Giảm Trương Lực Cơ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Ảnh Hưởng

Hội chứng giảm trương lực cơ là rối loạn vận động do những chấn thương từ hệ thần kinh gây nên, làm giảm đề kháng với việc vận động của cơ lúc nghỉ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích về tình trạng này.

Giảm Trương Lực Cơ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Ảnh Hưởng
Hội chứng giảm trương lực cơ là rối loạn vận động của cơ thể

Tổng quan về giảm trương lực cơ

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và những ảnh hưởng của tình trạng giảm trương lực cơ:

Giảm trương lực cơ là gì?

Giảm trương lực cơ là tình trạng giảm đề kháng với việc vận động lúc nghỉ của cơ, chi giác mềm hơn và cánh tay duỗi ra nhiều hơn bình thường, xảy ra hiện tượng khớp gối đong đưa khi bị đập nhẹ và đong đưa rõ rệt hơn khi gõ phản xạ.

Giảm trương lực cơ được coi là một dạng rối loạn vận động chức năng, có các mức độ khác nhau:

  • Mức độ nhẹ: Các cơ của cơ thể như cơ tay, cơ chân… sẽ hoạt động, rung nhẹ ngay cả khi chúng ta không hoạt động.
  • Mức độ nặng: Cơ runn liên tục, cơ thể run rẩy ngay cả khi ngủ, không giữ được thăng bằng, khó cầm đồ một cách chắc chắn.
Giảm trương lực cơ là gì?
Giảm trương lực cơ là tình trạng giảm đề kháng với việc vận động

Nguyên nhân gây giảm trương lực cơ

Một số nguyên nhân gây giảm trương lực cơ phổ biến đó là:

  • Do bệnh rễ thần kinh: Một rễ thần kinh của con người bị chèn ép khi thoát ra khỏi cột sống, điều này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, gây ra tình trạng giảm trương lực cơ hoặc các vấn đề khác như trẻ vẹo cổ, bệnh lý đốt sống cổ, đốt sống ngực hoặc thắt lưng.
  • Do nhồi máu tiểu não gây tai biến mạch máu não: Nguyên nhân này dễ gặp ở những người già, tuổi đã cao, tuy nhiên rất nguy hiểm và khó chữa khỏi hoàn toàn.
  • Do chấn thương tủy sống cấp: Trường hợp nguyên nhân là chấn thương tủy sống nếu không khắc phục kịp thời thì không chỉ dừng lại là bị giảm trương lực cơ mà còn có thể gây nên tình trạng trẻ sơ sinh yếu cổ.
  • Do xuất huyết não: Đây là một loại đột quỵ khi máy đột nhiên tràn vào mô não và gây tổn thương não bộ, trung tâm hệ thần kinh điều khiển sẽ gặp vấn đề khiến các cơ và các chi mềm ra ngay cả khi chúng ta không hoạt động, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Do các bệnh lý ở tiểu não gây ra: Ví dụ như chứng rối loạn tăng vận động gây nên đi kèm với mất điều hòa chứng khó nuốt ở trẻ, khiến các cơ bị tác động.

Trên đây là một số nguyên nhân, tuy nhiên tùy vào mức độ nặng, nhẹ khác nhau mà nguyên nhân gây chứng giảm trương lực cơ chỉ là một trong số nội dung trên, có thể ở mức độ vừa hoặc nghiêm trọng. Ngoài ra, các nguyên nhân có thể kể đến đó là: teo cơ tủy sống, bại liệt, nhiễm độc tố và nhiễm khuẩn, virus có hại… các bạn cần chú ý.

<< Có thể bạn quan tâm: Vật lý trị liệu cho trẻ bại não.

Nguyên nhân gây giảm trương lực cơ
Do nhồi máu tiểu não gây tai biến mạch máu não

Dấu hiệu nhận biết giảm trương lực cơ

Những dấu hiệu giảm trương lực cơ chúng ta thường thấy đó là trẻ bị yếu cơ, cơ rung và giật liên tục ngay cả khi không hoạt động, khi động vào như có dòng điện chạy bên trong. Người mắc hội chứng giảm trương lực cơ thường khó giữ thăng bằng, hay bị co giật đột ngột.

Cơ rất yếu khi vận động vừa và nặng, dần dần con người sẽ rất lười vận động hoặc ngại trong việc di chuyển. Nghiêm trọng hơn là sự suy giảm nhận thức ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Cơ tay teo lại và thi thoảng sẽ cảm thấy đau nhức hoặc tê phần bắp chân hoặc tay.

Dấu hiệu nhận biết giảm trương lực cơ
Trẻ bị yếu cơ, cơ rung và giật liên tục

Ảnh hưởng của giảm trương lực cơ đến sức khỏe

Hội chứng giảm trương lực cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người mắc phải, cụ thể đó là:

Đối với người lớn: Người lớn cụ thể là người cao tuổi khi bị giảm trương lực cơ sẽ kèm theo những bệnh lý khác về não, thần kinh, tác động trực tiếp đến khả năng vận động gây bại não, tê liệt… phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân, không hoạt động hay tự phục vụ bản thân được.

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ cũng là đối tượng có khả năng mắc chứng giảm trương lực cơ, cản trở việc phát triển cơ và các chi của bé gây vẹo cột sống ở trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và bộ não khi nguyên nhân gây nên là virus hoặc di truyền, di căn từ các bệnh khác.

Ảnh hưởng của giảm trương lực cơ đến sức khỏe
Người cao tuổi khi bị giảm trương lực cơ sẽ kèm theo những bệnh lý khác về não

Nói chung, tình trạng giảm trương lực cơ thường xuất hiện cùng những bệnh lý nghiêm trọng khác về vận động và não bộ, vậy thì chúng ta cần làm gì để khắc phục hội chứng này?

Cần làm gì để khắc phục hội chứng giảm trương lực cơ

Chúng ta nên đưa người thân đi khám tại các bệnh viện lớn để có được kết quả chính xác nhất, dựa trên sự phân tích của các bác sĩ và chuyên gia để từ đó khắc phục bằng thuốc uống hỗ trợ cải thiện cơ, cụ thể là dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này để có thể cải thiện một cách chuẩn mực và triệt để.

Tuy nhiên hiện chưa có biện pháp hay kết luận nào có thể khẳng định rằng có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng giảm trương lực cơ. Các bạn nên kết hợp thêm các phương pháp như vật lý trị liệu cho cả người lớn và trẻ em trong quá trình cải thiện, để giúp phục hồi chức năng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, cần chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày, cụ thể là ăn ít đạm và giảm dầu mỡ, đồ ngọt… để cơ thể luôn khỏe thì mới có thể khắc phục được những vấn đề của cơ thể, bổ sung rau củ quả tươi xanh và trái cây, ăn những thực phẩm tốt cho não bộ.

Cần làm gì để khắc phục hội chứng giảm trương lực cơ
Chúng ta nên đưa người thân đi khám tại các bệnh viện lớn

Trên đây là những giải đáp về chủ đề giảm trương lực cơ, tuy nhiên mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vậy nên các bạn nên đi đến những cơ sở gần nhất để được chẩn đoán một cách chính xác. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận