Trẻ Chậm Biết Đi Có Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Trí Tuệ Không?

Trong nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia Thụy Sĩ đã khẳng định rằng việc trẻ chậm đi không ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ. Nhưng vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn về vấn đề này, sợ con của mình có thể bị kém thông minh so với các bạn cùng lứa.

trẻ chậm đi không ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ
Nhiều cha mẹ lo rằng con chậm đi có thể bị kém thông minh

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ không?

Trẻ biết đi sớm hay muộn đều không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Hay nói cách khác, trẻ chậm đi đều sẽ thông minh, nhanh nhẹn như các bạn cùng lứa biết đi sớm hơn mình.

Hiện nay, tình trạng trẻ chậm đi xảy ra rất phổ biến, trẻ sẽ chậm đi nếu đã qua giai đoạn 18 tháng tuổi nhưng chưa có dấu hiệu biết đi. Nguyên nhân trẻ chậm đi có thể xuất phát từ nhiều phía. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá sốt ruột vì khả năng phát triển vận động của mỗi bé là khác nhau.

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ không?
Trẻ chậm biết đi không ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ

Trường hợp trẻ chậm đi có thực sự ảnh hưởng đến trí tuệ hay không thì cha mẹ phải xem xét kỹ càng cũng như tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Theo chia sẻ của bác sĩ Đặng Thị Phương Thảo, hầu hết các trường hợp trẻ chậm đi đều không ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ ràng giữa khái niệm trẻ chậm đi và trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ không?
Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ kèm theo nhiều biểu hiện khác nhau

Trẻ bị ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ sẽ kèm theo dấu hiệu của trẻ chậm nói, trẻ chậm lẫy, trẻ lâu cứng cổ,….Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị vì rất có thể con mắc hội chứng Down, bại não, các bệnh liên quan đến thần kinh và não bộ.

Còn đối với trường hợp nếu con chỉ chậm biết đi nhưng vẫn biết bò, đứng vịn hay có nhận thức về tư duy thì con vẫn đang phát triển bình thường, con không bị chậm phát triển hay kém thông minh như cha mẹ vẫn đang lo lắng.

Cha mẹ nên làm gì để phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ?

Giải pháp tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, ngoài ra cũng có thể áp dụng thêm một số giải pháp như: sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, test đánh giá trí thông minh của trẻ,….

Trên thực tế, có một vài trường hợp trẻ chậm đi chậm nói làm cha mẹ băn khoăn về sự phát triển trí tuệ của con. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác thực chính xác trẻ không bị ảnh hưởng trí tuệ trong trường hợp này, vậy nên cha mẹ không được chủ quan và chần chừ trong việc đưa trẻ đi khám.

Cha mẹ nên làm gì để phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để biết trẻ có chậm phát triển trí tuệ hay không

Nếu để tình trạng của con kéo dài quá lâu mà không có sự can thiệp, rất có thể con sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ nên theo dõi và cho con đi khám nếu thấy con có những biểu hiện sau:

  • Bé chậm nói hoặc nói không rõ ràng mặc dù đã lớn
  • Trẻ có trí nhớ kém, chậm tiếp thu các kiến thức và kỹ năng
  • Khả năng giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế
  • Trẻ không thể tập trung vào một việc nào đấy, hay bị phân tâm
  • Tâm lý của trẻ thất thường, bướng bỉnh, cáu gắt
  • Trẻ không có ý thức sinh hoạt cá nhân như ăn uống, mặc quần áo, đi vệ sinh,…

Biểu hiện mà trẻ gặp phải sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của trẻ, và một số trẻ còn có thể đi kèm triệu chứng bại não ở trẻ sơ sinh. Nếu con có những biểu hiện bất thường, cha mẹ không nên chần chừ trong việc đưa con đi khám.

Cha mẹ nên làm gì để phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Chẩn đoán y khoa sẽ đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp với trẻ

Những chẩn đoán y khoa sẽ giúp cha mẹ xác định được chính xác trẻ chậm đi là do đâu, từ đó có những biện pháp đề phòng cũng như lộ trình điều trị, giáo dục phù hợp cho trẻ. Quyết định lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tài chính cũng như nhu cầu của mỗi gia đình.

Trẻ chậm đi không ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ là câu trả lời mà chúng tôi đã giải đáp trong bài viết trên. Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn thắc mắc, hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết để được chúng tôi liên hệ và tư vấn.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận