển trí tuệ
  • Trẻ có nguy cơ bị mắc bại não
Chậm phát triển giác quan
  • Thính giác của con dễ mắc phải các khiếm khuyết
  • Trẻ cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị trợ thính để nghe tốt hơn
  • Trẻ sinh non dễ mắc phải tật võng mạc
  • Tầm nhìn của trẻ bị hạn chế
Chậm phát triển cảm xúc
  • Bé dễ cáu kỉnh, ít tập trung chú ý
  • Khó kiềm chế kiểm xúc
  • Ăn uống không ngon
  • Rối loạn giấc ngủ
Trẻ gặp các vấn đề về răng miệng
  • Men răng của trẻ có màu bất thường
  • Trẻ dễ bị sâu răng
  • Lâu mọc răng
  • Răng dễ bị xún hoặc ăn mòn chân răng
Hệ miễn dịch suy giảm
  • Trẻ dễ bị mắc bệnh
  • Khả năng chống lại virus xâm nhập kém
  • Trẻ dễ bị nhiễm trùng
  • Dễ bị ốm khi thay đổi thời tiết
Hệ tiêu hoá kém
  • Trẻ lười ăn
  • Dễ mắc phải bệnh hoại tử đường ruột
  • Việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn khó khăn
  • Dễ bị táo bón
Chức năng phổi suy giảm
  • Trẻ sinh ra khi phổi chưa kịp hoàn thiện
  • Trẻ dễ mắc bệnh hô hấp
  • Trẻ bị mắc bệnh suy hô hấp

Ngoài ra theo thống kê của các chuyên gia thì đa số trẻ sinh non đều gặp phải tình trạng thiếu máu, vàng da, thiếu canxi…

Bởi vậy, việc kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và nhận được hỗ trợ can thiệp kịp thời từ các chuyên gia sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội hơn để cải thiện và bắt kịp thời gian phát triển theo đúng độ tuổi

Ảnh hưởng của trẻ sinh non chậm phát triển
Trẻ sinh non chậm phát triển gặp nhiều ảnh hưởng trong quá trình phát triển

Lưu ý mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sinh non chậm phát triển

Trẻ sinh non, thiếu tháng ra đời sớm khiến cho nhiều bộ phận trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện hết nên trẻ dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới sức khoẻ và quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ sinh non chậm phát triển mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Theo dõi tình trạng phát triển của trẻ thường xuyên hơn

Trong hầu hết các trường hợp trẻ sinh non đều được các bác sĩ chỉ định ngày tái khám sau khi xuất viện để kiểm tra quá trình phát triển của trẻ. Thậm chí có những trẻ sinh non cần phải thực hiện việc kiểm tra sớm hơn và thường xuyên hơn khi trẻ gặp phải nhiều vấn đề liên quan tới sự phát triển.

Do đó, một trong những vấn đề mà bố mẹ không nên bỏ qua khi chăm sóc một đứa trẻ sinh non chậm phát triển chính là đưa con đi kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bởi vì việc kiểm tra sẽ giúp cho bác sĩ nắm được tốc độ phát triển của trẻ và thông qua đó để đánh giá mốc phát triển của trẻ đang ở trong mốc phát triển tốt hay cần phải có sự can thiệp.

Theo dõi tình trạng phát triển của trẻ thường xuyên hơn
Thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ để nắm được tình hình
  • Tiêm phòng vắc xin cho trẻ

Trẻ cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin để có đề kháng tốt và phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm. Điều đó không chỉ quan trọng với trẻ sơ sinh bình thường mà còn rất quan trọng với trẻ sinh non.

Bởi vì khi sinh non đề kháng của trẻ thường yếu hơn các trẻ khác nên khả năng mắc bệnh với trẻ sẽ dễ dàng diễn ra hơn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ để giúp con được bảo vệ tốt nhất.

Tuy nhiên, với những trẻ sinh non khi tiến hành tiêm phòng bố mẹ cũng cần có một lưu ý nhỏ là trẻ chỉ nên bắt đầu thực hiện tiêm phòng khi đã đủ 2.5kg trở lên.

Sở dĩ như vậy bởi vì trọng lượng cơ thể của trẻ khi đó mới có thể thích ứng được vắc xin khi được tiêm vào cơ thể.

Tiêm phòng vắc xin cho trẻ
Trẻ cần được tiêm vắc xin để tăng sức đề kháng
  • Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của trẻ

Trẻ sinh non cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn trẻ bình thường để có một thể trạng tốt nhất.

Do đó, mẹ cần phải chú ý hơn trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ đặc biệt là các nhóm chất như: bổ sung vitamin K, vitamin D, canxi…

Và quan trọng nhất chính là trẻ cần được bổ sung nhiều sữa hơn trẻ bình thường với mức độ ăn cho trẻ sinh non là khoảng 2 tiếng/ lần ăn và dãn dần thời gian cho trẻ ăn vào các tháng phía sau cũng như tuỳ vào quá trình phát triển của trẻ.

Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của trẻ
Chế độ dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong chăm sóc trẻ sinh non

Tóm lại, trẻ sinh non chậm phát triển thường gặp phải nhiều hệ luỵ ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần quan sát thường xuyên hơn các biểu hiện của trẻ để phát hiện những bất thường trong tiến trình trẻ lớn lên và kịp thời can thiệp những liệu pháp hỗ trợ giúp trẻ cải thiện và phục hồi các chức năng bị thiếu.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận