Bé 4 Đến 5 Tháng Chưa Biết Cầm Nắm Đồ Vật Có Chậm Không?

Bé 4 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật hay trẻ 5 tháng chưa biết cầm nắm là trẻ đang bị tình trạng chậm cầm nắm. Nhiều ba mẹ chủ quan cho rằng tình trạng này điều bình thường gặp ở trẻ và trẻ sẽ biết cầm nắm khi trẻ lớn lên. Nhưng đây hoàn toàn là điều sai lầm mà rất nhiều cha mẹ mắc phải.

bé 4 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật
Trẻ 4 đến 5 tháng chưa biết cầm nắm đang bị chậm cầm nắm

Bé 4 đến 5 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật có chậm không?

Theo ý kiến từ các chuyên gia, trẻ 4 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật sẽ được coi là chậm cầm nắm. Bởi từ khi trẻ sinh ra, kỹ năng cầm nắm của trẻ đã có sẵn, và trong 1 đến 2 tháng đầu tuy trẻ chưa thể cầm chắc chắn nhưng trẻ vẫn sẽ giơ tay ra và nắm cầm theo phản xạ.

>>>Tham khảo chi tiết: Khi Nào Trẻ Biết Cầm Nắm Đồ Vật? Chậm Nhất Là Mấy Tháng?

Bé 4 đến 5 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật có chậm không?
Bé có thể cầm nắm từ khi sinh ra

Cha mẹ có thể phát hiện bằng cách đưa tay về phía lòng bàn tay của trẻ, chắc chắn trẻ sẽ nắm chặt lấy ngón tay của cha mẹ mình. Dần dần theo quá trình phát triển đến khi bước sang tháng thứ 3, trẻ đã có thể nhận thức được thứ mình thích và cố với lấy để giữ chúng.

Trẻ cũng có thể cầm nắm một thứ gì đấy có kích thước vừa phải và đưa vào miệng một cách dễ dàng. Vậy nên nếu sang tháng thứ 4, thứ 5 mà trẻ chưa biết cầm nắm đồ vật thì cha mẹ nên chú ý đưa con đến trung tâm vật lý trị liệu cho trẻ em để được chẩn đoán và trị liệu kịp thời.

Cha mẹ phải làm sao khi bé 4 đến 5 tháng chưa biết cầm nắm?

Khi phát hiện bé 4 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật, cha mẹ không nên quá sốt ruột mà hãy để ý đến sức khỏe, tâm lý cũng như thể trạng của bé. Vì có thể trẻ chậm cầm nắm một phần là do tâm lý trẻ nhút nhát hoặc trẻ yếu cơ. Cha mẹ có thể theo dõi và bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cha mẹ phải làm sao khi bé 4 đến 5 tháng chưa biết cầm nắm?
Cha mẹ có thể hỗ trợ bé tập cầm nắm

Ngoài ra cha mẹ cũng có thể áp dụng thêm bài tập cầm nắm cho bé. Cha mẹ chỉ nên áp dụng những bài tập phù hợp với trẻ và nếu thấy trẻ không hợp tác thì không nên thúc ép trẻ. Việc áp dụng sai cách các bài tập hoặc ép trẻ cầm nắm khi tay trẻ còn yếu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ xương tay của trẻ.

Khi áp dụng những biện pháp trên, nếu cha mẹ thấy con có sự cải thiện thì có thể tiếp tục duy trì vì đây không phải trường hợp con mắc các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đến khi trẻ 5 tháng chưa biết cầm nắm, không có sự cải thiện thì cha mẹ nên đưa trẻ đi can thiệp phục hồi chức năng tại các trung tâm y tế uy tín để không ảnh hưởng đến hệ vận động của con sau này.

Nếu cha mẹ không có thời gian đưa trẻ đến các trung tâm trị liệu, cha mẹ có thể tập vật lý trị liệu cho bé tại nhà để con được điều trị một cách an toàn và sớm nhất.

Một số bí quyết giúp trẻ 4,5 tháng phát triển kỹ năng cầm nắm

Để có thể kích thích kỹ năng phản xạ cầm nắm của bé, cha mẹ có thể áp dụng một vài bí quyết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Một số bí quyết giúp trẻ 4,5 tháng phát triển kỹ năng cầm nắm
Đồ chơi xếp chồng, nhấn nút giúp trẻ phát triển cầm nắm dễ dàng hơn

Lưu ý: các bí quyết chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được chứng minh về tính hiệu quả cũng như phù hợp với mọi trẻ. Vậy nên trước khi áp dụng, cha mẹ nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng

  • Sử dụng đồ chơi cầm nắm cho trẻ sơ sinh có nhiều màu sắc hoặc đồ chơi trẻ yêu thích ở vị trí xa để thu hút trẻ di chuyển và với lấy chúng
  • Sử dụng những đồ vật dễ cầm nắm như vòng nhựa, xúc xắc,…cho bé tập cầm nắm
  • Hạn chế đeo bao tay cho trẻ vì điều này có thể ngăn cản sự phát triển khả năng cầm nắm của trẻ
  • Cho trẻ chơi những đồ chơi có dạng nút bấm như đàn piano, đồ chơi nhấn bong bóng. Khi trẻ nhấn và chơi những đồ chơi này, nó sẽ hỗ trợ sự phát triển của cơ bàn tay, ngón tay và cổ tay.

Trong quá trình áp dụng những bí quyết trên, rất có thể con sẽ gạt và vứt những đồ vật này đi. Cha mẹ đừng nản chí mà hãy kiên trì động viên, tạo hành động tương tác với con để con thích thú hơn nhé.

Trẻ 4 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật hay trẻ 5 tháng chưa biết cầm nắm đều có phương pháp cải thiện nếu được can thiệp kịp thời. Cha mẹ không nên quá lo lắng và nếu có bất kỳ điều gì cần tư vấn hãy để lại bình luận ngay phía dưới nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận