Bé Chậm Ngồi: Dấu hiệu, Nguyên nhân, Có cần quá lo lắng?

Bé chậm ngồi là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển. Bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và đánh giá kịp thời. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn dấu hiệu, nguyên nhân và ảnh hưởng của việc chậm ngồi tới sự phát triển của bé.

bé chậm ngồi
Bé chậm ngồi cảnh báo nguy cơ chậm vận động

Dấu hiệu cảnh báo bé chậm ngồi

Bé chậm ngồi sẽ có những dấu hiệu rõ ràng ở các mốc phát triển. Trẻ sẽ không đạt các mốc phát triển theo đúng độ tuổi như sau:

  • Trẻ 4 tháng tuổi: Trẻ đạt đến 4 tháng tuổi những vẫn chưa biết lẫy hoặc bé không chịu ngóc đầu. Ngoài ra, trẻ không thể tự mình ngẩng đầu để quan sát mọi vật xung quanh trẻ.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Khi đến tháng thứ 6 nhưng trẻ vẫn chưa tự cầm nắm được đồ vật hoặc đưa tay với thứ mình muốn là dầu hiệu cảnh báo trẻ chậm ngồi khi lớn lên.
  • Trẻ 12 tháng tuổi: Trẻ 12 tháng tuổi nhưng vẫn không tự ngồi được một mình. Khi trẻ ngồi cần sự trợ giúp của người thân mới có thể vững là dấu hiệu trẻ chậm ngồi.

Ngoài ra, bé có những biểu hiện đi kèm như chân tay có cứng hoặc mềm so với bình thường. Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, bé không đưa tay và thường xuyên quấy khóc về đêm, trẻ trốn lẫy.

Khi bé có những biểu hiện chậm ngồi là dấu hiệu cảnh bảo khả năng vận động của trẻ kém phát triển. Theo các chuyên gia y tế, bố mẹ không nên đợi đến khi trẻ 18 tháng tuổi mới đưa trẻ đi khám mà cần cho trẻ tới bệnh viện để thăm khám nếu bé có dấu hiệu trẻ chậm phát triển thể chất và vận động.

>>>Xem thêm: Trẻ Trốn Lẫy Có Sao Không? 3 Bất Lợi Bé Có Thể Gặp Phải

chân tay trẻ quá cứng hoặc mềm
Trẻ chân tay cứng hoặc mềm so với bình thường cảnh báo dấu hiệu trẻ chậm ngồi

Nguyên nhân bé chậm ngồi

Khi nắm được nguyên nhân trẻ chậm ngồi, mẹ sẽ có cách khắc phục hiệu quả. Nguyên nhân bé chậm ngồi vô cùng đa dạng như trẻ thiếu canxi ngay từ trong bụng mẹ, chế độ dinh dưỡng bé thiếu canxi, sự biến đổi cột mốc phát triển.

1. Bé thiếu canxi ngay từ trong bụng mẹ

Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới WHO, tại giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mẹ cần bổ sung đầy đủ liều lượng canxi là 1000 – 1200mg/ ngày. Nếu mẹ không đáp ứng đủ lượng canxi trên, nguy cơ cao trẻ sinh ra sẽ bị còi xương. Ngoài ra, trẻ dễ gặp phải tình trạng trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm biết bò biết đi,… Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra yếu hơn dễ ra mồ hôi trộm, dễ giật mình, khóc đêm và ăn uống không tốt.

2. Chế độ dinh dưỡng của bé thiếu canxi

Bé chậm biết ngồi một phần nguyên nhân xuất phát từ việc chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu canxi. Canxi là một chất giúp hệ xương tại não bộ trẻ phát triển theo đúng mốc. Nếu mẹ cung cấp cho trẻ lượng canxi không đầy đủ bé có nguy cơ cao bị chậm ngồi.

Ngoài ra, khi bé tập ăn dặm lượng canxi cũng cần cung cấp đủ để bé biết ngồi và đi theo đúng mốc phát triển. Đưa trẻ tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời, tăng cường hấp thu vitamin D và trao đổi chất ở trẻ.

>>>Xem thêm: Trẻ Chậm Đi Có Phải Do Thiếu Canxi Không? Chuyên gia nói gì

chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi khiến bé chậm ngồi

3. Sự biến đổi cột mốc phát triển

Ở một số bé, cột mốc phát triển bị biến đổi không theo đúng với cột mốc tiêu chuẩn ở tất cả các hoạt động. Trong vòng 12 tháng tuổi, các bé sẽ có sự phát triển khác nhau, có bé phát triển nhanh, có bé chậm, thậm chí có trẻ trốn lẫy. Nhiều bé tới tháng thứ 7 hoặc 8 mới có thể biết bò và tháng thứ 9 mới biết ngồi. Tuy nhiên, để chắc chắn con vẫn đang phát triển bình thường, mẹ vẫn nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được kiểm tra.

4. Cân nặng của bé

Khả năng biết ngồi nhanh hay chậm của trẻ một phần phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể. Với những bé có cân nặng theo đúng tiêu chuẩn, bé sẽ nhanh học được các vận động như bò, ngồi, đi. Với những bé có phần mập mạp, kỹ năng trên sẽ phát triển chậm hơn do trẻ cần thời gian để có thể thích nghi được khối lượng cơ thể của mình.

5. Do yếu tố bẩm sinh

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ chậm ngồi có thể do những tổn thương não bộ, bại não, hội chứng Down, teo cơ tủy SMA. Những tổn thương bẩm sinh của trẻ có thể gây nên tình trạng chậm phát triển vận động ở trẻ em.

cân nặng khiến bé chậm ngồi
Cân nặng của bé ảnh hưởng tới khả năng tập ngồi ở trẻ

Bé chậm ngồi có đáng lo không?

Bé chậm ngồi là đáng lo nếu trẻ sau khi đạt được một mốc tiến bộ nhưng 2, 3 tháng sau trẻ vẫn không thay đổi, không có dấu hiệu trẻ tập ngồi. Đặc biệt, nếu trẻ chậm ngồi đi kèm các vấn đề khác như thị giác trẻ gặp vấn đề, kỹ năng giao tiếp, vận động gặp khó khăn,… thì là tín hiệu rất đáng báo động. Ngoài ra, nếu mẹ nhận thấy bé không thể ngồi do hệ cơ của bé không có đủ sức mạnh, trẻ yếu cơ thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra.

Đặc biệt, khi bé đã đạt đến 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết ngồi, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra vì đó là một trong những dấu hiệu bất thường, cảnh báo bé bị chậm vận động. Ngoài ra, các chuyên gia sẽ đưa ra những bài tập phù hợp.

bé chậm ngồi dễ gặp khó khăn về vận động
Bé chậm ngồi là đáng lo nếu đi kèm các biểu hiện về kỹ năng giao tiếp và vận động khó khăn

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ chậm ngồi?

Khi trẻ chậm ngồi nhưng chưa ở mức nghiêm trọng, bố mẹ có thể cải thiện tình hình bằng cách cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, massage chân tay và kích thích trẻ vận động.

1. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Với trẻ nhỏ, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé đạt được các mốc phát triển theo đúng lứa tuổi. Vitamin, khoáng chất, canxi cùng các chất khác sẽ hỗ trợ bé có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối.

cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

2. Massage chân tay cho bé

Bố mẹ có thể tham khảo những bài massage chân tay cho bé. Hãy co duỗi chân trẻ liên tục từ 3 đến 5 lần/ ngày để hỗ trợ tăng cường lượng máu lên chân tay. Ngoài ra, khi làm vậy phản xạ gân cốt của trẻ cũng được kích thích, tăng sức co bóp ở chân, hạn chế tình trạng chậm ngồi ở bé.

massage chân giúp bé tránh tình trạng chậm ngồi
Massage chân cho trẻ

3. Kích thích trẻ vận động

Bố mẹ có thể kích thích trẻ vận động bằng cách hạn chế bế trẻ. Ngoài ra, hãy sử dụng những món đồ chơi trẻ yêu thích để khơi gợi sự tò mò của trẻ. Mẹ hãy để bé cố với hoặc cầm nắm các đồ chơi thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ lưu ý hãy để ở khoảng cách phù hợp bởi nếu để quá xa tầm với dễ tạo cảm giác chán nản cho trẻ.

4. Đưa bé đi kiểm tra đánh giá

Quan trọng nhất, bố mẹ hãy đưa con đi gặp các chuyên gia về vận động trị liệu và Vật lý trị liệu Nhi khoa để thăm khám và hướng dẫn bài tập phù hợp, an toàn cho sự phát triển của trẻ.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin liên quan tới tình trạng bé chậm ngồi. Nếu trẻ có dấu hiệu chậm ngồi, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra. Hy vọng bài viết đã giải đáp được cho phụ huynh những băn khoăn, thắc mắc và giảm được nỗi lo về giai đoạn phát triển của con.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận